5 Sai Phạm Phá Hỏng Chiến Dịch Quảng Cáo Native Ads Của Bạn

Native advertising là một loại hình quảng cáo kỹ thuật số khá mới hiện nay và là một phần của programmatic advertising. Nhưng cũng cần nên lưu ý rằng các chương trình phổ cập thông thường xoay quanh loại hình này vẫn còn khá ít. Nhiều marketer đang tìm hiểu xem làm thế nào để áp dụng dạng quảng cáo này hữu hiệu cũng như là phải đối mặt với những sai phạm trong quá trình thực hiện ra sao. Nhằm giúp cho native advertising của bạn vận hành hữu hiệu nhất, sau đây là 5 sai phạm cơ bản cần tránh trong quá trình chạy chiến dịch:

1. Muốn thấy kết quả ngay lập tức

Chúng ta đang sống trong thời đại đòi hỏi mọi thứ phải được hoàn hảo tức thì. Do đó không lạ gì khi nhiều khách hàng muốn nhanh chóng biết chiến dịch native ads của mình có kết quả ra sao. Nhưng sự thật là “dục tốc bất đạt”. Khi chạy một chiến dịch dựa trên chuyển đổi, điều đầu tiên bạn cần làm là phải thu thập đủ dữ liệu để tối ưu hóa. Mặc dù biến đổi dựa trên kinh phí và mục đích CPA (Cost per Action), nhưng thông thường phải mất đến ít nhất là một tuần để thu thập được hết dữ liệu nhằm bắt đầu tối ưu hóa. Sau đó, việc tối ưu hóa hướng đến số liệu khả quan sẽ theo một quy trình liên tục.

2. Không làm rõ KPI (hoặc quá nhiều KPI)

Lượng dữ liệu khả dụng ngày nay trong thị trường marketing đang rất nhiều, do đó rất dễ gặp trục trặc nếu sai số. Dù Key Performance Indicators (KPI – chỉ số đánh giá thực hiện công việc) đều là số nhưng không phải con số nào cũng là KPI. Để chiến dịch cho ra kết quả tốt nhất (có nhiều khách hàng hơn), bạn cần phải biết được con số nào chính là chìa khóa giúp hoạt động kinh doanh của bạn đi lên. Ví dụ, Cost per Click (CPC) có lẽ là nhân tố giúp chạy chiến dịch hữu hiệu nhưng tùy vào mục tiêu bạn nhắm đến thì có thể nó không là tác nhân quyết định thành công chung. Theo chuyên gia Jay Liebowitz, KPI hữu hiệu là “quyết định ngay lập tức chứ không phải một câu hỏi phụ”.

3. Tốn thời gian vào các loại hình quảng cáo không cần thiết

“Quy mô to lớn” và “nhắm đúng tối tượng” là nhân tố giúp native ads đi lên nhưng đó cũng là lý do khiến việc tìm kiếm quảng cáo của bạn trong một thế giới quảng cáo đồ sộ là bất khả thi, đặc biệt là theo yêu cầu. Đây là lý do vì sao mà StackAdapt cho ra đời công cụ Ad Preview. Ad Preview cho phép người dùng xem trước liệu quảng cáo của họ sẽ trông ra sao qua trên các trang web có liên quan tùy theo ngữ cảnh. Bạn có để chia sẽ những hình ảnh này đến đồng nghiệp hoặc khách hàng để chắc rằng quảng cáo này chính là thứ bạn cần. Ví dụ, nếu bạn và khách hàng đều là các thương hiệu về chăm sóc sức khỏe thì bạn sẽ có thể xem trước được quảng cáo của mình sẽ ra sao khi hiển thị trong mục Sức khỏe của trang tin nào đó.

4. Cho rằng mình biết những gì sẽ tương tác với khách hàng

Là một marketer, bạn sẽ dễ đưa ra được nhận định thứ gì sẽ cộng hưởng tốt nhất với đối tượng khách hàng của mình. Nhưng sự thật là theo khảo sát của Harvard Business Review, “marketer thường mắc phải các sai phạm khi quá tuân theo những giả định, nhận định và thói quen”. Thực tế, marketing chuyên sâu cần phải dựa trên dữ liệu rồi sau đó mới triển khai ý tưởng. Theo chuyên gia Campaign Optimization, Sarah Bui: “Chúng ta cần tách phương thức thử nghiệm của mình thành nhiều biến thể quảng cáo (hình ảnh, headlines, copy) nhất có thể nhằm quan sát xem loại nào mang lại tín hiệu khả quan nhất tho chiến dịch thay vì gom chung lại để thử nghiệm.”

5. Không thử nghiệm quan sát các đối tượng khách hàng khác nhau

Con người rất phức tạp. Một sai phạm phổ biến mà nhiều marketer mắc phải đó là nhóm đối tượng khách hàng mình thành một nhóm hình mẫu chung và ngó lơ nhóm đối tượng mà họ cho là không hứng thú gì với dịch vụ và sản phẩm họ đem lại. Nhưng nếu không thực hiện khảo sát qua nhiều nhóm khách hàng khác nhau thì có lẽ bạn sẽ bỏ lỡ rất nhiều khách hàng tiềm năng. Một cách đảm bảo bạn không mắc vào vết xe đổ đó là hãy bắt đầu từ nhóm đối tượng khách hàng đại chúng sau đó thu hẹp dần phạm vi theo từng nhóm khi nắm chắc được những gì họ thích hoặc không thích về sản phẩm và dịch vụ bạn cung cấp.

Post Author: Tu Vo