Phần 7: Một vài “chiêu trò” cho bức ảnh của bạn.
1. Chậm nhưng chắc
Hãy dành thời gian để suy nghĩ về những gì bạn đang muốn làm trước khi nhấn nút chụp. Ánh sáng có đủ chưa? Nền có quá tối không? Góc chụp nào là tốt nhất cho đối tượng? Ngay cả trước khi chụp, bạn nên đi khảo sát xung quanh và tìm những điểm thú vị đưa vào bức ảnh. Ngoài ra bạn có thể ghi chú những điều bạn không muốn, như quần áo, các đường dây,…
2. Đầu tư những quyển sách hay.
Những quyển sách hay là kho tàng kiến thức có giá trị vô vàng. Bạn nên đầu tư vào những cuốn sách này để có thêm kỹ năng chụp ảnh. Bạn cũng nên thường xuyên tham khảo các tác phẩm của các nhiếp ảnh gia khác để tạo thêm động lực, khuyến khích tinh thần bạn. Hãy nhớ rằng tất cả các nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp họ đều bắt đầu từ con số 0. Nếu nhìn vào những người có sự nghiệp thành công, bạn sẽ thêm động lực đê thành công.
3. Bỏ qua các quy tắc.
Quy tắc đôi khi cũng cần được phá bỏ, uốn công một chút để sáng tạo. Điều này chắc chắn đúng trong nhiếp ảnh vì đây là nghệ thuật. Nếu bạn có một phong cách quen thuộc phù hợp, điều này rất tốt, nhưng đôi khi thử thay đổi nó để “lột xác” hơn. Học từ những sai lầm và cách để thành công hơn. Điều quan trọng hơn chính là bạn vui với những điều mình làm.
4. Chủ động tìm cảm hứng
Nếu bạn chịu khó dành chút thời gian, cảm hứng có ở khắc nơi. Có hàng ngàn sách online và sách ở các hiệu sách có thể mang đến cảm hứng cho bạn để thử các góc độ và tạo ra tác phẩm mới. Hãy nghiên cứu các phong cách khác nhau và suy nghĩ nên thử hay không. Xem xét kỹ thuật của bức ảnh và tự hỏi mình có thể làm tốt được hay không. Bạn sẽ nhận ra rằng, càng biết lắng nghe, bạn càng hiểu biết hơn về nhiếp ảnh.
5. Tính kiên nhẫn và kiên trì
Bạn phải tin, mọi cố gắng đều được đền đáp xúng đáng. Tin và chính mình rất quan trọng. Bạn phải nghĩ bạn có thể làm được điều này và bạn đang làm nó. Bạn thấy được nhân tố tiềm ẩn trong chính mình và tin một ngày bạn sẽ trở thành một nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp. Hãy tin bạn có thể là và thậm chí là làm tốt hơn.
6. Luôn có sự tôn trọng
Khi làm việc ở một quốc gia khác hoặc thậm chí là nước của bạn, chụp một người lạ, hãy lịch sự và tôn trọng. Nêu xin phép trước khi bắt đầu chụp. Điều này đặc biệt quan trọng bởi ở một số quốc gia việc chụp ảnh không xin phép có thể gây mâu thuẩn về nền văn hóa. Hãy chủ động xin phép! Hãy tôn trọng người khác, cho dù trong nên văn hóa của bạn có quy định điềunay hay không. Phép lịch sự giúp bạn có được nhiều lợi thế hơn.
7. Trải nghiệm các kỹ năng bạn có
Cách tốt nhất và nhanh nhất để làm điều này là chụp ảnh hằng ngày. Cho dù đó là một tô trái cây, một con mèo đang ngủ của người hàng xóm,…hãy chụp. Thử mọi thứ xung quanh theo phong cách của bạn. Bạn sẽ tìm ra phong cách phù hợp với mình thông qua quá trình này.
8. Tham gia các nhóm.
Nếu tìm thấy những câu lạc bộ hoặc nhóm về nhiếp ảnh, hãy tham gia. Bạn không chỉ nhận được những lời khuyên hữu ích mà còn có thể xem những tác phẩm của người khác đrr hiểu cách họ làm việc và học hỏi. Bạn sẽ học được các cải thiện các bức ảnh của mình thậm chí còn làm quen được những người bạn mới cùng sở thích. Những nhóm như vậy rất dễ tìm trên các phương tiện truyền thông xã hội. Có nhiều nhóm chuyên sâu về từng lĩnh vực cụ thể. Bạn có thể học hỏi nhiều điều từ người khác và chia sẽ kinh nghiệm ở đây cho mọi người.
9. Đề nghị các feedback
Hãy cố gắng nhờ các nhiếp ảnh gia khác cho bạn feedback (phản hồi). Bạn nên mạnh dạn chia sẽ hình ảnh của mình và yêu cầu nhận xét từ người xem. Bằng cách này bạn sẽ nhận ra được điểm mạnh thực sự của mình để phát huy và khắc phục hạn chế. Những nhận xét tiêu cực chính là chìa khóa để bạn thành công. Hãy nhớ mọi người đề phải bắt đầu từ đầu, kể các các chuyên gia.
10. Học đi đôi với hành
Thực hành và thực hành nhiều hơn nữa! Nếu bạn muốn được tốt, bạn phải thực hành, đơn giản như vậy. Có một trích dẫn rất phù hợp ở đây, mặc dù anh ấy đã có những tác phẩm rất tuyệt vời. Anh ấy trả lời: “Thật buồn cười, tôi càng luyện tập, tôi càng có nhiều”. Mang thần chú này và dán nó lên tường của bạn ngay!