Đây là bài viết do Trưởng ban tuyển dụng toàn cầu của công ty Adecco, Christophe Duchatellier, thực hiện được lamphimquangcao.tv thuật lại, mời các bạn theo dõi!
Thế hệ Z là thế hệ phức tạp nhất trong lịch sử hiện đại. Thay vì chờ đợi ai đó thực hiện trước rồi làm theo thì thế hệ Z lại là những người tiên phong dám nghĩ dám làm và mở ra xu hướng mới. Truyền thông xã hội đã phá tan mọi rào cản tiếp cận đến các thương hiệu và sản phẩm, điều này đồng nghĩa các tập đoàn với tư cách là doanh nhiệp tiềm năng sẽ có xu hướng thu hút nhiều người tìm việc hơn bao giờ hết.
Điều này diễn ra như thế nào tại Châu Á? Tại nhiều thị trường, tỷ lệ sinh giảm ở các quốc gia như Hong Kong, Hàn Quốc, Singapore, Đài Loan và cả chính sách một con tại Trung Quốc đã dẫn đến hiện tượng xã hội sẽ cần dựa vào một nguồn lực lao động nhỏ này và khắc phục những vấn đề về môi trường và nợ vay của thế hệ trước.
Tình trạng thiếu hụt nhân lực tài năng ở Châu Á đang ngày càng phức tạp khi nhiều tổ chức phải thi nhau đưa ra nhiều chế độ đãi ngộ hấp dẫn để thu hút người tài giỏi nhất trong thế hệ mới này.
Adecco, công ty đi đầu thế giới trong lĩnh vực đưa ra những giải pháp về nhân lực, đã bắt tay với nhiều chuyên gia khảo sát thị trường BDRC Châu Á nhằm triển khai một khảo sát nhắm vào người trẻ thế hệ Z ở độ tuổi 15- 18 tại Châu Á. Đây chính là đối tượng được sinh từ năm 1995 trở đi và đang dần bước vào lực lượng lao động chính trong xã hội với nền tảng kiến thức giáo dục cao bổ trợ cho công việc tương lai.
948 bảng khảo sát về thế hệ Z này đã được triển khai khắp toàn Châu Á với đối tượng tham gia cả nam lẫn nữ ở các nước như Trung Quốc, Hong Kong, Nhật Bản, Hàn Quốc, Malaysia, Singapore, Đài Loan, Thái Lan và Việt Nam. Nội dung khảo sát xoay quanh những ước muốn của thế hệ Z về công việc họ yêu thích, thái độ tại nơi làm việc hay có suy nghĩ tích cực về công việc và cuộc sống trong tương lai như thế nào.
Kết quả khảo sát đã cho thấy được những khác biệt thú vị ở nhiều vùng khác nhau. Chẳng hạn như ở khu vực Đông Nam Á, các bạn trẻ thế hệ Z có xu hướng tự tin hơn các bạn tại Trung Quốc hay Bắc Á về kiến thức họ trang bị cho công việc sau này. Nhiều khu vực lại cho thấy được làm thực tập sinh tại các công ty sẽ giúp họ trải nghiệm được môi trường làm việc thực tế và tự tin nắm bắt các cơ hội làm việc thực sự sau tốt nghiệp.
Thế hệ Z không đặt nặng vấn đề đi làm sớm hay muộn mà sẽ trang bị vững vàng cho mình những kiến thức và kỹ năng từ trường đại học hay cao hơn là các chương trình học sau tốt nghiệp và thường dành ra khoảng 6 đến 12 tháng để tìm kiếm công ty họ yêu thích để làm việc. Điều này có nghĩa thế hệ Z sẽ có xu hướng tìm kiếm các công việc tạm thời hay theo thời vụ để có thêm nhiều thời gian tìm kiếm và đảm bảo công việc full-time đầu tiên của mình sẽ ở những nơi đáp ứng được nhu cầu nghề nghiệp họ cần.
Truyền thông xã hội là phương tiện chủ yếu để họ tìm kiếm công việc. 26% các bạn thế hệ Z cho biết họ sử dụng mạng xã hội hằng ngày để tìm hiểu về công việc hay lắng nghe lời khuyên từ những người đi trước và 50% khác sẽ truy cập vào các website liên quan đến nghề nghiệp họ thích nhằm thu thập thông tin về các công ty cụ thể mà họ muốn nộp đơn. Do đó không có gì ngạc nhiên khi khảo sát cho thấy họ thường dành ra 2 đến 4 tiếng mỗi ngày để thực hiện những điều trên.
Thế hệ Z rất biết đầu tư cho tương lai của mình. Đa số các bạn trẻ sẽ chấp nhận mức lương thấp từ công việc đầu tiên để tích lũy cho mình kỹ năng và kinh nghiệp thực tế. Tuy nhiên, họ lại thường cân nhắc về mức lương muốn nhận tại các công ty tên tuổi lớn trong bản CV. Qua đó chứng minh được các công ty ít tên tuổi có thể giúp họ học hỏi kinh nghiệm kết hợp với môi trường làm việc cởi mở, năng động sẽ có khả năng thu hút nguồn lao động thế hệ Z hơn các công ty lớn có tên tuổi.
Hầu hết thế hệ Z đều có trách nhiệm về dự định tương của mình. Điều này được thể hiện qua dự tính về tiền lương hưu ngay từ những ngày đầu công việc. Thế hệ Z đều lạc quan cho rằng mình sẽ về hưu ở độ tuổi trung niên hay khoảng 60 tuổi.
Tại các khu vực đang phát triển ở Châu Á, thế hệ Z lạc quan cho rằng họ giỏi hơn thế hệ cha mẹ họ. Đối với thế hệ này, tăng trưởng kinh tế sẽ tạo ra nhiều cơ hội hơn nhưng không dành cho thế hệ cha mẹ. Đáng chú ý, hầu như thế hệ Z đều thích làm việc trong ngành dịch vụ như quảng cáo, marketing, tư vấn, truyền thông, nhà hàng khách sạn, các công việc chuyên môn cũng như nghệ thuật, thể thao và giải trí.
Chỉ một số ít trong khảo sát bày tỏ ý định làm việc trong các ngành nghệ truyền thống như sản xuất hay buôn bán sỉ, ngành nghề xương sống tại vài thị trường Châu Á.
Thế hệ Z cũng có tư duy về kinh doanh. Khoảng 30% cho biết họ có ý định kinh doanh riêng và 40% khác sẽ chuyển sang kinh doanh nếu gặp đúng thời điểm. Họ cũng dễ dàng thích nghi với những thay đổi về công nghệ và những thay đổi đó lại mở ra cho họ nhiều cơ hội lớn hơn tại tơi làm việc và tạo ra nhiều biến thể làm việc thuận tiện khác nhau cho mọi người như làm việc từ xa.
Đối với những người có ý định chuyển sang kinh doanh hay bắt đầu kinh doanh tiêng, một nữa trong số đó đã lên ý định từ năm 20 tuổi và sẽ thực hiện dưới hình thức startup thay vì các mô hình kinh doanh đang tồn tại như công ty gia đình đặc biệt là ở Trung Quốc và Đài Loan.
Dù thế nào đi nữa, xã hội vẫn cần những người làm trong lĩnh vực công chức, chính phủ. 40% thế hệ Z dự tính sẽ làm việc tại các cơ quan Nhà nước hay công cộng và thực sự là chỉ 20% cho biết đó là loại hình “công ty” họ muốn vào làm sau tốt nghiệp. (Ở Đông Nam Á thì tỉ lệ này sai lệch nhiều hơn)
Đối với thế hệ Z, mức độ an toàn nghệ nghiệp là một trong những tiêu chí hàng đầu khi nhiều người yêu thích các công việc full-time. Điều này cho thấy được tỉ lệ thất nghiệp thấp tại Châu Á với trong khi tình trạng này vẫn còn diễn ra tại nhiều khu vực thị trường.
Châu Á trong tương lai sẽ được biết đến như là châu lục với hình thức kinh doanh chủ yếu là startup và GDP chủ yếu đến từ ngành dịch vụ. Tuy nhiên câu hỏi đặt ra ở đây là: “Liệu sẽ có bao nhiêu startup thành công?”
Christophe Duchatellier
Nguồn adecco.com.vn