Lý do đạo diễn trẻ gốc Châu Phi chọn thực hiện dự án phim bom tấn này: “Tôi muốn tìm hiểu và khám phá những giá trị cốt lõi của người dân Châu Phi”.
Khoảng cuối năm 2015, đạo diễn trẻ Ryan Coogler đã đi theo tiếng gọi của Châu Phi.
Sau khi hoàn thành bộ phim thứ hai của mình, “Creed”, Coogler bắt đầu dự tính mình sẽ nên làm gì tiếp theo. Anh nhớ lại: “Tôi vẫn đang vật lộn và loay hoay tìm kiếm thứ gì đó trong suốt cuộc đời mình. Nó là bản sắc văn hóa, là tinh thần và những gì gần gũi nhất với con người Châu Phi. Tôi đã đọc các tác phẩm của Ta-Nehisi Coates và đắm chìm vào thế giới đó vì những lý do cá nhân. Tôi luôn muốn sẽ đặt chân đến Châu Phi. Tôi thấy mình thật xấu hổ khi chưa lần nào quay lại quê hương. Do đó ngay khi hoàn thành phim Creed, có lẽ tôi sẽ lên kế hoạch đến Châu Phi cùng với vợ mình, Zinzi”.
“Và sau đó, Marvel đã tìm đến tôi”.
đạo diễn Ryan Coogler
Phim Black Panther ra mắt gần đây của Marvel đang oanh tạc các phòng vé toàn cầu. Bộ phim theo chân Anh hùng Black Panther của một quốc gia giả tưởng tại Châu Phi có tên Wakanda. Bộ phim đã thu về 250 triệu đô la sau vài ngày công chiếu tại Mĩ và là một trong các bộ phim có doanh thu mở màn cao nhất. Doanh thu toàn cầu của bộ phim nay đã lên đến 700 triệu đô la nhưng vẫn chưa hạ nhiệt và hứa hẹn sẽ chạm mốc một tỉ đô la trong thời gian tới.
một cảnh trong phim Fruitvale Station
Coogler trước đây không phải là một đạo diễn làm phim bom tấn. Nhưng Marvel vẫn tin tưởng giao cho anh dự án lần này vì họ nhìn ta đạo diễn trẻ này sẽ làm nên chuyện. Điển hình như phim Fruitvale Station của Coogler thực hiện năm 2013 kể về vụ việc cảnh sát nổ súng bắn chết một thanh niên da đen tại Oakland. Kinh phí thực hiện bộ phim chỉ rơi vào 900.000 đô la Mĩ, ít hơn số tiền đoàn phim Black Panther bỏ ra để lo ăn uống. Nhưng nhân vật lẫn thế giới trong phim hòa hợp với câu chuyện anh yêu thích một cách hoàn hảo. Một cậu bé mê chuyện tranh lớn lên tại Oakland và sau đó trở thành sinh viên tại một trường điện ảnh ở USC. Coogler nói: “Tôi muốn kể một câu chuyện vĩ đại, một câu chuyện tuyệt vời. Tôi thích cảm giác được đứng ở vị trí khán giả cảm nhận và tôi không thể nào ngừng nghĩ về điều này trong nhiều ngày. Tôi muốn làm những thứ có thể mang lại cảm giác đó cho mọi người nhưng tôi muốn mang lại cảm giác đó cho những người như tôi và lớn lên cùng tôi hơn”.
Trước khi ký hợp đồng với Marvel, Coogler đã mất một khoảng thời gian để bàn bạc với studio về “due diligence” (hoạt động thẩm tra – một cuộc điều tra về một doanh nghiệp hoặc một cá nhân trước khi ký một hợp đồng, hoặc một hành động với một tiêu chuẩn tỏ sự thận trọng nhất định). Coogler chia sẽ: “Điều tôi quan tâm nhất là về chủ đề cho bộ phim. Tôi muốn nói rõ cho họ biết ý định trong đầu tôi là như thế nào và muốn họ phải chắc chắc thực hiện. Tôi rất thành thực về ý tưởng mà tôi muốn triển khai trong bộ phim này, điều gì đó có ý nghĩa với người dân Châu Phi. Đây là một trong những điều đầu tiên mà tôi nói đến và họ rất thích thú về điều đó”.
Coogler sau đó đã lên máy bay đến Châu Phi và điểm dừng chân đầu tiên của anh là Cape Town. Anh không biết một ai ở đây nhưng đã nhanh chóng kết bạn với nam nhân viên khách sạn và ngỏ ý muốn đến nơi anh ta sống, một thị trấn có tên gọi là Gugulethu. Coogler nói: “Đây quả thực là trải nghiệm đáng nhớ. Tôi nhận ra rằng bộ lạc của anh – người Xhosa – thực hiện các nghi thức tương tự như những thứ tôi làm ở nhà với gia đình”. Sau đó anh lấy ra điện thoại ra và khoe đoạn clip từng người chuyền tay nhau uống bia mà anh quay với một nhóm đàn ông Nam Phi. Anh chia sẻ: “Đó là tôi và già làng trong nghi thức của người Xhosa. Phong tục ở nhà tôi cũng giống như thế này. Đây là đều cùng chung một tinh thần. Sau đó tôi nhận ra rằng người Mỹ gốc Phi thực chất vẫn là người Châu Phi. Vẫn mang đậm bản sắc văn hóa và tinh thần của con người tại đây”.
Ryan Coogler và Chadwick Boseman trên phim trường Black Panther.
Tại Cape Town, Coogler cũng đã có một chuyến đi solo tới Table Mountain, một mũi đất rộng 3.000 foot với nhiều tháp cao qua thành phố. Từ trên cao quan sát những gì mà Châu Phi mang lại, Coogler nhận ra hai điều: “Đầu tiên là Châu Phi thật rộng lớn, trải dài vô tận và là một trong những nơi tôi đến không tài nào chụp hay ghi lại được hết cảnh quan. Điều thứ hai thiên về cá nhân một chút. Nếu không may qua đời, tôi muốn mình được chôn tại đây”.
Coogler chia sẽ anh bắt đầu nghĩa đến concept “chúng ta là một”, nghĩa là Người Mỹ gốc Phi. Anh nói: “Cảm giác giống như bị bỏ lại nơi chúng ta không thuộc về vậy. Khi ai đó hỏi tôi đến từ đầu, tôi đều trả lời rằng tôi đến từ Bay Area và rất tự hào về điều này. Nhưng thực ra là, tôi là con dân Châu Phi, nơi tôi đến và thuộc về đều là Châu Phi”.
Sau Cape Town, Coogler đi đến Lesotho, một quốc gia có địa hình miền núi giúp bảo vệ khỏi các vụ xâm chiếm và Kenya, quốc gia gần vương quốc Wakanda giả tưởng trong phim. Giám đốc của Marvel, Kevin Feige, chia sẻ: “Chuyến đi của Ryan lần này đã mang lại rất nhiều thông tin cho quá trình làm phim. Đây là lý do vì sao cảnh quan và âm thanh bạn nghe trong phim tương tự như bạn đang ở Châu Phi vậy”.
“Tôi có cảm giác như những người Mĩ gốc Phi bị bỏ lại nơi họ không thuộc về. Khi ai đó hỏi tôi đến từ đâu? Tôi đều nói rằng Bay Area. Nhưng sự thật là, tôi và những người Mĩ gốc Phi đều là người con của Châu Phi và Châu Phi là quê hương của chúng tôi.” –Ryan Coogler, director of Black Panther
Daniel Kaluuya, diễn viên thủ vai W’Kabi trong phim, được sinh ra tại England trong một gia đình có ba mẹ người Uganda, chia sẻ rằng: “Tôi đến châu Phi lần đầu tiên vào năm 7 tuổi. Chuyến đi này đã thay đổi hoàn toàn nhận thức của tôi về nơi này. Mọi người ở đây đều có làn da như nhau, từ tổng thống đến người dọn dẹp. Tôi không cảm thấy tự ti về màu da của mình khi ở đây.”
Khi chắp bút viết về Wakanda, Coogler nghĩ đến những câu chuyện về người Mỹ gốc Phi thường nghe khi còn nhỏ. Anh nói: “Không thể nào nói cho bọn trẻ nghe về chế độ nô lệ. Nó quá khủng khiếp. Do đó tôi muốn kể một câu chuyện thần tiên về Châu Phi. Một vương quốc nơi con người đều bình đẳng và tự do.”
“Và đó là Wakanda.”
Quốc gia Wakanda trong phim quả là một nơi tuyệt hảo với những bộ trang phục bắt mắt, nguyên liệu vibranium thống trị công nghệ. Coogler muốn đảm bảo rằng vẫn tôn lên được bản sắc văn hóa tại Châu Phi dù có những tiến bộ về mặt công nghệ. Châu Phi là một nền văn hóa được biết đến như đã bị đồng hóa với những hủ tục và mê tín, nhưng trong bộ phim này Coogler muốn truyền tải những gì mạnh mẽ nhất, tinh túy nhất của văn hóa Châu Phi. Và đó có lẽ là vai trò của phụ nữ: thiên tài khoa học hay chiến binh nguy hiểm hoặc nữ hoàng quyền uy. Coogler chia sẻ: “Đó chính là thế giới của dân tộc tôi. Vợ tôi là một người phụ nữ da đen mạnh mẽ và thông minh. Khi tôi vượt qua được cô ấy, cuộc sống của tôi sẽ dễ thở hơn. Tôi nghĩ đó là một trong những thứ giúp T’Challa tỏa sáng. Anh ta biết làm thế nào để vượt qua được người phụ nữ tuyệt vời trong cuộc đời mình.”
nữ diễn viên Lupita N’yongo trong một cảnh phim
Dàn diễn viên trong phim không chỉ là người Mỹ gốc Phi mà còn là người Châu Phi gốc như Lupita N’yongo từ Kenya, Danai Gurira từ Zimbabwe hay John Kani từ Nam Phi. Kaluuya nói: “Đây là môi trường làm việc đầu tiên tôi từng được trải nghiệm. Phần lớn đoàn phim đều là người da đen. Đối với tôi đây là một cuộc cách mạng. Nó giống như, nhìn xem chúng ta đang làm gì này. Đây là một bộ phim Marvel và chúng ta là những người thể hiện nó.”
Andy Serkis và Martin Freeman trong vai Ulysses Klaue và C.I.A
Sau một ngày ra mắt phim, diễn viên Andy Serkis (trong vai Ulysses Klaue)đã kể: “Trong một cảnh quay với một diễn viên da trắng khác, Martin Freeman (trong cai C.I.A), Coogler nói với chúng tôi rằng: “Ông biết không, tôi chưa bao giờ chỉ đạo hai diễn viên da trắng nào diễn cả”. Tôi cười phá lên sau đó. Đây quả thực rất buồn cười nhưng cũng khá cay đắng.””
Khi nghe câu chuyện này – thực tế là sau ba bộ phim, đạo diễn trẻ này mới làm việc với hai diễn viên da trắng – Coogler bày tỏ: “Tôi không đồng ý với điều này. Đây không phải là trường hợp người ta phủ nhận trao cho tôi cơ hội đó. Câu chuyện không phải như là tôi mượn những người da trắng để thực hiện cảnh phim. Tôi chỉ làm những bộ phim mà tôi muốn làm mà thôi.”