Vài tuần trước, hãng The New York Times đã chạy chiến dịch marketing mới nhất của hãng chủ yếu là các quảng cáo in ấn, ngoài trời, trên TV và gồm cả quảng cáo tại sự kiện Oscar lần này.
Vấn đề là thời gian
Chiến dịch quảng cáo cuối cùng trên TV của hãng là vào năm 2010. Đó cũng là lần cuối hãng chi tiền đầu tư vào thương hiệu kể từ thập kỷ qua. Đây quả thực là một điều đáng kinh ngạc nhưng liệu có phải bộ phận truyền thông chính của hãng quyết định cắt giảm chi phí quảng cáo?
Bộ phận phát hành của hãng thực sự vẫn chưa khởi sắc sau suốt thập kỷ qua. Số báo in ra giảm, nguồn thu từ quảng cáo ngày càng eo hẹp và công ty đã và đang trượt dài trên khó khăn. Thêm vào đó, cổ phiếu cũng không mấy làm khả quan.
Khi gặp khó khăn trong kinh doanh, marketing chính là con đường cứu cánh duy nhất. Các hãng nên làm thế nào để xoay chuyển tình thế? Tại New York Times, điều hãng cần làm đó là đầu tư nhiều hơn vào các hoạt động kinh doanh của mình.
Như khi ta nói về một cái đây, để gặt hái được thành quả thì con người ta phải trồng nó ít nhất là 20 năm. Và ngày hôm nay sẽ là thời cơ chính mùi. Điều ta nên trông chờ chính là nỗ lực gầy dựng lại thương hiệu của hãng.
Chiến lược là trên hết
Tờ New York Times đã có một chiến lược rất hứa hẹn. Người dân Mỹ hiện nay đang quan tâm đến vấn đề như phát triển những chính sách và mong mỏi những tờ báo chất lượng, đặc biệt là trong thời đại khi ta không biết thông tin nào mới là chính xác. Tuy nhiên, người ta quên mất là một tổ chức truyền thông muốn tồn tại thì cần phải có nguồn doanh thu hỗ trợ. Những người bình luận báo chí giá trị lại không hỗ trợ họ. Và đây là vấn đề họ đang gặp phải.
Qua chiến dịch này, tờ New York Times đang nghiêm túc nhắc nhở đọc giả rằng ngành báo chí vẫn là một ngành có giá trị và cần được ủng hộ. Thêm vào đó, hãng cũng đang tìm kiếm thêm nhiều đọc giả và cả những tổ chức, cá nhân tài trợ.
Quá trình thực hiện còn hạn chế
Người ta thường cho rằng quá trình thực hiện sẽ diễn ra suông sẻ khi có một chiến lược tốt. Đáng tiếc nó không xảy ra ở trường hợp này. Ở mặt trận TV – cái tâm của chiến dịch – là một chuỗi dài những câu nói gây bối rối. Người xem không biết họ đang nói gì và ý nghĩa của những lời đó.
Để nỗ lực sáng tạo, tờ Times dường nhưng phải đánh đổi. Liệu direct sale sẽ đóng vai trò quan trọng trong cuộc chơi này? Tờ New York Times vốn nổi tiếng về những thông tin chuẩn xác. Do đó, việc chúng ta cần làm là hỗ trợ họ về mặt tài chính. Hãy hành động ngay hôm nay.
Những thương hiệu lớn luôn cần có sự hỗ trợ nếu muốn đứng vững trong thị trường cạnh tranh khốc liệt như ngày nay. Điều đáng mừng là cuối cùng tờ New York Times đã chịu chi tiền để gầy dựng lại thương hiệu cùng với chiến lược nòng cốt của mình.