Doanh nghiệp và người lao động đều sẽ được lợi từ việc tạo ra văn hóa làm việc ý nghĩa cho thế hệ millennial.
Hiện tại không thiếu các bài báo về thế hệ millennial – những người sinh từ những năm 1980 đến khoảng năm 1997 – xoay quanh đến vấn đề tìm kiếm các công việc có ý nghĩa tích cực hơn là lương bổng. Từ các tổ chức kinh doanh xã hội (social venture) như tổ chức phi lợi nhuận Do Something cho đến các startup nổi tiếng như Warby Parker, millennial đang đề cao mục đích lên hàng đầu trong văn hóa doanh nghiệp ngày nay.
Trong một khảo sát toàn cầu với 26,000 người tham gia của LinkedIn, do Imperative tiến hành, đã chỉ ra rằng millennials là thế hệ ít có mục đích rõ ràng nhất. Kết quả của khảo sát cho thấy 48% thế hệ baby boomer (trên 51 tuổi) đề cao mục đích hơn là lương bổng và vị trí trong công ty, theo sau đó là thế hệ X (36 – 51 tuổi) và cuối cùng là millennial với 30%.
Khảo sát yêu cầu người dùng trên LinkedIn tự đánh giá tầm quan trọng cá nhân qua các tiêu chí công việc khác nhau như tiền bạc, mục đích, danh hiệu. Phản hồi sẽ đến từ các chuyên gia ở 40 quốc gia bao gồm Sweden, Russia, Hoa Kỳ, Trung Quốc và Brazil và các ngành công nghiệp trải dài từ truyền thông giải trí cho đến sản xuất và cơ khí.
Khảo sát xoáy mạnh vào những cá nhân ưu tiên mục đích hơn các tiêu chí công việc còn lại. Ví dụ, nếu bạn ưu tiên tiền bạc và danh vọng, bạn vẫn có thể quan tâm đến mục đích, nhưng nó không phải là yếu tố quyết định chủ chốt cho công việc bạn theo đuổi.
Dù kết quả khảo sát có thấp thì không đồng nghĩa rằng thế hệ millennial chối bỏ các công việc có ý nghĩa. Khảo sát cũng chỉ ra 74% ứng viên muốn tìm một công việc mà họ cho là quan trọng với mục tiêu họ hướng đến. Việc này ngụ ý cả doanh nghiệp và người lao động nên ưu tiên cùng nhau tạo ra môi trường làm việc có ý nghĩa.
Tuy nhiên, kết quả lại tạo nên sự phân cấp giữa các thế hệ. Tại sao thế hệ millennial không được xem là thế hệ có mục tiêu rõ ràng như phần lớn chúng ta đều cho là như thế?
Khảo sát đã vướng phải những khúc mắt giữa thứ mà thế hệ millennial mong muốn và thứ họ đưa vào thực tiễn. Có hai lý do giải thích cho việc này. Đầu tiên, thế hệ millennial không có đủ kinh nghiệm làm việc để tự chỉ ra khía cạnh nào của công việc mang đến cho họ nhiều năng lượng làm việc nhất. Thứ hai, vẫn còn tồn tại các công việc được hoàn thành dựa trên mối quan hệ có qua có lại giữa người lao động và người sử dụng lao động. Nếu doanh nghiệp có thể giúp nhân viên của mình tìm ra mục đích công việc, thì doanh nghiệp đó sẽ nhận được rất nhiều lợi ích không chỉ từ năng suất công việc tăng mà thêm vào đó là nhân viên luôn nhiệt huyết, sẵn sàng với công việc.
Tuổi tác và kinh nghiệm đóng vai trò quan trọng để trong việc xác định quan điểm về mục đích ở mỗi cá nhân. Khảo sát do nhà phân tâm học (psychoanalyst), Erik Erikson, đã cho thấy người trẻ đã trưởng thành có xu hướng chú trọng vào nguồn thu nhập và nhà cửa, sau đó là tìm bạn đời và cùng nhau lập gia đình. Khi đã có tuổi, họ sẽ chuyển hướng sang các công việc có tính chất đóng góp hơn cho xã hội. Chính tâm lý thay đổi này đã ưu tiên mục đích của họ lên trên cả.
Một ứng viên trong khảo sát chia sẻ: “Khi mới bắt đầu đi làm, tôi không cảm thấy rằng mình có quyền chọn lựa. Nhiều ý nghĩ xung đột nãy ra trong đầu tôi đều xoay quanh về liệu rằng mình có đang đi đúng hướng hoặc công việc này có hỗ trợ gì cho bản thân hay không. Trong lúc đó, tôi tìm được một công việc lương cao và có nhiều chế độ làm việc ưu đãi. Tôi cảm giác như đi làm thì chỉ cần như thế là đủ.
Tuy nhiên, quan điểm của tôi đã hoàn toàn thay đổi khi tôi đảm nhận vai trò hoàn thành các chương trình xúc tiến xây dựng xã hội phi lợi nhuận. Lần đầu tiên trong cuộc đời, tôi cảm thấy mình thực sự mang đến tác động cho cả công việc và tạo ra sự khác biệt vượt ngoài phạm vi công ty. Cảm giác đó như tiếp thêm năng lượng và thúc đẩy tôi rồi sau cùng là thay đổi cách tôi làm việc. Tôi trải lòng mình và dành trọn đam mê, nỗ lực cho công việc.”
Giúp thế hệ millennial tìm ra đâu mới là mục đích của họ sẽ mang đến nhiều lợi ích cho cả người lao động và người sử dụng lao động. Doanh nghiệp và người lao động đều sẽ được lợi từ việc tạo ra văn hóa làm việc ý nghĩa cho thế hệ millennial. Việc này đơn giản và tương tự như cách tìm ra đâu mới là giải pháp phát huy tối đa năng lực của người lao động.
Người lao động khi cảm thấy công việc của họ tạo ra những tác động tích cực thường sẽ có xu hướng thúc đẩy và gắn bó dài lâu với công ty. Khảo sát cũng chỉ ra rằng khi người lao động thỏa mãn với công việc sẽ cho ra năng suất gấp ba lần so với những cá nhân không cảm thấy thỏa mãn với công việc.
Là người lao động, làm cách nào để đưa mục đích của mình vào công việc? Đầu tiên, hãy hiểu rõ mục đích của mình là gì. Mục đích đó cũng có thể cảm nhận một cách mơ hồ và vô hình. Đâu mới là động lực chính thúc đẩy bạn trong công việc? Liệu bản thân bạn có khả năng xử lý hay giải quyết các vấn đề lớn hay không? Hoặc khác biệt của bạn với đồng nghiệp là gì? Tiếp theo, hãy nghĩ đến tầm nhìn và sứ mạng của công ty. Liệu công việc bạn đang làm có ứng với điều đó?
Một khi bạn đã xác định công việc này có ý nghĩa, hãy khuyến khích đồng nghiệp làm theo tương tự. Hãy kết thân với những người có cùng mục đích và mục tiêu. Hãy tiếp cận các đồng nghiệp ở thế hệ baby boomer ở nơi làm việc và lắng nghe những ý kiến, kinh nghiệm làm việc của họ để đưa hai thế hệ đến gần nhau hơn.
Một doanh nghiệp không nhất thiết phải là tổ chức xã hội hay phi lợi nhuận để tạo ra môi trường làm việc có ý nghĩa cho nhân viên. Thế hệ trẻ này có thể không đề cao các công việc có ý nghĩa hơn lương bổng. Nhưng điều này không có nghĩa họ không để tâm đến nó.
Theo theguardian.com