Những Điều Bạn Chưa Biết Về Phim Bộ Phim The Hobbit: The Battle Of The Five Armies

1. Vào năm 2006 khi đạo diễn Guillermo Del Toro được trực tiếp chỉ đạo bộ phim, hai dự án phim mới về Trung địa đã được khởi công. Lúc đầu, concept của bộ phim thứ hai thay đổi từ “phần 2 của The Hobbit” thành một bộ phim đóng vai trò như là cầu nối giữa phim The Hobbit và Chúa tể những chiếc nhẫn bằng việc khắc họa lại những sự kiện của hai bộ phim. Đạo diễn Del Toro lúc đó nói rằng:

“The Hobbit tốt hơn nên gói gọn nội dung trong một phần phim đơn và không có “breakpoint” nhân tạo nào cả”.

Đạo diễn Peter Jackson đã giải thích về những gì có thể thấy trong bộ phim thứ hai:
 “ Một trong những nhược điểm của bộ phim The Hobbit là bộ phim sẽ không đủ đô đem ra so sánh với phim Chúa tể những chiếc nhẫn. Sẽ có nhiều cảnh phim mà nhân vật như Gandalf biến mất trong một lúc nào đó để đi đến tham khảo ý kiến từ the White Council mà những người đó thực ra là công nương Galadriel và phù thủy Saruman hoặc những nhân vật chúng ta thấy trong phim Chúa nhẫn. Ông ta biến mất một cách kì lạ rồi sau đó quay lại còn chúng ta thì không biết cái quái gì đang diễn ra.”

Gandalf

Đây là một lĩnh vực đã từng được khai thác. Tuy nhiên vào năm 2008, Del Toro đã bác bỏ ý tưởng “bridging” đó vì ông cảm thấy:
 “Nguyên tác rất nhiều và khó có thể diễn tả hết qua một bộ phim. Đó là lí do vì sao mà chúng tôi nghĩ ra hai phần để diễn tả hết một mạch truyện và từ bỏ sử dụng ý tưởng ghép hai bộ phim thành một. Tôi nghĩ concept như vậy không thỏa đáng chút nào cả. Tôi tin rằng với nguyên tác như vậy cùng dàn diễn viên hùng hậu hoàn toàn có thể đáp ứng được cho hai bộ phim”

Đạo diễn Peter Jackson

Sau khi đạo diễn Del Toro từ bỏ dự án thì đạo diễn Peter Jackson đã nhanh chân nhảy vào và nói rằng ý tưởng của ông Toro sẽ được lột tả qua phần cuối của hai bộ phim.

 

2. Quyết định vào tháng 7 năm 2012 sau 266 ngày quay đã mở rộng series phim thành ba phần. Tiêu đề dự kiến thứ hai “There And Back Again” được giữ lại cho bộ phim cuối cùng trong khi phần hai đã đổi lại thành “The Desolations of Smaug”. Phần lớn cảnh quay được sử dụng cho phần đầu và phần cuối của bộ phim và đoạn kết của phần một sẽ là cảnh mở đầu cho phần hai và tương tự đoạn kết của hai sẽ là cảnh mở đầu cho phần ba.
những ngôi nhà của người Hobbit tại New Zealand

Vào tháng 5 năm 2013 đoàn phim đã dành thêm 10 tuần để quay phim tại New Zealand mà chủ yếu là những cảnh quay cho phần 2 “The Desolation of Smaug” và cũng bao gồm những cảnh phim mở rộng cho phần ba..

3. Trước khi công chiếu ít nhất 8 tuần, đạo diễn Peter Jackson đã quyết định thay đổi tiêu đề của phần phim cuối cùng từ “There And Back Again” thành “The Battle of the Five Armies”.

 “Tiêu đề “There and Back Again” đúng hơn hơn cho phần hai vì nó kể về sứ mạng chinh phục lại vương quốc Erebor vì khi Biblo đến nơi và khởi hành đều nằm trong phần này. Nhưng qua đến phần ba, có lẽ hơi nhầm lẫn một chút vì Biblo đã đến “đây” trong phần the Desolation of Smaug rồi.”

4. Phần cuối của bộ phim bao gồm bảy chương cuối cùng trong loạt truyện The Hobbit cùng với vài chi tiết thêm vào từ phần phụ lục lấy từ truyện Chúa tể những chiến nhẫn. Nhiều chi tiết trong truyện đã bị lạm dụng nhằm tăng “tính điện ảnh” cho bộ phim cùng với vài nhân vật nhất định cũng đã được thêm vào (trong truyện không đề cập tới chủng Orc nhưng lại đề cập đến lũ Hobgoblin hoặc ví dụ như bộ phim đã sáng tạo và thêm vào nhân vật Tauriel).

nhân vật Tauriel do diễn viên Evangeline Lilly thủ vai

Nhưng một trong những sự thật bất ngờ cho những ai chưa đọc qua nguyên tác của nhà văn Tolkein là cả “Trận chiến” trong phần đại chiến năm cách quân chỉ diễn ra vỏn vẹn trong một chương rồi sau đó được diễn tả lại cho đọc giả sau sự kiện đó trong khi lên phim thì cuộc chiến nổ ra chiếm hết gần phân nửa thời gian của bộ phim.

5. Dù cho phần phim cưới cùng đã lột tả một trong những trận chiến dài hơi nhất nhưng “The Battle of the Five Armies” thật là vẫn là bộ phim có thời lượng thấp nhất trong số những bộ phim về thế giới Trung địa của đạo diễn Peter Jackson khi thời lượng chỉ là 144 phút.

Vua vủa vương quốc đất rừng Thranduil và thủ lĩnh Bard tại thị trấn hồ.

(Theo thứ tự tăng dần về thời lượng thì The Hobbit: Desolation of Smaug là 161 phút, The Hobbit: An Unexpected Journey là 169 phút, The Lord of the Rings: The Fellowship of the Ring là 178 phút. The Lord of the Rings: The Two Towers là 179 phút và phần dài nhất là The Lord of the Rings: The Return of the King là 201 phút.)

Đừng bất ngờ khi đạo diễn Peter Jackson tiết lộ phần Extended Version có thế thêm vào 30 phút cho bộ phim.

6. Đây là bộ phim duy nhất của đạo diễn Peter Jackson trong số 6 phim về Trung địa mà không có đoạn hồi tưởng ở đầu phim. Phần 1 của The Lord of the Rings: The Fellowship of Ring bắt đầu với đoạn hồi trưởng về sự hình thành của 9 chiếc nhẫn cho 9 vị vua loài người, 7 chiếc cho những vị vua Dwarf và 3 chiếc cho 3 lãnh chúa người Elves cùng với sự ra đời của One Ring và liên minh con người và người Elves đánh bại chúa tể bóng tối Sauron vào thời đại đầu tiên và thứ hai.

ba chiếc nhẫn Narya, Nenya ve Vilya

Mở đầu phần 2 của The Lord of the Rings: The Two Towers hồi tưởng lại cảnh chiến đấu giữa phù thủy Gandalf cùng với quái vật Balrog tại hầm mỏ Moria. Sang đến phần 3 của The Lord of the Rings: The Return Of the King, phần đầu phim kể về làm thế nào mà Sméagol lại có được chiếc Nhẫn và sự ra đời của Gollum.

Sméagol và One Ring

Qua đến loạt phim The Hobbit, phần đầu tiên An Unexpected Journey khởi đầu với đoạn hồi tưởng Biblo đang viết sách và cuộc công phá của rồng Smaug tại vương quốc Erebor. Ở phần 2 The Hobbit: Desolation of Smaug mở màn bằng đoạn hồi tưởng về cuộc trò chuyện giữa Thorin và phù thủy Gandalf tại The Prancing Pony. Nhưng tiếc thay là phần 3 The Hobbit: The Battle of the Five Armies lại bắt đầu thẳng vào nội dung ở cuối phần 2 với cảnh lính canh gõ chuông báo hiệu khi rồng Smaug đến  thị trấn hồ.

rồng Smaug tàn phá thị trấn hồ

7. Diễn viên Ian McKellen (vai phù thủy Gandalf) và Cate Blanchett (vai công nương Galadriel) là hai diễn viên duy nhất xuất hiện ở cả 6 bộ phim về Trung địa.

Gandalf và Galadriel

8. Nhân vật Daín chân sắt của Billy Connolly là một trong những người Dwarf ít bị ảnh hưởng bởi vàng trong loạt phim về Trung Địa của đạo diễn Peter Jackson.

Daín chân sắt

9. Diễn viên Billy Boyd thủ vai Pippin trong ba phần phim the Lord of the Ring đã đồng sáng tác và thể hiện ca khúc “The Last Goodbye” ở phần end credits của bộ phim.

diễn viên Billy Boyd

10. Dù phần phim The Battle of the Five Armies oanh tạc tại các phòng vé toàn cầu khi thu về hơn 955 triệu đô la nhưng khi tính đến tất cả chi phi thì hóa ra đây là bộ phim có doanh thu cao nhất trong ba phần phim The Hobbit và là một trong những 6 bộ phim về Trung Địa có doanh thu cao nhất.

Post Author: Tu Vo