Cổ Thụ Ngành VFX Tâm Sự Chuyện Nghề Và Những Chia Sẻ Về Ngành VFX Hiện Tại

Jonathan Erland

Jonathan Erland đến với nước Mỹ với mong ước trở thành diễn viên sau khi tốt nghiệp trường điện ảnh với Vanessa Redgrave và Judi Dench và giữ một vai trò nhỏ trong đài truyền hình.

Erland sau đó chuyển sang visual effects và thiết kế vì theo ông đây là một công việc ổn định. Tuy nhiên, công việc là người trực tiếp đứng trước máy quay đã hướng ông sang mặt công nghệ của việc làm phim.

Erland chia sẻ: “Diễn xuất cũng cần có khoa học trong đó. Nó không chỉ là các hành động thể hiện cảm xúc nhân vật khác nhau mà còn mang mục đích khoa học có chủ ý.”

Sau khi về đầu quân cho công ty Industrial Light and Magic và làm việc với đội ngũ special effects cho bộ phim “Star Wars” trong một văn phòng tại khu công nghiệp gần sân bay Van Nuys tại Los Angeles, Erland cho biết: “Lúc đó là cao điểm của mùa hè, trời rất nóng và trong văn phòng lại không có máy lạnh.”

Đội ngũ phải làm việc cật lực trong nhiều giờ liền để chế tạo các vật dụng và đạo cụ cần thiết đưa vào trong cảnh quay. Erland nói: “Chúng tôi không chỉ tạo ra các thứ bạn thấy trong phim mà còn phải chế tạo các thiết bị và vật dụng công nghề cần thiết để đưa vào trong cảnh quay. Đây cũng được xem là một ngành mới khi gần như không xuất hiện trước đây.”

Jonathan Erland đang thiết kế mô hình trong “Star Wars.”

Các visual effects artists ngày nay còn phải học hỏi rất nhiều ở Erland và cộng sự của ông. Erland đã vinh dự dành giải thưởng thành tựu kỹ thuật đặc biệt do Academy of Motion Picture Arts and Sciences trao tặng.

Mike Chamber, chủ tịch của Visual Effects Society và executive producer cho các hiệu ứng trong phim như “Dunkirk” và “Wonder Woman 2”, phát biểu: “Jon cùng đồng nghiệp cùng thời với anh đã tìm ra cách chế tạo các vật dụng này và dạy lại cho chúng tôi.”

Lĩnh vực visual effects này đầu như toàn đàn ông khi visual artist là phụ nữ chỉ chiếm khoảng 20% trong các dự án phim bom tấn.

Chambers nói: “Dù các kỹ thuật và công nghệ đã thay đổi và tân tiến hơn nhưng đó là kiến thức và tiền đề để mọi người có thể phát triển.”

Sau “Star Wars”, Erland tiếp tục thực hiện thêm nhiều dự án như “Starr Trek: The Motion Picture” và phát triển thêm nhiều kỹ thuật làm phim mới được cấp bằng sáng chế.

Nhưng khi xem các bộ phim ngày nay, Erland lo ngại rằng có thể visual effects đã trở nên quá cần thiết khi storytelling on-screen khi nhà làm phim ngày nay quá làm dụng special effect lên diễn viên và cảnh quay để che lấp các khuyết điểm.

Erland cho biết: “Visual effects rất tuyệt vời và nếu hạn chế sử dụng nó khi storytelling sẽ tốt hơn là lạm dụng nó quá mức cho mục đích riêng.”

Erland cảm thấy vui mừng khi ngành công nghiệm visual effects này đã trở nên toàn cầu hóa khi nhiều quốc gia như Ấn Độ và Hàn Quốc được xem như là trung tâm sản xuất mới với nguồn nhân lực dồi dào.

Erland nói: “Nước Mỹ và bản thân người Mỹ nên biết rằng dù trong phim ảnh hay ở ngoài, họ không phải là cái nôi của sự sáng tạo. Sự sáng tạo ở khắp mọi nơi trên hành tinh này không chỉ riêng ở Mỹ.”

Nhưng khi kết hợp toàn cầu hóa với vài studio đang hoạt động tại Hollywood, thì artist Mỹ cần tích cực giao lưu trao đổi với artist đến từ các nơi khác.

Ở tuổi 70, Erland hiện đang là chủ sở hữu một cửa hàng nhỏ chuyên cho thuê vật dụng làm phim với vợ mình tại khu Highland Park, LA. Cả hai vợ chồng cùng đồng nghiệp của mình thời còn làm “Star Wars” vẫn còn gặp mặt và ôn lại kỷ niệm với nhau thường xuyên.

mô hình Death Star trong “Star Wars”.

Về các đạo cụ họ làm cho bộ phim, luôn được fan săn lùng như mô hình Death Star đầu tiên, hầu như đã mất hoặc không còn nguyên vẹn.

Erland bồi hồi nhớ lại: “Ngay khi quay xong cảnh quay Death Star, chúng tôi tháo nó ra bỏ vào thùng và mang ra bỏ ngoài bãi rác.”

Erland cho biết đây chỉ là một mặt của toàn ngành công nghiệp điện ảnh, khi quay xong một cảnh quay nào đó, các vật dụng hay đạo cụ không cần thiết nữa sẽ bị vứt đi!

Theo pri.org

Post Author: Tu Vo