Phân tích 22 qui tắc kể chuyện của PIXAR

Năm 2011 một đồng nghiệp cũ của tôi ở Pixar, Emma Coats, đã tweet hàng loạt các cách kể chuyện mà sau đó được biên soạn thành một danh sách và lưu hành dưới tên gọi “22 quy tắc kể chuyện của Pixar.

Cô đã nêu rõ trên blog của mình rằng các bài Tweets này là “một sự kết hợp của những điều học được từ các đạo diễn và các đồng nghiệp tại Pixar, từ việc nghe các tác giả và đạo diễn trao đổi với nhau về nghề của họ, và qua các thử nghiệm và chính các lỗi sai trong quá trình làm phim của riêng tôi.”

Phân tích 22 quy tắc kể chuyện của PIXAR

Tất cả chúng tôi đều học hỏi lẫn nhau tại Pixar, và đó chính là “ngôi trường dạy làm phim” tuyệt vời nhất mà bạn có thể có. Mọi người ở công tỉ đều không ngừng phấn đấu mỗi ngày để học hỏi thêm những điều mới, và họ luôn tìm cách vượt giới hạn của họ ngay cả trong các lĩnh vực vô cùng chuyên môn của mình. Việc chúng tôi chia sẻ ý tưởng với nhau đều được khuyến khích, và chính vì tinh thần đó mà 22 cái Tweets về các quy tắc kể chuyện đã được đăng lên.

Tuy nhiên, một số người đã xem danh sách này là công thức làm việc của Pixar và nhìn nó như một bộ quy tắc cứng nhắc và ngắn nhất để đảm bảo rằng khi bạn theo sát từng bước một thì bạn sẽ kể ra một câu chuyện thật “đúng cách.” Thế nhưng đó không phải là tinh thần ban đầu của bản danh sách này, những gì được chia sẻ đó chỉ giúp chúng ta suy nghĩ xem nên mở đầu một đoạn đối thoại như thế nào chứ không phải là hoàn thành một câu chuyện.

Sau tất cả thì một trăm bốn mươi kĩ tự còn xa mới đủ để phục vụ như là một “văn bản” bản tóm tắt đầy đủ một chủ đề vừa quan trọng vừa phức tạp như cách kể một câu chuyện. Dù sao thì kể từ khi danh sách này đã gắn liền với cái tên Pixar rồi, nên tôi nghĩ rằng với tư cách là nhân viên của Pixar, tôi sẽ viết một loạt các bài blog với một cái nhìn kĩ càng hơn về từng quy tắc này và hy vọng được là nó sẽ hữu ích cho tất cả mọi người.

Cuốn sách này chính là tập hợp của những bài viết blog tràn đầy cảm hứng, sự tìm tòi và cái nhìn sâu sắc với các nguyên tắc này, mà từ đó tôi tìm thấy sự đồng quan điểm cũng như sự bất đồng đối với các quy tắc ấy. Qua sự phân tích, tôi sẽ đưa ra những ý kiến hay lời khuyên mang tính hàm súc, hoặc mở rộng hoặc mang tính trọng điểm hơn.

» Quy tắc 1: Bạn ngưỡng mộ một nhân vật …
» Quy tắc 2: Hãy nhớ viết những gì khiến khán giả thích thú …
» Quy tắc 3: Cố gắng xoay quanh cốt truyện …
» Quy tắc 4: Ngày xửa ngày xưa …
» Quy tắc 5: Đơn giản hóa. Trọng tâm. Kết hợp nhân vật …
» Quy tắc 6: Nhân vật của bạn tốt nhất ở điều gì …
» Quy tắc 7: Hãy viết kết thúc trước khi viết thân bài …
» Quy tắc 8: Kết thúc câu chuyện của mình …
» Quy tắc 9: Khi bạn đang “bí”, hãy lên một danh sách …
» Quy tắc 10: Gỡ bỏ phần câu chuyện mà bạn thích …
» Quy tắc 11: Viết ý tưởng của bạn ra giấy …
» Quy tắc 12: Bỏ qua ý tưởng đến với bạn đầu tiên …
» Quy tắc 13: Hãy cho nhân vật của bạn phát biểu ý kiến …
» Quy tắc 14: Tại sao bạn phải kể câu chuyện này? …
» Quy tắc 15: Nếu bạn chính là nhân vật …
» Quy tắc 16: Lý do của bạn làm gì? …
» Quy tắc 17: Không có việc gì là phí phạm …
» Quy tắc 18: Bạn phải biết chính mình …
» Quy tắc 19: Sự trùng hợp ngẫu nhiên …
» Quy tắc 20: lấy các phần của một bộ phim …
» Quy tắc 21: Bạn phải xác định tình hình …
» Quy tắc 22: Bản chất của câu chuyện của bạn là gì …
» Quy tắc 22: Phần kết luận …
» Bonus Chapter: Năm quy tắc của Bugai cho các nhà văn
» Giới thiệu về tác giả Stephan Vladimir Bugaj

 

Post Author: Tu Vo