Nói về game và phim thì thông thường thì gom một nhóm làm dự án nhỏ vì đam mê ham thích sẽ có các vai trò bằng vai phải lứa, chất lượng dự án và tính cam kết của dự án phụ thuộc hoàn toàn vào khả năng thích của thành viên, độ chịu chơi và sự kiên nhẫn. Việc thắng thua cũng không thành vấn đề quan trọng là đã làm được gì. Đó là phong cách kiểu truyền thống.
Khi thực hiện dự án có sự tham gia của tài lực, có tài chính tham gia, có nhiều mẫu người nhân lực tham gia sử dụng tài nguyên, lúc này các vai trò sẽ luôn cần được xem xét phân tích có kế hoạch, cần kinh nghiệm và sự quản lý chu đáo. Mô hình kiểu truyền thống thông qua thân giao quen biết không còn phù hợp, tình trạng của sản phẩm dự án cũng luôn được đặt lên hàng đầu với tính cam kết vô cùng chắc chắn. Sự tin cậy lẫn nhau đạt được thông qua điều hành quản lý, thời gian, khả năng nguồn lực phân phối.
Tất cả những điều này phụ thuộc vào làm bao nhiêu nữa thì hoàn thiện bàn giao. Mô hình tân tiến sử dụng vòng lặp phát triển và liên tục cải tiến hiệu năng, năng suất của cả thành viên và sản phẩm. Kiểu Agile (Để cho những ai muốn tìm hiểu rõ hơn về framework Agile một trong nhưng framework vô cùng nổi tiếng giúp cho mọi công việc thuộc lĩnh vực phát triển phần mềm đạt được thành công trong quản lý sản xuất, coi thêm liên kết ở đây về ).
Lúc này ngay cả việc ra quyết định cũng là cả một tiến trình, còn nhớ những khó chịu của chính trị văn phòng, những mâu thuẫn từ những quyết định sai và những sự cố được lặp lại cùng một nguyên nhân không được thay đổi ? coi thêm về cách đưa ra quyết định nhanh dựa trên dữ liệu theo kiểu Agile sẽ cải thiện cách hòa hợp https://medium.com/on-track/defining-an-agile-delivery-plan-with-the-ooda-loop-c723b21b4f1c
Producer Trong Một Framework Phát Triển Nhanh Và Tiến Bộ
Game Dev Conf 2018, Producer Bootcamp, dự là muốn làm dự án cá nhân hay làm nhóm mà muốn thành công và kết thúc được dự án ? dự phải biết quản lý sản xuất, video games sẽ có người product owner (PO) chính là producer, cầm chịch việc phát triển cho team và quản lý đảm bảo giúp team có thể hoàn tất được công việc (chứ ko phải đã làm được bao nhiêu viêc). Đây là slide để hướng dẫn chơi cái nhiệm vụ producer sao cho ngon lành nhất https://drive.google.com/file/d/1BXMIYIyJkmNN3o-RJVSA4tp5FRDNP_EL/view
Framework ứng dụng quản lý các sản phẩm công nghệ và video game hay phần mềm nói chung là Agile/Scrum (Toàn cảnh Scrum như sau). Đa phần các video và slide của GDC khi nói về việc phát triển sản phẩm cho hiệu quả, quản lý sao cho pro, làm sao để không bị làm đâu thất bại đó đều phát triển từ nền tảng framework AGILE/Scrum, tuy nhiên việc áp dụng cụ thể thực tế sẽ rẽ nhánh thành mô hình ứng dụng mỗi studio/doanh nghiệp/văn hóa/môi trường mỗi khác.
Theo như lịch sử của việc phát triển ra framework Agile của những người thành lập từ thập niên 90 ảnh hưởng đến ngày nay theo một sự tuyên ngôn nhất định để có thể thành công trong việc quản lý dự án (phần mềm) là thực hiện nó triệt để và giúp đỡ lẫn nhau thực hiện nó. Những nhà sáng lập đã đưa ra một bản tuyên ngôn và đặt tính chất quan trọng vào những điều bên trái hơn là là bên phải
[quote title=”Tuyên Ngôn Của Agile”]
Individuals and interactions over processes and tools
Working software over comprehensive documentation
Customer collaboration over contract negotiation
Responding to change over following a plan
[/quote]
Như vậy có thể hiểu tính chất độc lập của thành viên và khả năng tương tác luôn quan trọng hơn là tiến trình và công cụ, một cái phần mềm chạy được sẽ quan trọng hơn những kiểu thủ tục tài liệu rườm rà, hợp tác với khách hàng chặt chẽ hơn là khư khư cứng nhắc thương lượng theo hợp đồng, và cuồi cùng là luôn sẵn sàng phản hồi với mọi sự thay đổi hơn là cứ thủ cựu bám lấy kế hoạch đã đề ra.
Bản chất framework Agile quản lý dự án là thiên về tập trung vào yếu tố con người, tính chất cam kết, khả năng độc lập và sự tương tác của con người là chính, con người của team, con người hỗ trợ phát triển sản phẩm, con người làm trực tiếp phát triển sản phẩm, con người sẽ dứt điểm được đầu việc còn đọng, con người làm chủ sản phẩm nên việc cùng làm việc, đạt được tin cậy lẫn nhau (của cả các phía từ khách hàng, thành viên, ban quản lý, ban quản trị, sếp, chủ, nhà đầu tư, cổ đông …), và cùng hỗ trợ khi bị mắc kẹt vấn đề gì đó chứ không làm giúp để mau chóng vượt qua trở ngại.
Tính cam kết trong framework này cần con người thực hiện rất dứt khoát và luôn sẽ kết thúc các công việc đã kế hoạch ra. Mục tiêu của Agile framework với phướng án Scrum là làm hết việc, cải tiến mô hình làm việc, tương thích với nhiều hoạt động liên kết chéo tạo hiệu quả cho bức tranh lớn, chứ không phải tập trung xem lại có bao nhiêu việc đã làm rồi.
GDC 2019: một producer hiệu quả cao https://youtu.be/0yyeLmjQGFg
GDC 2018: quản lý tổ chức tốt các công việc cần làm của Producer https://youtu.be/zW8gKpEP-rs
GDC 2016: làm producer kiểu khổ dâm https://youtu.be/wRe-81QyzU8
GDC 2016L Kiểu phong cách Producer siêu sao https://youtu.be/_jsHtHZ0PcA
Producer Phát Triển Show/Phim/TVC Quảng Cáo
Đó làm game thông thường Producer là người đi làm cho studio, công ty. Nghành làm phim thì tính chất có khác tương đối lý do là vì nghành này đã phát triển từ rất lâu, văn hóa về quyền lực, trách nhiệm cũng như bàn cờ mặt trận này chơi thế nào cũng đã là dạng tầm đa quốc gia thông qua chuỗi thương hiệu, sản phẩm, franchise, intellectual property.
Producer làm phim làm show quảng cáo hay làm những công việc liên quan đến phim có lớn có nhỏ, tùy vào show. Làm phim thì producer đa dạng (từ đi làm công cho tới là người đứng đầu hay chính là người làm chủ), quyền lực hay không một phần ngoài sự nổi tiếng, kinh nghiệm, sức mạnh của show, sức mạnh thương hiệu thì còn do là có phải là người góp vốn kiến tạo ảnh hưởng của tài chính và khả năng thành công hay không của dự án (gọi là show). https://youtu.be/71Oh4gQ-1jM
Đây là các anh đại chị đại cùng ngồi chung bàn luận ở trời Tây
Làm Sản Xuất Dịch Vụ VFX Hay Các Công Việc Production House
Cần hiểu ở nhiều góc độ, một doanh nghiệp hoạt động vẫn theo cốt lõi giá trị chung của sự phát triển đó duy trì ổn định, phát triển nguồn lực, tăng trưởng về cả tài chính và nguồn lợi. Và cái quan trọng là phải tăng trưởng bền vững. Như vậy sẽ khá mâu thuẫn và đi sâu vào vấn đề một dịch vụ làm phim quảng cáo hay VFX như một production house có thể quản lý được tăng trưởng bền bỉ mà không làm cho nguồn lực tài chính lẫn nguồn lực nhân sự bị kiệt sức, cụ thể công việc của VFX tựu chung, như thị trường phim quảng cáo, rồi phim điện ảnh tại Việt Nam.
Nói về ứng dụng vào việc tăng năng suất, quản lý dự án cho đạt tức là cống hiến trực tiếp vào tài chính, tài lực cùng sự phát triển chung của một doanh nghiệp. Tựu chung, có thể hiểu trong Agile có một công cụ là Kaban là những tấm sticker được dán trên bảng theo một luồng di chuyển pipeline/work flow từ To-Do list tới Đang Làm, Kiểm Sát, Hoàn Tất. Cái này có ứng dụng online là Trello. Thì trong nghành VFX, Animation làm phim nói chung có một thứ tương tự đóng vai trò xương sống chính là storyboard.
Đây là một paper nghiên cứu tính ứng dụng của Agile vào trong lĩnh vực VFX hay tựu chung là nghành công nghiệp sáng tạo
Một số chuyên gia về Agile đã chứng minh, thực tế ông Disney (con người, không phải cái hãng) đã ứng dụng Agile từ lâu khi thực hiện những bộ phim hoạt hình, và cũng chính Disney đã dựng lên những phòng hội nghị lớn để tổ chức các buổi họp đặt ra product backlog vô cùng to lớn. Theo bài viết này sẽ có cái nhìn thú vị hơn:
người ta nói đây là buổi họp của những người mong muốn Get The Job Done ! Trong hình là Walt Disney đang thảo luận với các thành viên tham gia ảnh hưởng đến dự án ở xưởng phim, các stake holders (Click vào hình để thấy rằng việc lên kế hoạch sẽ không bao giờ thừa cho mọi dự án, sản phẩm, doanh nghiệp)Mà có nhiều sáng kiến của ông đã trở thành một phần của những hãng phim chị em ngày như Lucas Art hay bản thân các đạo diễn Steven Spielberg, J. J. Abrams đã ứng dụng. Đây là buổi họp của trước khi chuẩn bị sản xuất phim Star Wars do đạo diễn J.J. Abrams chủ trì
Quay trở lại việc ứng dụng Agile vào trong phát triển các dự án, đây là các video ứng dụng của studio MainRoad Post (một studio của Nga phát triển khá nhiều VFX ngoạn mục và được biết rộng rãi ở Việt Nam vào khoảng 2012 2013 với đoạn show reel nổi tiếng của bộ phim “Stalingrad” – ), đoạn video ngắn 17 phút của CEO studio Arman Yahin nói về việc ứng dụng của Agile vào trong sản xuất của studio đã hoàn toàn chế ngự được những tiêu cực, cảm xúc tồi tệ của nhóm quản lý, ngay cả bản thân ông, cũng như những người làm việc trong công ty là artist, làm tech.
Công việc production house lấy ngắn nuôi dài ở studio này tức làm công việc như làm phim quảng cáo, làm các đoạn VFX gia công cho đạo diễn phim, nhà sản xuất rồi sau đó có thể tự sản xuất phim của mình, cũng như ở Việt Nam, công việc trong lĩnh vực này không có lời mà đầy những mệt mỏi nhưng cũng chỉ vì thích bay bổng và thích làm. Cho đến khi phát triển được Agile vào trong hệ thống, studio trở nên sáng bừng, mất 2 năm để framework này được hiện thực hóa ở studio. Mọi người có đời sống tốt hơn, có thời gian với gia đình, về sớm không làm việc thêm giờ, cân bằng được môi trường sống và làm việc, năng suất hơn. Cũng có những khuyết điểm là dự án sẽ kéo dài hơn vì tiến trình muốn làm cho chất lượng hơn. Những năm gần đây studio trở nên nổi tiếng được nhận biết rộng rãi trong cộng đồng VFX quốc tế.
Như video đã coi, sẽ thấy phần Q&A rất thú vị, vị CEO cho thấy có những quyết định mạo hiểm khi bắt đầu việc chuyển đổi dần sang sử dụng Agile, không chỉ sa thải những nhân viên có tinh thần độc hại toxic tiêu cực mà cũng sai thải luôn cả những khách hàng độc hại toxic. Nếu vị đạo diễn hay producer mà tỏ ra quá khó tính và tiêu cực, studio sẽ quyết định không làm việc với người đó, giữ cho môi trường luôn lành mạnh, đầy ấp tiếng cười phát triển sáng tạo. Và trong năm 2019, tại sự kiện Chaosgroup, CEO của studio một lần nữa xuất hiện với video dài gần một tiếng nói về việc ứng dụng quản lý sản xuất framework phát triển studio Main Road Post:
Nhưng nói vậy không có nghĩa, chỉ mỗi Main Road Post ứng dụng thành công với mô hình Agile, trong năm 2016, FX PHD đã có một bài viết rất công phu mô tả kỹ lưỡng sự phát triển của Agile Scrum đã hỗ trợ và giúp cho studio Cinnamon VFX ở Ukraine gặt hái được kết quả tích cực, từ những vụ hỗn loạn trong quá trình nhận dự án, thời gian biểu liên tục chồng lấp, mớ hỗn độn đó giờ được phát triển rất rõ ràng, ngay hàng thẳng lối ngay cả với những dự án ngắn hạn như làm phim quảng cáo TVC 30 giây, 15 giây với thời gian sản xuất chỉ có 3 tuần, 2 tuần
Rồi về lĩnh vực làm phim hoạt hình, năm 2020 trên Disney+ một bộ phim tài liệu về làm phim hoạt hình Frozen 2 được công chiếu, trong xuyên suốt quá trình sản xuất này ở Disney, mô hình Scrum được ứng dụng mạnh mẽ bởi bộ phát triển framework SAFe đây là chữ viết tắt của frame work Scaled Agile, cũng đừng lạ với những kiểu phát sinh của một tiêu chuẩn, trong nghành làm game còn có APM – Agile Project Management, ASD – Adaptive Software Development … tựu chung, mỗi cơ sở sản xuất (facility), mỗi một mô hình dự án và con người ở đó sẽ tự chọn ra loại framework và phương thức phù hợp với khả năng và cơ hội thích ứng nhất, và qua phương diện kết hợp lý thuyết, trãi nghiệm để liên tục thừa kế, nghiệm thu, cải tiến để tạo ra những phương thức mô hình tốt hơn
Vai Trò Của Của Những Thành Viên Scrum
Thông thường có 3 vai trò của framework Agile Scrum khi phát triển sản phẩm, Product Owner, Scrum Master, Scrum Team
Với một doanh nghiệp tech/software/video games Product Owner chính là các founder/creator mong muốn phát triển sản phẩm người đưa ra những nhu cầu tới Scrum Master chính là những producer/creative lead/tech lead để dẫn dắt đội hình Scrum Team vào những guồng chạy nước rút sprint, Scrum Team ở đây chính là những tech team/marketing team/developer , là những người tự chọn công việc của mình, tự quyết định phương thức thực hiện, không có vai vế trong một scrum team, mọi người tin cậy hỗ trợ khi gặp khó khăn và luôn đảm bảo các công việc đã lên lịch sẽ được hoàn thành đúng như cam kết trong một thời khóa biểu sprint chung bình là 1~2~3 tuần với mật độ họp scrum mỗi ngày daily 15 phút.
Tuy nhiên với mô hình sản xuất và dịch vụ production house, làm vfx, làm quảng cáo hay phim hoạt hình, thì vai trò Production Owner có thể nói là người tiên quyết cầm chịch – khách hàng, lúc này business owner của production house cũng chỉ có thể đóng vai trò Scrum Master tức làm tròn nhiệm vụ producer. Bản thân Scrum Master hay Scrum Team cũng không thể quản trị đảm bảo được mỗi sprint sẽ luôn fix cứng, khả năng bị chen ngang và thay đổi rất liên tục. Đây chính là rũi ro của bản thân mỗi nghành dịch vụ, mà khi đó sự trả giá cũng rất đắt đó có thể là làm việc liên tục thêm giờ, làm việc đến kiệt sức.
Nếu thực sự có thể áp dụng được Scrum vừa đủ nằm gọn để cả team không bị kiệt sức, hoàn thiện được sản phẩm, tái tạo năng lượng mới liên tục, đóng một vai trò to lớn vào bức tranh phát triển doanh nghiệp, tổ chức có thể tiến bộ mạnh mẽ để tự thân thực thể này sẽ trả lại những lợi ích cải thiện môi trường làm việc, thời gian làm việc cân bằng sức khỏe và năng suất cho tất cả mọi người là điều rất đáng quan tâm để tôi không ngừng nghiên cứu ứng dụng phương án tổ chức quản lý nâng cao năng suất cũng như đời sống anh chị em làm VFX, hoạt hình, phim ảnh và cả lĩnh vực làm phim 3D kiến trúc.
Tôi tạm thời kết bài với một liên kết đến môi trường làm việc quá sức và đầy độc hại (toxic) của các agency quảng cáo nói chung, cũng là cảnh tỉnh dành cho tôi trong việc điều hành quản lý, chọn khách hàng, chọn đối tác, chọn nhân viên phù hợp: