Câu chuyện bắt đầu với anh em nhà Lumière, họ làm một bộ phim ảnh ngắn về những điều bình thường như đám đông, xe lửa, dòng người. Camera họ dùng để chụp những bức ảnh chuyển động đầu tiên đó được chế tạo năm 1895.
Vậy, những điều thú vị đó đã diễn ra như thế nào?
Và, làm thế nào mà từ một bức ảnh tĩnh lặng hoàn toàn, những hình grainy trong phim lại tràn ngập âm thanh?
Bộ phim đầu tiên, Lumiere Brothers
https://www.youtube.com/watch?v=4nj0vEO4Q6s
Phim câm và trường phái biểu hiện (Expressionism)
Trường phái biểu hiện (Expressionism) trong phong trào nghệ thuật xuất hiện vào thời gian cùng thời điểm Phim câm trở nên phổ biến rộng rãi. Những bộ phim câm đầu tiên về hài kịch (Charlie Chaplin) hoặc Expressionist (The Cabinet of Dr. Caligari)
https://www.youtube.com/watch?v=lkDHAnyf8T4
The Cabinet of Dr. Caligari, 1920
Dù sao, những bộ phim câm vẫn được chiếu trên màn ảnh rộng cho khán giả thưởng thức. Nhưng việc ngồi trong im lặng xem phim có lẽ không mấy thú vị, tuy vậy họ không thể thêm nhạc vào phim nên họ chơi nhạc sống mỗi lần phim chiếu.
Mọi thứ đều được sử dụng, từ đàn piano đứng đến bộ tứ tấu đàn dây, nhưng không có lời. Họ thực hiện công việc đó suốt thời gian xem phim. Chẳng hạn khi nhân vật Chaplin ngã (các nhạc công sẽ ghi nhớ chi tiết trong phim sau vài buổi trình diễn), họ sẽ mô tả âm thanh để phụ họa.
Họ cũng có sáng tác nhạc, nhưng thường thì ban nhạc sẽ chơi ngẫu hứng. Các bản nhạc phổ được tập hợp thành quyển và xuất bản thường là tác phẩm của những nhạc sĩ đã mất hoặc vô danh. Trong tuyển tập, sẽ có một hoặc hai trang về “Nhạc Xiếc” tạo cảm hứng cho những nghệ sĩ dương cầm trong các cảnh vui vẻ hoặc rực rỡ. Họ chơi theo dòng cảm xúc từ bộ phim, vì vậy mỗi lần chiếu, âm nhạc sẽ hơi khác một chút.
Truyện tranh
Charlie Chaplin không may qua đời trước khi bộ phim có âm thanh hay còn gọi là “talkies” xuất hiện. Bất thình lình nghe giọng nói của diễn viên và liên kết nó với tất cả hình ảnh của anh ta, khán giả đã sốc đến mức không nói thành lời (Các nhạc sĩ nhà hát cho rạp chiếu phim chắc chắn cũng ít xúc động với sự thay đổi này).
Vì vậy, thay vì những bộ phim hài lãng mạn, nhạc kịch bắt đầu tràn ngập vào cuối những năm 20. Trong nhạc kịch, mọi thứ xung quanh dường như dừng lại khi một nhân vật bắt đầu cất tiếng hát. Đó là cách các đạo diễn và biên kịch lồng bài hát vào một cash tinh thế và khéo léo.
The Jazz Singer năm 1927 là bộ phim điện ảnh đầu tiên có lời. Câu đầu tiên của bộ phim là:
“Chờ một phút, bạn chưa nghe thấy gì cả!”
Và đó cũng chính là những câu thoại đầu tiên trong ngành công nghiệp điện ảnh.
Nhạc phim theo phong cách cổ điển
Nhạc phim theo phong cách cổ điển là loại phổ biển nhất được sử dụng làm nền cho các cảnh phim. Đồng thời, nó cũng là thể loại tinh tế và truyền cảm tốt nhất.
Năm 1933, bộ phim King Kong được phát hành cùng với bản nhạc phổ chính thức của Max Steiner. Đây là bộ phim đầu tiên có nhạc phổ cho từng phần câu chuyện. Steiner đã sử dụng phong cách cổ điển để sáng tác.
Ngoài ra phong cách này có thể được sử dụng ở mức độ phức tạp hơn là nhạc nền (theme song) mang giai điệu đại diện cho những chủ đề như tình yêu hoặc chiến tranh, và nhạc trích đoạn (leitmotif) được chèn vào các cảnh để mô tả nhân vật hoặc một ý tưởng nào đó. Nhờ có âm nhạc, khán giả sẽ cảm nhận câu chuyện sâu sắc hơn.
Phong cách cổ điển là một ý tưởng tuyệt vời dành cho nhạc nền phim, đồng thời các cảnh chuyển tiếp cũng mượt mà hơn kể cả những cảnh chuyển đột ngột hoặc không liên quan tới nhau.
Max Steiner và John William là hai trong số những nhạc sĩ năng suất nhất. Steiner từng được đề cử giải hàn lâm 26 lần và chiến thắng 3 lần. bản nhạc phổ phim Cuốn theo chiều gió và Casablanca là hai trong số hàng chục bản nhạc khác. William lại vô cùng nổi tiếng với các tác phẩm thuộc hàng bom tấn như Star War và Hary Porter. Bạn có thể vào Wikipedia để tìm hiểu thêm về các tác phẩm và giải thưởng ông đạt được.
Nhạc phim của Harry Porter là âm nhạc cổ điển
Nhạc Jazz nhập cuộc
Lần đầu tiên khi một loại nhạc “văn hóa đại chúng” như Jazz xuất hiện, rất nhiều người đã ủng hộ nó. Hollywood sử dụng nhạc Jazz làm công cụ để mô tả tính chất của từng phần trong phim. Nhạc Jazz cũng có khả năng kết nối rất đặc thù giữa nơi chốn và con người.
Ví dụ như trong bộ phim A Streetcar Named Desire, bạn phối jazz đã giúp hình thành bối cảnh của vùng New Orleans và những hành động khó hiểu của nhân vật.
Jazz đã đồng hành cùng với văn hóa nhạc pop từ rất lâu với rất nhiều Jazz club trong các thị trấn. đó là thể loại âm nhạc đầu tiên do chính những người Mỹ nhập cư sáng tạo nên. Không may, Jazz lại bị coi là âm nhạc của người da đen và bị hạn chế trước khi nó được đưa vào phim của người da trắng. Ngày nay, âm nhạc mang đậm màu sắc của các nền văn hóa khác nhau đã xuất hiện nhiều hơn trên phim, và chủ nghĩa phân biệt chủng tộc cũng không còn gay gắt như trước.
Streetcar: Blanche Meets Stanley
Mỳ ống Châu Âu -Spaghetti Westerns
Bắt đầu nổi tiếng từ thập niên 50 hoặc 60, Spaghetti Western sử dụng phong cách giống nhạc cổ điển, nhưng kết hợp với âm thanh “kiểu Châu Âu” như tiếng đàn ghi ta hay trumpet của Tây Ban Nha. Tính chất của nó là rõ ràng, dài và xuyên suốt kịch bản. Bản nhạc phải đủ dài để lấp đầy những khoảng trống trong bộ phim nên các nhà soạn nhạc thường viết một bản giao hưởng hoàn thiện cho nó.
Spaghetti Western được sử dụng để làm tăng sự căng thẳng trong các pha đấu súng hay truy đuổi trên lưng ngựa, nó cũng được dùng để vẽ nên bối cảnh xung quanh nhân vật. nhiều bản nhạc nền thậm chí còn nổi tiếng hơn phim gốc (như bộ The Good, The Bad, and The Ugly). Ngày nay, nó thường được phối lại hoặc lấy trích đoạn lồng nhạc các bộ phim hoạt hình.
Ennio Morricone là một trong những nhà soạn nhạc nổi tiếng nhất người Ý về phong cách này. Ông thường kế hợp với đạo diễn Sergio Leone. Cả hai đều là những nhân vật tài năng, vì thế các tác phẩm của họ tương hỗ cho nhau và cùng trở nên rất nổi tiếng
The Good, The Bad, and The Ugly – Duel Scene
Những giai điệu nghịch tai
Những người đến từ Châu Âu đã đưa vào các bộ phim khoa học viên tưởng và gay cần những giai điệu kỳ quái và thất thường. Các bản nhạc phổ loại này ảnh hưởng bởi âm nhạc Avant-garde và âm giai nửa cung của nhà soạn nhạc Arnold Schoenberg. Nó khiến cho cảm xúc tiêu cực của người xem dâng cao bằng cách đặt các nốt nghịch cạnh nhau. Các nhà soạn nhạc sẽ chơi nhạc cụ theo cách mới và không chính thông như gõ vào thung ghi ta như đánh trông thay vì gảy dây đàn. Tuy người xem không xác định được loại nhạc cụ nào, nhưng họ vẫn cảm thấy không thoải mái với nó.
Các bộ phim nổi tiếng với kỹ thuật này bao gồm Psycho (1960), Planet of the Apes(1968), Apocalypse Now (1979).
Nhạc cổ điển trở lại
Năm 1977, John Williams đã khôi phục lại nhạc phim cổ điển với nhạc phim Star Wars. Ông đã đưa những di sản của nhà soạn nhạc nổi tiếng như Max Steiner trở lại bằng cách tạo nên những bản nhạc hưởng với theme và Leitmotif dễ nhận biết. “luke’s Theme” vẫ là một trong những bài nhạc quen thuộc và phổ biến nhất trong lịch sử làm phim.
Danny Elfman, nhà soạn nhạc nổi tiếng với nhạc phim The Simpsons xuất hiện trong giới nhạc sĩ không lâu sau đó và cũng là người sáng tác nhạc phim Batman của đạo diễn Tim Burton theo phong cách cổ điển này.
Mặc dù có xuất cứ từ Đức, nhạc cổ điển bây giờ được xem như thể loại chung cho nhạc nền và được coi là mặc định. Vì thế, khi Batman bay vòng quanh thành phố Gotham, người ta sẽ chẳng bao giờ hỏi “Tại sao lại chơi nhạc cổ điển Đức trong phim Mỹ?”
Sự hồi sinh của nhạc kịch
Nhạc kịch vẫn tồn tại, nhưng không còn phổ biến như ngày xưa nữa, Gene Kelly nói. Tuy nhiên, nó đang hồi sinh và kế thừa những tinh túy của các tác phẩm nổi tiếng như The Sound of Music (1965), Cabaret (1972), Rocky Horror Picture Show (1975)
Có rất nhiều bộ phim điện ảnh nhạc kịch nổi tiếng như Chicago (2002) và Moulin Rougue (2001). Các bộ phim nhạc kịch vẫn sẽ được ra mắt khán giả và được yêu mến, dù thời hoàng kim của nhạc kịch đã qua.
Chicago (2002)
Nhạc phim ngày nay: các ca khúc chủ đề
Vào khoảng thời gian nhạc pop lần đầu tiên được đưa vào phim, các đạo diễn bắt đầu nhận ra họ có thể quảng cáo và bán các ca khúc chủ để trong phim của mình trong thị trường âm nhạc. Các bài hát là bản gốc của nhạc nền được phát hành độc lập với phim và chỉ có nhạc của bộ phim đó.
Phần lớn thì nhạc nền của phim là bản phối từ nhiều bài hát với nhau, một số bài hát được viết riêng cho phim, một số khác thì không. Bộ phim Graduate (1967) là một bộ phim nổi tiếng với bản phối của các bài hát trong phim Scarborough Fair, Mr.Robinson, Sound of silence của Simon& Garfunkel.
Mục tiêu của những bản phối ca khúc chủ đề là tạo ra lợi nhuận gấp hai: người ta có thể kiếm lời từ ngành công nghiệp điện ảnh, đồng thời cũng kiếm thêm lợi nhuận từ ngành công nghiệp âm nhạc. Đôi khi, chính nhạc phim là yếu tố để bộ phim nổi tiếng, đôi khi thì ngược lại. Dù sao, Hollywood vẫn kiếm bộn nhờ đó.
Còn khán giả, bên cạnh việc xem các bộ phim, họ còn có thể thưởng thức các bản nhạc có trong bộ phim đó.
The Graduate