Máy In 3D In Thực Phẩm Từ Thức Ăn Thừa

Một sinh viên có tên Elzelinde van Doleweerd tại trường Đại học Công nghệ Eindhoven đã tạo ra máy in 3D có thể in thực phẩm từ đồ ăn thừa. Đây là sản phẩm với sự hợp tác của một công ty công nghệ có trụ sở tại Trung Quốc.

Thức ăn bao gồm các mẫu bánh snack giòn đều được làm từ khoai lang và gạo. Đây là dự án mang tên Upprinting Food của cô sinh viên người Hà Lan theo học tại đây.

Từng có thời gian xử lý các phần ăn thừa như bánh mì, trái cây và rau quả tại Hà Lan, concept mới của Van Doleweerd lần nay sử dụng các mẩu thức ăn thừa đến từ Trung Quốc do công ty 3D Food Company tại Bắc Kinh cung cấp.

Van Doleweerd chia sẻ: “Người Trung Quốc ăn rất nhiều cơm, nhưng kèm theo đó là thường bỏ phí trong một vài trường hợp. Do đó tôi quyết định sáng chế ra máy in thực phẩm từ cơm, trái cây và rau củ thay vì bánh mì.”

Cả hai concept bao gồm các mẫu sản phẩm được làm từ gạo và khoai lang tím có thể được sử dụng để in các thiết kế khác nhau như mô hình geometric 2D và các vật dụng 3D như ly tách.

Van Doleweerd giải thích: “ Trước tiên tôi sẽ luộc rau củ và trái cây, sau đó hong khô bánh mì hoặc dùng cơm. Các nguyên liệu sẽ được nghiền nát, sàng lọc và trộn lẫn lại với nhau. Thành phần thu được sẽ được dùng để in hoặc đem nướng.”

“Sau khi được đem nướng, nước sẽ hoàn toàn được tách khỏi nguyên liệu. Đây là lý do vì sao mà quá trình lên men của vi khuẩn sẽ không xảy ra. Thức ăn sau khi in có thể ăn được và dự trữ trong thời gian dài.”

Công ty 3D Food Company do Leandro Rolon và David Doepel có trụ sở tại Trung Quốc đã được thành lập và bắt tay vào lĩnh vực nghiên cứu in 3D thực phẩm từ năm 2015.

Năm 2016, đội ngũ kỹ sư, thiết kế và chuyên gia thực phẩm đã cùng sáng chế máy in 3D thực phẩm và khởi động nền tảng tùy biến thực phẩm cao cấp đầu tiên tại Trung Quốc.

https://youtu.be/QH4Si_xF1ko

Van Doleweerd chia sẻ: “Sau khi đem nướng, thức ăn thu được sẽ giòn và có vị giống với bánh cookie. Chúng đợc làm từ hơn 75% thức ăn thừa và thêm vào một vài thành phần để hỗn hợp nguyên liệu mịn hơn và có vị. Trước hết tôi đã cho ra các mẫu có vị ngọt và mặn với các loại thảo mộc và gia vị khác nhau.”

Van Doleweerd đang thử nghiệm tạo ra các thực phẩm chay bằng việc loại bỏ bơ và trứng hiện đang được sử dụng để làm mịn hỗn hợp và giúp thực phẩm giòn. Cô cũng đang thử nghiệm với các loại thảo mộc, trái cây và rau củ nhằm cho ra nhiều hương vị mới.

Van Doleweed bắt đầu lấn sân vào lĩnh vực in ấn thực phẩm 3D sau khi biết một phần ba thực phẩm trên thế giới đang bị lãng phí. Cô quyết định bắt tay vào thực hiện dự án cuối cùng này của mình tại trường nhằm giải quyết số thực phẩm lãng phí trên.

Hầu hết số thực phẩm thừa tại Hà Lan chủ yếu là bánh mì, các sản phẩm từ sữa, trái cây và rau củ. Qua dự án Upprinting Food lần này, Van Doleweed đã biến số thức ăn thừa đó thành thức ăn mới từ máy in 3D.

Van Doleweerd nói: “Tại Hà Lan hằng ngày tiêu tốn một lượng lớn bánh mì. Khi để lâu, chúng sẽ bị khô và khó ăn. Vì lý do này mà tôi quyết định sẽ nghiên cứu cho ra thêm nhiều thực phẩm mới hơn từ số bánh mì cũ đó.”

Theo chân thử nghiệm mới của cô với bánh mì, Van Doleweerd nhìn vào số hoa quả và rau củ mà người ta thường bỏ đi như cà rốt hư hay chuối dập, chia sẻ: “Trước tình trạng dân số gia tăng như hiện nay, thực phẩm chắn chắn sẽ thiếu trong tương lai. Ngoài ra, thực phẩm thừa hiện nay đang bị lãng phí một cách nghiệp trọng. Với công nghệ này của mình, tôi hy vọng sẽ giải được bài toán về thực phẩm trong tương lai.”

Nguồn dezeen.com

Post Author: Tu Vo