Thế Hệ Millennial Muốn Làm Việc Tại Các Công Ty Cam Kết Với Giá Trị Và Đạo Đức

Phớt lơ thế hệ này đồng nghĩa công ty đang bỏ lỡ 2/3 nhân tố lao động sáng giá.

Có một cuộc cách mạng ngầm đang nổ ra trong lực lượng lao động Anh. Mục tiêu của nó không phải là lương bổng, giờ giấc làm việc hay hợp đồng mà là một cuộc cải chính do những người trẻ, những người tìm việc liên quan đến chính trị dẫn đầu với yêu cầu người sử dụng lao động phải cam kết giữ vững giá trị và đạo đức trong mô hình kinh doanh của họ thay vì chỉ chăm chăm vào lợi nhuận.

Theo một khảo sát cho công ty tư vấn Global Tolerance thực hiện, gần phân nữa người lao động (42%) hiện tại đều mong muốn làm việc tại các công ty, tổ chức có những tác động tích cực đến thế giới. Khảo sát với hơn 2.000 người tại UK tham gia này đã chỉ ra rằng 44% trong số đó yêu thích làm các công việc có ý nghĩa hơn là lương cao và 36% trong số đó sẽ làm việc chăm chỉ, cật lực hơn nếu công ty họ làm việc mang lại nhiều lợi ích cho xã hội.

Sự thay đổi này bắt nguồn từ thế hệ X hay còn được gọi là millennials. Millennials là những người được sinh ra trong giữa những năm 1981 và 1996. 62% thế hệ millennials đều có mong muốn làm việc tại các công ty có những tác động tích cực đến xã hội và phân nữa trong số đó thích làm những công việc có ý nghĩa và mục đích hơn là lương cao.

Điều này vô tình mang đến cho nhà tuyển dụng cái nhìn đúng đắn hơn. Phớt lơ thế hệ này đồng nghĩa công ty sẽ mất đến 2/3 người lao động trẻ tài năng. Việc này không mấy làm ngạc nhiên do các công ty lớn và nhỏ hiện đang tích cực đưa ra các chính sách về giá trị và đạo đức.

Ngoài việc kinh doanh đơn thuần thì các công ty hiện nay đang hướng đến trở thành một công ty mang lại giá trị và đang mở rộng việc này ra ngoài việc tuyển dụng. Chuyên viên tư vấn, Simon Cohen, tin rằng nếu các công ty có những thay đổi hay khác biệt mang tính tích cực sẽ tạo động lực cho nhân viên làm việc và từ đó sẽ tăng năng suất và hiệu quả.

Simon Cohen

Cohen đã từ bỏ công việc trong ngành quảng cáo mang lại thu nhập béo bở năm 2003 do anh cảm thấy mô hình hoạt động của công ty không mang lại bất cứ giá trị nào. Ở tuổi 23, anh quyết định thành lập Global Tolerance (hiện tại cho CEO Rosie Warin điều hành), một công ty tự hào khi làm việc với những người mang đến những thay đổi tích cực cho xã hội. Portfolio ấn tượng của công ty bao gồm Đức Đạt Lai Lạt Ma, cháu nội của Mahatma Gandhi và Hoàng tử Charles.

Theo anh, thành công của một công ty không hoàn toàn nằm hết vào giá trị. Nhưng có nó công ty sẽ làm nhiều việc đúng đắng và tích cực hơn.

Cohen chia sẻ: “Khi xây dựng một môi trường và văn hóa mang lại nhiều giá trị ý nghĩa như vậy cho nhân viên sẽ tạo động lực cho họ làm việc và giúp họ theo đuổi những chân lý mà họ cho là đúng. Nhân viên hiện tại làm việc không chỉ vì đó là công việc của họ, mà công việc đó hiện đang mở rộng ra cho chính bản thân họ. Giá trị sẽ không dừng hay bắt đầu khi bạn bước chân đến văn phòng hay trên đường trở về nhà, mà nó đang là một phần trong bạn và là thứ mà bạn đam mê.”

Dù mới tốt nghiệp ra trường hay đang đi làm, việc nghi ngờ là không thể tránh khỏi trong thị trường hiện đang bão hòa khi các doanh nghiệp thất bại trong việc chứng minh giá trị của họ như là một nhà tuyển dụng có đạo đức. Cohen cho biết ông quan sát thấy một sự bùng nổ lớn trong các tập đoàn đã thấy tiềm năng kinh doanh tích cực trên thị trường và được xem là giá trị thúc đẩy.

Trong bối cảnh greenwashing (hành động của công ty hay những thương hiệu tập trung vào những khía cạnh tích cực của sản phẩm hoặc sử dụng các cụm từ gây hiểu nhầm để làm cho người tiêu dùng nghĩ rằng công ty hay thương hiệu đó thật sự thân thiện với môi trường và có tác động tích cực đến xã hội, đồng thời làm mất sự tập trung chú ý của khách hàng vào những hành động không thật sự “xanh” hay “tự nhiên” của họ) như hiện tại, thì mọi người đều có lý do để cảnh giác. Cohen nói: “Không cần thiết lúc nào cũng đề cập đến đam mê là giá trị trên website công ty, đam mê đó phải được thể hiện xuyên suốt mọi hoạt động của công ty”.

“Doanh nghiệp cần phản ánh đúng và chính xác về giá trị của họ kể cả cách chứng minh cho người ta thấy giá trị đó ra sao xuyên suốt văn hóa doanh nghiệp. Chúng ta đang sống trong thời đại mà con người rất nhạy cảm và tinh ý về mọi thứ. Chỉ một hành động nhỏ thôi cũng kéo theo bao nhiêu chuyện phiền toái.”

Sharon Goymer, resourcing manager của National Grid, cho biết xu hướng mô hình kinh doanh mang đến giá trị đang tăng này đã có những tác động rất lớn đến việc tuyển dụng. Tuy nhiên, cô đồng ý rằng doanh nghiệp không nên chỉ nói suông về giá trị mà thay vào đó là nên có những buổi nói chuyện thẳng thắng nhằm đạt được lòng tin và tín nhiệm từ nhân viên.

Sharon Goymer (chính giữa)

Goymer giải thích: “Rất nhiều ngành công nghiệp năng lượng được gầy dựng từ bàn tay của những người đàn ông ở độ tuổi 40, 50 và 60. Một trong những ưu tiên hàng đầu của chúng tôi đó là phát triển sự đa dạng và chiêu mộ thêm nhiều lao động ở các thế hệ tới. Khi chúng tôi tăng giá trị của mình lên, hiển nhiên sẽ có nhiều cá nhân mong muốn vào làm ở công ty, nhưng việc này không phải nói suông là được, bạn cần có những bằng chứng xác đáng và cụ thể để chứng minh giá trị đó.”

Để đạt mục tiêu này, National Grid đã lên các chương trình giáo dục đào tạo tại các trường học nhằm khuyến khích người trẻ ở mọi tầng lớp và hoàn cảnh khác nhau có cơ hội theo đuổi các ngành như khoa học, kỹ thuật, toán học và công nghệ. Trong khi đó, các nhân viên hiện ở công ty sẽ được khuyến khích đảm nhiệm các công việc tình nguyện trong suốt thời gian làm việc ở công ty.

Nếu công ty đề cao giá trị của họ, vậy nhân viên sẽ có vai trò gì trong việc định hình các chính sách của công ty? Goymer cảnh báo việc thay đổi giá trị của công ty thường xuyên để chiều ý nhân viên sẽ là hậu quả khôn lường ở các tập đoàn lớn với quan điểm văn hóa doanh nghiệp đa dạng. Tuy nhiên, việc này vẫn có thể linh hoạt thực hiện ở các công ty nhỏ.

Doanh nhân Ciaron Dunne đã thành lập công ty có tên Office Genie có trụ sở tại Cambridge năm 2008 sau khi tốt nghiệp đại học. Ông chỉ thích tuyển dụng những người sáng tạo có ý chí cầu tiến có khả năng đưa các startup kỹ thuật số đến thành công. Song, tại thời điểm đó ông lại muốn tạo động lực cho nhân viên của mình không phải vì tiền mà tập trung nhấn mạnh vào việc chia sẽ với cộng đồng tại địa phương.

Nhân viên công ty sẽ tham gia vào các công việc tình nguyện bao gồm nhặt rác tại bờ sông và hỗ trợ xây dựng các cơ sở từ thiện. Bên cạnh đó nhân viên cũng được khuyến khích tập trung vào phát triển sự nghiệp theo hướng chuyên nghiệp ở công ty và công ty cũng đề ra luật 20% yêu cầu nhân viên dành ra một khoảng thời gian ở công ty để thực hiện việc đó.

Ciaron Dunne

Dunne khẳng định hầu hết các dự án này đều không phải là các quyết định đơn phương, mọi thứ đều do nhân viên đề xướng và thông qua.

Ông chia sẻ: “Nếu bạn tuyển ai đó vào làm việc mới mục tiêu mang lại nhiều ý nghĩa hơn cho cuộc sống thay vì tiền, thì không có gì đáng bàn cãi khi nhân viên đó sẽ góp ý yêu cầu bạn thực hiện nhiều việc có ý nghĩa hơn cho cộng đồng. Những góp ý, bổ sung từ nhân viên chủ yếu là những gì họ muốn thực hiện. Trong một khảo sát, chúng tôi nhận thấy 100% nhân viên đều muốn đưa ra các góp ý yêu cầu chúng tôi thực hiện một việc gì đó. Do đó, tỷ lệ duy trì (retention rate) sẽ cao.”

“Bên cạnh là một doanh nghiệp, Office Genie cũng sẽ có những khía cạnh và hoạt động song song khác. Bạn hoàn toàn có thể tạo động lực thúc đẩy cho nhân viên nếu đề cao các hoạt động mà công ty đang nhắm đến kể cả mục tiêu muốn đạt được cũng như là văn hóa công ty đang hướng đến.”

Nguồn theguardian.com

Post Author: Tu Vo