Xu hướng truyền thông marketing mới của các nhà làm phim điện ảnh đến từ các quốc gia Châu Âu, Mỹ hiện nay là đang cố gắng tuyên truyền phim của họ, do các nhà sản xuất kỳ tài, các đạo diễn huyền thoại đầy tên tuổi tạo nên, không hề sử dụng CGI – thông điệp “NO CGI”, truyền thông tuyên bố về các phim điện ảnh tất cả được quay thực 100%. Dẫn đầu trào lưu này là vị đạo diễn tên tuổi Christopher Nolan, kế tiếp với Tom Cruise trong Top Gun, …
Điều này còn đang đem lại một xu hướng mới trong các trường đào tạo làm phim ở Mỹ, Châu Âu. Đó là việc sinh viên dè bỉu chê bai phim có kỹ xảo VFX, tôn sùng Christopher Nolan và đường lối xu hướng no-CGI đã được truyền thông.
Điều đó “No CGI” có đúng hay không ? Nếu đúng vì sao khi nhận giải Oscar hay Emmy, nhiều tác phẩm đều chiến thắng hạng mục phim có kỹ xảo VFX tốt nhất ? Nhiều phim đã cắt bỏ phần credit có sự tham gia của hàng trăm VFX artist hay loại bỏ các shot có sử dụng VFX.
Youtuber The Movie Rabbit Hole
có chuỗi các tập video nói về vấn đề No CGI
này rất thuyết phục, phân tích khoa học, có chứng cứ, đi thẳng vào trọng tâm cốt lõi của nội dung
Rốt cùng thì VFX CGI làm quá tốt lại là thứ CGI trở nên Invisible CGI, tức không thể thấy được sự có tăng cường ảo diệu đó, khi nó được kết hợp với kỹ xảo đặc biệt quay thật trên phim trường từ đạo cụ tới các màn diễn xuất táo bạo đột phá. Kết quả trên màn ảnh hoàn toàn mỹ mãn do chính sự kết hợp của cả hai mà tạo thành. Cú truyền thông marketing của các nhà phát hành lớn chẳng qua là để nhằm mục đích kéo khán giả tới rạp chiếu phim nhiều hơn, thay vì chỉ tập trung vào nền tảng online streaming, vốn không phải thế mạnh của những nhà phát hành lớn thường biết tiếng.
Các VFX artist luôn cảm thấy bị tổn thương do vấn đề truyền thông marketing hiện nay của giới làm phim về việc No CGI, họ có nhiều phản biện nhưng không triệt để, tiếng nói nhỏ, không đủ để thay đổi, mục tiêu của sự thay đổi cũng không rõ ràng vì cuối cùng, VFX cũng chỉ là một khâu trong quá trình làm phim, tác nhân tạo nên sự thành công của bộ phim do rất nhiều hợp sức của nhiều nghiệp vụ, chuyên môn và tài nguyên dồi dào.
Bởi vậy, VFX mà làm tốt quá cũng là khó luôn, một thứ invisible VFX thì thật quá khó để nhận thấy mà khen ngợi, nhưng nếu rõ mồn một tức làm chưa tốt, nghiệp vụ kém, phim thô.