Virtual Production Kỹ Xảo Điện Ảnh Sang Trang Mới | Cùng Nghe Cinematographers Greig Fraser Diễn Giải Về Quá Trình Sản Xuất Mandalorian

Virtual Production

studio bối cảnh virutal production – phim trường ảo, với nội dung CG được phát từ chính các màn hình LED cũng chính tạo hiệu ứng ánh sáng môi trường cho phân đoạn quay

Năm 2020, cả thế giới chứng kiến sự lên ngôi của Virtual Production trong điện ảnh và phát triển qui mô, chuẩn xác dành cho kỹ xảo điện ảnh vfx, một loại hình mới về setup phông nền ánh sáng cho studio, cơ bản nhất là dùng hệ thống màn hình LED với giá trị lumen và nhiệt độ màu tiêu chuẩn, chính xác, để phát các hình ảnh là nội dung bối cảnh được thực hiện từ Unreal Engine.

Chính các hình ảnh đồ họa từ Unreal Engine sẽ ứng dụng làm ánh sáng môi trường (ambient, environment) để bao lấy toàn bộ bối cảnh, kế đó các hệ thống đèn trường quay truyền thống sẽ được bổ sung vào để có thể phối hợp và chiếu sáng điện ảnh cho diễn viên mà các ánh sáng này hoàn toàn không làm thay đổi nhiệt độ màu hay lẹm màu khi lên hình trong camera.

Đồng thời điểm, các camera đã được cài đặt để đồng bộ hóa với Unreal Engine, khi đó các động tác máy sẽ hoàn toàn được diễn ra thời gian thực ngay trong bối cảnh đồ họa CG sẵn có để có thể thay đổi góc máy, vị trí ngay tức thì trên cùng nền hậu cảnh của Unreal Engine. Không chỉ dừng lại ở đó, việc đồng bộ về ánh sáng (stop), depth of field, tiêu cự ống kính và dữ liệu của máy quay cũng được thực hiện real time, cho cảm giác như đây là một bối cảnh thực tế.

Việc này giúp cho đội hình sản xuất tại trường quay có những thứ ánh sáng huyền hoặc, đúng với câu chuyện, bối cảnh setup đơn giản và ánh sáng thì hoàn toàn công nghệ có thể thay đổi tức thì chỉ thông qua các phương tiện gọn nhhẹ như tablet.

Ngay cả việc thay đổi nội dung phân cảnh, sắp xếp tái bố trí lại bối cảnh cũng chỉ là việc chuyển sang một scene (level) khác torng Unreal Engine, ngay tức thì tại phim trường đã có thể thực hiện cảnh quay mới.

Đoạn video trên trình diễn nhanh kỹ thuật công nghệ của Unreal Engine ứng dụng trong virtual production, một game engine đã cùng các nhà làm phim, ánh sáng, LED wall thay đổi cuộc chơi về kỹ xảo điện ảnh

[box bg_color=”#ebe9e4″]Các Tài liệu này ban đầu được viết để phát triển trong facebook group chuyên về kỹ xảo điện ảnh và hiệu ứng

[/box]

Giải Pháp Công Nghệ Của Game Engine Và Cách Mạng Trong Nghành Kỷ Xảo Điện Ảnh

Việc sắp xếp sử dụng virtual production này, có thể nói về cơ bản xóa bỏ hoàn toàn việc sử dụng phông nền xanh, về bản chất vì điều khiển bằng công nghệ thông qua Unreal Engine nên bất cứ lúc nào cần phông nền xanh lá cây (green screen) hay xanh dương (blue screen) thì ngay tức thì có thể thay đổi qua ngay, diệu kỳ hơn, nội dung để thực hiện phông nền đó còn có thể chọn chính xác vị trí mong muốn hoặc một góc cần thực hiện mà thôi.

Tài liệu hướng dẫn sử dụng được trình bày là một bộ tài liệu khá lớn, do Unreal Engine đã hợp tác với các major studios về công nghệ kỹ xảo điện ảnh toàn cầu như Weta, ILM, … để kiến thiết ra tư liệu này nhằm giúp các nhà làm phim có thể dễ dàng tiếp cận với virtual production không quan tâm qui mô của một show là lớn hay nhỏ. Tức từ trong cốt lõi Epic Games đã tạo ra Unreal Engine và cũng muốn hướng dẫn cho các nhà làm phim nhỏ Indie, các show truyền hình đều có thể sử dụng giải pháp này. Liên kết tới tài liệu:

Hiện tại, một số major studio như The Mill London cũng đã từng có những hoạt động nghiên cứu, triển khai dự án kết hợp virtual production từ trước với Unreal Engine, tuy nhiên cũng còn nhiều hạn chế phần do giới hạn về kỹ thuật công nghệ, băng thông khối lượng đồ họa diễn ra đồng thời trên các cinema camera chạy real time với game engine là rất lớn. Tuy nhiên không chỉ Unreal Engine mà cả Unity cũng có những hoạt động nhằm giúp game engine lấn sân vào lĩnh vực virtual production.

Cơ bản tại thời điểm này, Unreal Engine đang dẫn đầu về sự thân thiện trong tài liệu nghiên cứu, sử dụng, nhiều tư liệu tham khảo và thực hành được truyền đạt bởi các major studios cùng những chương trình huấn luyện khổng lồ vừa học vừa nhận tiền do chính Epic Games tổ chức kéo dài trong nhiều tháng.

Một setup cơ bản được hiện thực tại Úc do các nhà làm phim tự học hỏi thông qua các kênh hướng dẫn, chương trình hướng dẫn của Unreal Engine để setup virtual production vào thực tế, hãy trông xem virtual production sẽ hoạt động thực tế Đoạn video dưới đây phát hành nhằm mục đích tham khảo, từ group Facebook về kỹ xảo hiệu ứng trong điện ảnh, truyền hình và game Yêu FX, TD & Houdini

https://www.facebook.com/lamphimquangcao.tv/posts/2837280296495194

Mandalorian

Đỉnh cao nhất của Virtual Production hiện nay là dự án thực hiện phim Chiến Tranh Các Vì Sao – Mandalorian của Disney, do Industrial Light & Magic (ILM), công ty là một phần của tập đoàn Disney, được mệnh danh là studio kỹ xảo hàng đầu thế giới hiện nay về kỹ xảo điện ảnh, công nghệ hình ảnh, đứng chủ nhiệm về công nghệ hình ảnh và tương tác – để thực hiện toàn bộ các quá trình diễn ra của virtual production, cùng các team crew producer, đạo diễn, cinematographer, diễn viên và các crew về công nghệ, làm phim ngay trên một studio có kích thước khổng lồ.

Để đọc toàn bộ và ngẫm nghĩ về kiến thức thực tế của quá trình làm việc virtual production đầy đủ, đây là liên kết để bạn có thể nghiên cứu về

Phần 1: virtual production của Mandalorian dưới mọi góc độ kỹ nghệ mà ILM đã thực hiện.

Phần 2: bố trí LED wall và các tương tác với game engine Unreal Engine để mọi thứ diễn ra là thời gian thực

Song song đó, không chỉ ILM đã có rất buổi talk show liên tục trãi dài kể từ khi thành công thực hiện dự án khổng lồ này. Không chỉ về kích thước phim trường, không chỉ về số lượng màn hình LED đã sử dụng hay số lượng trang phụ kiện công nghệ cùng kết nối và chạy real time, mà thực tế công nghệ kỹ thuật này đã hoàn toàn giúp cho việc làm phim đổi sang trang mới, giúp cho các đạo diễn, nhà sản xuất giờ đây đã có thể ngay tại phim trường hình dung được mọi hình ảnh của thế giới trong câu chuyện ngay từ khi thực hiện quay phim.

Nó khác hoàn toàn với lối sản xuất truyền thống trước đây khi phải đợi quay phim xong, sau đó thực hiện kỹ xảo nháp thì cơ bản lúc đó đạo diễn mới biết mọi thứ có theo câu chuyện hay không, có thật sự lột tả được tầm nhìn và thông điệp hay chưa.

[box bg_color=”#ebe9e4″]Nay Disney cũng tung ra đoạn video do chính cinematographer thực hiện, nói về quá trình sản xuất này, nhiều thử thách, nhiều cái mới, nhưng mọi thứ đang được học hỏi và thật sự chinh phục, tạo sự thay đổi không tưởng trong nghành làm phim điện ảnh.

Cinematographers Greig Fraser, ASC, ACS and Barry “Baz” Idoine — The Mandalorian

[/box]

 

Post Author: Vu Pham