Vì Sao Đồ Chơi Không Chỉ Dành Cho Trẻ Em?

Scalextric là một trong những hãng đồ chơi dành cho thế hệ “kidult”.

Đối với bác sĩ Rob Willner, điều ông thích nhất sau giờ làm việc đó là chạy nhanh về nhà, gác bỏ mọi thứ một bên để chơi trò Scandinavian Lego.

Ông nói: “Không phải tôi ghiền trò này đâu mà là vì trò này đơn giản và giúp tôi tịnh tâm cũng như là giúp tập trung. Đồ chơi giúp tôi phát triển tư duy. Trò Lego không phải là thứ gì đó quá cao siêu nhưng nó có thể giúp bạn kích thích sự tập trung và suy nghĩ thấu đáo vấn đề.”

Willner năm nay 25 tuổi và đang là nghiên cứu sinh tiến sĩ chuyên ngành Nhân học và Tôn giáo tại trường Đại học Kent. Ông sống cùng người vợ làm giáo viên và hoàn toàn không đơn độc tận hưởng thú vui trẻ con này sau giờ làm việc.

Theo khảo sát do công ty NPD Group tiến hành, doanh số đồ chơi dành cho người lớn tăng khoảng 2/3 so với năm năm trước và hơn 20% so với năm vừa rồi. Kết quả là thị trường đồ chơi dành cho người lớn đang có giá trị lên đến 300 triệu bảng Anh và dự đoán sẽ tăng nhanh gấp ba lần so với thị trường đồ chơi dành cho trẻ em.

Millennials (thế hệ Y) chính là nguyên nhân của sự việc này. Hơn phân nữa số lượng kidult ( sự kết hợp giữa “kid” (trẻ con) với adult (người lớn) để gọi những người trưởng thành nhưng vẫn có những cảm xúc như con trẻ) từ độ tuổi 18 đến 34 cho biết họ thường bỏ tiền ra để mua đồ chơi chẳng hạn như drones của hãng Scalextric, súng đồ chơi của Nerf hay các mô hình Lego.

Đối với nhiều người, đây là cơ hội để họ có thể quay lại với kí ức tuổi thơ trong khi với người khác là để giúp họ tạm gác bỏ những bộn bề lo toan của cuộc sống. Với trường hợp của Willer là cả hai.

Tại quê nhà Enfield, Willner vẫn còn giữ bộ đồ chơi Lego thuở ấu thơ của mình dưới giường ngủ cũng như là các món quà kỷ niệm dùng làm đồ trang trí xung quanh nhà. Chẳng hạn như bộ Lego VW campervan trị giá 85 bảng Anh, quà cưới của hai vợ chồng ông vào mùa hè vừa qua, gợi nhắc họ về phiên bảng đầy đủ của bộ Lego mà họ mang đến New Zealand hay là bộ Star Wars’ ‘X-Wing Fighter’ mà nhóm của ông đã mua tặng như là quà cảm ơn. Về phần Willner, ông thường bổ sung các mẫu Lego mới vào bộ sưu tập của mình mỗi hai tháng mà thường là các bộ Lego về đường xá hay công trình chứ không phải loại dành cho trẻ em.

bộ Lego VW campervan

Lou Ellerton, chuyên viên tư vấn xu hướng khách hàng giàu kinh nghiệm cho biết: “Điều này bắt nguồn từ mỗi thế hệ. Một thập kỷ trước, người ta thường chuộng các loại hình cà phê board game. Đây là cách để thế hệ X gạc bỏ đi nỗi nhớ nhung hay những lo toan trong cuộc sống, chúng ta gọi họ “greenagers” – thế hệ thanh thiếu niên đã trưởng thành. Cái mà chúng ta thấy hiện nay là thế hệ Y. Họ cũng có những cảm xúc hay trải nghiệm tương tự nhưng không cảm thấy xấu hổ như là thế hệ X.”

Thật vậy, khi mà thế hệ millenials muốn tìm chơi các món đồ chơi tuổi thơ, các nhãn hàng đồ chơi thường làm mọi cách để thỏa mãn khách hàng của họ và thường ra giá rất cao cho các món đồ chơi ở những năm 90. Điều này có phải là do thế hệ Y không còn khả năng xoay sở cho cuộc sống của mình theo cách truyền thống hay chỉ là muốn tìm kiếm những cảm xúc nhất thời?

“Có lẽ là đúng” ông Ellerton cho biết: “Nếu họ tiết kiệm từng đồng để mua như ngày xưa, có thể sẽ mất rất lâu. Thế hệ Millennials mua đồ chơi không phải để chơi mà họ mua để trải nghiệm. Vì thế chi 500 bảng Anh cho một món đồ chơi không phải là vấn đề để họ bận tâm”.

Và đó không chỉ riêng về thế hệ millennials. Những người độ tuổi trung niên khoảng 34-50 tuổi thường ít nhất sẽ mua đồ chơi cho riêng mình vì họ có con nhỏ. Thế hệ baby boomers này chiếm 1/5 thị phần “kidult”.

Andrew Birkin, screenwriter 71 tuổi hiện nay đang sống cùng với những người con từ cuộc hôn nhân thứ hai của mình cho biết: “Nhà tôi có rất nhiều đồ chơi mà toàn là đồ chơi trẻ con. Tôi cất hết chúng đi khi đứa con cả của tôi trưởng thành nhưng giờ tôi lại lôi chúng ra để tiêu khiển. Thật may mắn khi những khẩu pháo, máy hay hay các món đồ chơi hồi năm tuổi của tôi vẫn còn. Tôi thậm chí còn mua cả drone để chụp hình và khoe nó với mọi người”.

Động lực của Willner thật đáng ngưỡng mộ. Dù đã trưởng thành nhưng ông vẫn không quên đi thú vui thuở nhỏ của mình. Ông nói: “Tôi không muốn giống như những người tiêu hết tiền của mình vào đồ chơi nhưng tôi lại thích thú vui tao nhã mà các món đồ chơi đó mang lại.”

Post Author: Tu Vo