Chiến Trường Làm Việc Giữa Các Thế Hệ

Có thể nói, một trong những chủ đề mà người ta thường nhắc đến hiện nay chính là thế hệ. Với độ tuổi trải dài 50 năm giữa thế hệ lớn nhất và trẻ nhất trong một doanh nghiệp, thì nhu cầu, quan điểm, thái độ và cách hành xử sẽ rất đa dạng. Hiện nay đa số các doanh nghiệp đều có các thế hệ ở những nhóm tuổi khác nhau tham gia vào làm việc, do đó dẫn đến nhu cầu, góc nhìn, giá trị và phong thái làm việc cũng sẽ khác nhau.

Đa dạng về nhóm tuổi trong môi trường làm việc sẽ sản sinh ra nhiều talent tài năng khác nhau, nhưng từ đó cũng sẽ không thể thoát khỏi những xung đột về ý tưởng và góc nhìn rập khuôn – thế hệ Baby Boomers nghĩ thế hệ X cần làm việc có đạo đức hơn trong khi đối với nhiều người thuộc thế hệ X, Baby Boomers chẳng qua chỉ là những người làm việc chỉ biết quan tâm đến bản thân mình. Thêm vào đó, thế hệ Y lại được xem như là thế hệ của những người ích kỷ và chỉ biết tự xưng.

Việc thấu hiểu và nhận ra sự đa dạng về các thế hệ trong môi trường làm việc có thể giúp mọi người làm việc đoàn kết với nhau hơn và biến nơi làm việc thành chiến trường giữa các thế hệ khi có sự cạnh tranh với nhau về nhóm tuổi và đội ngũ làm việc hiệu quả.

Baby Boomers (Những người sinh giữa năm 1946 – 1964)

Nếu bạn từng sống trong thời kì chiến tranh tại Việt Nam hay lớn lên với chương trình The Twilight Zone và được xem là thế hệ vàng của thập niên 60, bạn đích thị là Baby Boomer. Thế hệ này chiếm đến 35% nguồn lực lao động tại Úc và phần lớn trong số đó hiện tại sắp bước vào giai đoạn nghỉ hưu. Cục Thống Kê Úc dự đoán nguồn lực lao động giàu kinh nghiệm và kỹ năng sẽ thiếu hụt trong những năm tới, đặc biệt là ở ngành giáo dục và chăm sóc sức khỏe khi phần lớn thế hệ baby boomer đã rời khỏi cuộc chơi.

Song, việc này không có nghĩa thế hệ Baby Boomers sẽ về quanh quẩn xung quanh khu vườn tại nhà mình hay sống cuộc sống như những người già. Nhiều người trong thế hệ này dự tính sẽ tiếp tục làm việc cho đến năm 60 tuổi và tỏ ra hứng thú với việc thay đổi công việc hơn là kết thúc nó.

Công việc của phần lớn đối tượng lao động trung niên hiện nay đều rập khuôn nhau. Lương cao, khó kiểm soát, không tiếp thu các kỹ năng mới, ngại thay đổi hay mù công nghệ đều là nét đặt trưng của nhóm lao động này. Những điểm này đa số sẽ khiến nhóm lao động này khó tìm được việc mới hoặc chưa sẵn sàng nghỉ hưu.

Glennis Hanley đến từ Ban Quản lý của trường Đại học Monash tin rằng thế hệ Baby Boomers là nòng cốt chính trong lực lượng lao động ngày nay và nên trụ vững trong cuộc chơi này càng lâu càng tốt. Hanley chia sẻ: “Doanh nghiệp nên tận dụng vốn kinh nghiệm và kỹ năng của thế hệ Baby Boomers để bồi dưỡng và chuyển giao cho các thế hệ kế tiếp.”

Baby Boomers là những người có tính cam kết, chăm chỉ và chỉ tập trung vào sự nghiệp. Việc này vô tình được thế hệ X và Y xem Baby Boomers là workaholics (những người cuồng công việc). Đạo đức nghề nghiệp của thế hệ này phải kể đến như là cống hiến hết mình, tận tụy, trung thành và sẵn sàng đảm nhận một vị trí trong thời gian dài. Họ cũng sẵn sàng mang đến cho doanh nghiệp của mình những kinh nghiệm, kỹ năng và kiến thức về công việc và đời sống, nhứng thứ mà thế hệ trẻ ngày nay chưa chắc làm được. Họ cũng là những người có xu hướng làm việc nhiều giờ và “sự tôn trọng” được xem như là nước cờ chính để kiểm soát thế hệ này.

Thế hệ X (Sinh giữa năm 1965 – 1981)

Thế hệ X là những người may mắn được sinh ra ở cuối thập niên 60 cho đến đầu thập niên 80. Họ là những người đại diện cho nền văn hóa pop ở thập niên 70 và được xem như “những đứa trẻ sống sau lớp cửa khóa” do phần lớn đều ở nhà do bố mẹ bận đi làm. Việc này phần nào chứng minh thế hệ này là những người độc lập, tháo vát và dễ thích ứng công việc.

Thế hệ X chiếm đến 60% nguồn lực lao động hiện tại. Họ đều là những người có tư tưởng doanh nhân và thái độ làm việc độc lập, đề cao những đổi mới trong môi trường làm việc, trái ngược với thế hệ trước (Baby Boomers). Họ là những người có định hướng nghề nghiệp rõ ràng nhưng vẫn đề cao thời gian dành cho gia đình cũng như sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống. Họ thích tận hưởng tự do và quyền tự chủ của bản thân. Họ làm việc để sống hơn là sống để làm việc. Việc này do đó không được lòng hay khiến thế hệ Baby Boomers khó quản lý. Một môi trường làm việc linh động chính là thứ mà thế hệ X cần và thế hệ này luôn đề cao những đóng góp mang tính xây dựng. Doanh nghiệp vì thế cần chú ý đến vấn đề này khi kiểm soát thế hệ X.

Thế hệ X đang được đề cao trong thị trường việc làm ngày nay khi họ là những người sẵn sàng nắm giữ vai trò lãnh đạo khi thế hệ Baby Boomers về hưu. Thế hệ Baby Boomers có kinh nghiệm phong phú nhưng thế hệ X có đủ năng lực và trình độ chuyên môn để tiếp thu và phát triển nó. Thế hệ X cũng lớn lên trong thời kỳ mà công nghệ và xã hội có những thay đổi vượt bậc nên có thể nói họ là những người am hiểu công nghệ và luôn cởi mở trước những thay đổi. Đạo đức nghề nghiệp của thế hệ này cũng khác thế hệ trước khi tập trung vào tính đa dạng, thách thức, trách nhiệm, chân thành và sáng tạo.

Thế hệ Y (Sinh giữa 1982 – 2000)

Thế hệ Y là những người được sinh ra vào đầu thập niên 80 cho đến hết thập niên 90. Thế hệ này được dự đoán sẽ chiếm hơn phân nữa nguồn lực lao động vào năm 2020.

Thế hệ này lớn lên trong thời kì xuất hiện các chiếc điện thoại di động và laptop, do đó không cảm thấy lạ lẫm với công nghệ số. Với khả năng thực hiện nhiều công việc, họ có thể vừa đi học, tham gia thể thao, chơi game hay các hoạt động xã hội khác. Thế hệ này thường sẽ không kiên nhẫn và thích được hài lòng ngay lập tức khi luôn tìm kiếm thông tin mình cần qua Internet.

Nếu nói thế hệ Baby Boomers là những người thích nói chuyện mặt đối mặt trực tiếp thì thế hệ Y lại thích giao tiếp gián tiếp qua các nền tảng như email, Instant Messaging (IM), blogs và tin nhắn văn bản. Thế hệ Y cũng thích các khóa cybertraining, hệ thống web-based delivery và telecommuting thay vì các khóa học và training theo truyền thống.

Thế hệ Y thường là những người thông minh, sáng tạo, hiệu quả và có định hướng. Họ đề cao các công việc có ý nghĩa giúp họ phát triển bản thân cũng như là cố vấn hay người có kinh nghiệm có thể khuyến khích và giúp đỡ họ phát triển sự nghiệp cá nhân.

Thế hệ Y sống trong thời đại mà sự lựa chọn luôn bủa vây xung quanh mình nên do vậy ít có xu hướng làm một công việc lâu dài. Họ luôn đòi hỏi những thay đổi cũng như cơ hội để có thể phát triển kỹ năng cho bản thân. Nếu bạn không đáp ứng được những điều đó, họ sẽ không do dự và rời đi tìm công ty khác nhanh hơn bạn nói ba chữ “thế hệ Y”.

Với thái độ “Cái này là dành cho tôi sao?”, thế hệ Y chỉ chăm chăm nhìn vào quyền lợi, các khoản thưởng và cơ hội phát triển. Việc này vì thế được các thế hệ khác xem như là ích kỷ, ngạo mạn, lười biếng và không có đạo đức. Tuy nhiên, dù có như thế nào đi chăng nữa thì thế hệ này sẽ là những người lèo lái nền kinh tế thế giới trong tương lai.

Thế hệ Z (Sinh từ năm 2000 đến nay)

Chiếm 10% trong lực lượng lao động năm 2020, nhiều chuyên gia dự đoán thế hệ này sẽ quay về các giá trị như là sự tôn trọng, trách nhiệm và kiềm chế. Tuy nhiên, với cái cách mà công nghệ đang phát triển như hiện nay, thật sự chưa có nhiều vị trí công việc mà thế hệ Z có thể đảm nhận trong tương lai.

Theo Elissa Collier/careerfaqs.com.au

Post Author: Tu Vo