Thủ thuật làm chủ ánh sáng trong nhiếp ảnh (Phần 1)

1. Thủ thuật ánh sáng trong nhiếp ảnh: Giới thiệu về những loại ánh sáng.

Trong nhiếp ảnh, có lẽ chúng ta không để tâm lắm về việc ánh sáng được tạo ra như thế nào mà thay vào đó là chất lượng và cường độ ánh sáng. Ánh sáng càng đẹp thì hình ảnh cho ra sẽ càng đẹp. Chỉ số hoàn màu (CRI) và nhiệt độ màu sẽ tạo ra cảm xúc cho bức ảnh trong khi cường độ sáng sẽ cho ra tấm ảnh có chất lượng phơi sáng tốt nhất.

Ánh sáng tự nhiên (mặt trời) hay nhân tạo (đèn phát sáng) đều được cung cấp trực tiếp hay gián tiếp từ nguồn sáng chính.

Nguồn sáng nhân tạo có thể đến từ ánh sáng từ đèn sợi đốt (đèn hơi, đèn tungsten, PAR 64) hay đèn xả (đèn huỳnh quang, đèn halogen kim loại HMI) và đèn LED. Nguồn sáng tự nhiên có thể đến từ nhiều nguồn, từ ánh sáng chói đến ánh sáng ban mai, buổi trưa, giờ vàng hay giờ xanh.

Mỗi loại nguồn sáng khác nhau này sẽ cho ra hình ảnh với hiệu ứng ánh sáng khác nhau. Trong bài viết tới chúng ta sẽ cùng tìm hiểu từng loại nguồn sáng này để xem về sự khác biệt và tận dụng chúng hợp lý.

2. Làm thế nào để tận dụng nguồn sáng tự nhiên trong nhiếp ảnh?

Ánh sáng tự nhiên là nguồn sáng hữu hiệu và chất lượng để chụp ảnh. Người ta thường cho rằng có hai loại ánh sáng tự nhiên đó là ánh sáng thuận và ánh sáng xấu. Cách chia này thường chỉ có những tay ngang hoặc dân nhiếp ảnh nghiệp dư mới tin vào. Không có thứ gì gọi là ánh sáng xấu ở đây cả, ánh sáng luôn luôn tốt nếu bạn biết cách tận dụng nó hợp lý. Ánh sáng có hai đặc điểm nổi trội, một là tạo ra quy trình hóa học và vật lý thuận lợi để chụp ảnh hoặc quay phim và thứ hai cũng là điều quan trọng nhất đó là cầu nối truyền tải thông điệp. Vì vậy ta đang nói về ánh sáng đầy đủ và không đầy đủ. Ví dụ đừng nên chụp một cảnh lãng mạn vào một buổi trưa hè.

Khi mặt trời dịch chuyển cũng đã phát sinh những nhân tố làm thay đổi về đặc tính và chất lượng ánh sáng như: hướng gió, không khí, sự hiện diện của mây, ô nhiễm và khói bụi. Sáng sớm là thời điểm nắng đẹp nhất vì không khí sạch và trong lành mà qua đó sẽ có độ tương phản và bóng râm cũng sẽ nhiều hơn.

Ánh sáng vào buổi trưa cũng sẽ tương tự nhưng không khí sẽ không còn trong lành nữa do đó ánh sáng cũng sẽ không được sáng như ban ngày. Khi hoàng hôn buông xuống ánh sáng cũng thay đổi từ trắng sang hồng rồi sau đó lại chuyển sang tông cam và đỏ. Trong nhiếp ảnh, người ta gọi nó là giờ vàng.

Khi mặt trời lặn thì cũng là lúc sắc trời chuyển dần sang xanh đậm. Và cũng vì “Giờ xanh” qua đi rất nhanh nên để nắm bắt được những khung hình đẹp nhất trong điều kiện “trời cho” bạn nên chuẩn bị sẵn vị trí và các thiếp lập cần thiết khoảng 20 phút trước khi mặt trời lặn. Vẻ đẹp của ảnh chụp trong thời điểm này đều nhờ vào hiệu quả từ sự kết hợp các màu xanh và màu vàng với nhau. Chúng là những màu bổ trợ của nhau mang lại sự bắt mắt trực quan, hấp dẫn.

Vào giữa trưa thì cũng là lúc mặt trời lên cao nhất do đó màu sắc sẽ bão hòa hơn và tông màu da cũng sáng hơn và nhiều bóng râm xuất hiện. Điều đó không có nghĩa rằng bạn không được chụp ảnh dưới nắng giữa trưa nhưng cần có phương pháp để xử lí những tình huống như vậy. Bạn có thể sử dụng gương hắt sáng hoặc đèn flash để làm sáng những vùng tối hoặc dùng khoảng thời gian này để tìm địa điểm chụp ảnh, hay lên kế hoạch cho việc chụp trong khung giờ đẹp.

Cũng tương tự như khi chụp vào những ngày trời âm u ảm đạm. Những đám mây sẽ như một soft-box lớn, làm tán nguồn sáng, tương phản thấp, màu sắc thì tẻ nhạt nhưng nó sẽ loại bỏ những vùng tối và tăng cường chi tiết. Không phải lúc nào mặt trời cũng là nguồn duy nhất tỏa ra ánh sáng tự nhiên, mà nó còn có thể phản chiếu qua bầu trời. Trong nhiếp ảnh thì nó được gọi là ánh sáng phía bắc hoặc phía nam tùy theo vị trí của bạn.

Mặt đất cũng có thể là một tấm phản quang như tận dụng tuyết trên núi hoặc bờ cát có những cơn sóng nhỏ.

Một điều cần lưu ý khi chụp ảnh bằng ánh sáng tự nhiên đó là sương mù và mưa. Đầu tiên nó sẽ làm mờ khung cảnh và chủ thể, do đó bạn cần phải trang bị cho mình một skyline filter hoặc polarize filter để loại bỏ nó. Những trận mưa sẽ giúp tăng độ bão hòa màu vì sau cơn mưa, không khí sẽ trong lành và màu sắc cũng tươi sáng hơn.

3. Định nghĩa về nghiệt độ màu và cách sử dụng

Tại sao những hình ảnh lại bị ám xanh hoặc ám vàng? Ký tự K trên camera có ý nghĩa gì? Nếu đây là những câu hỏi bạn thắc mắc thì tôi chắc rằng bạn có thể chưa biết gì về Colour Temperature (nhiệt độ màu).

Ánh sáng là một bức xạ điện từ mang năng lượng và một trong những đặc tính của nó là sản sinh ra tần số giúp não chúng ta nhận biết được màu sắc xung quanh. Tần số khác nhau sẽ cho ra màu sắc khác nhau. Tần số càng cao thì năng lượng càng nhiều đồng nghĩa với màu sắc sẽ chuyển sang xanh. Nhiệt độ màu là một bản chia về đo năng lượng và đơn vị đo được tính theo thang độ Kelvin (K). Nhiệt độ màu sẽ tương tự như nhiệt độ nóng lên của một cây đèn sợi đốt từ nhiệt độ thấp nhất là màu đỏ và từ từ chuyển sang màu cam, màu trắng và cuối cùng cao nhất là màu xanh.Ánh sáng bình thường ban ngày có nhiệt độ màu là 5500K và chúng ta gọi nó là ánh sáng trắng và khi dưới 2000k sẽ là ánh sáng đỏ. Khi vượt quá 5500k thì ánh sáng sẽ chuyển sang màu xanh.

Đây là lí do mà người ra gọi ánh sáng đỏ và cam là màu ấm và ánh sáng xanh là màu lạnh.

Lý do bạn nên tìm hiểu về nhiệt độ màu là nhằm tránh trường hợp tấm ảnh bị ám màu khi chụp trong điều kiện nhất định. Khi quay phim hay chụp ảnh với ánh sáng ban ngày, bạn nên set nhiệt độ màu camera ở mức 5500k . Nếu nhiệt độ màu tăng giảm thất thường mà bạn không cân bằng nó chính xác, hình ảnh cho ra sẽ bị ám xanh hoặc vàng. Ví dụ khi chụp ảnh với nền trời u ám thì hình ảnh sẽ có tông màu hơi xanh và sẽ có tông màu đỏ khi chụp trong nhà.

Để tránh những tác động trên bạn cần phải biết điều chỉnh cân bằng trắng trong camera. Khi chụp ảnh bằng máy ảnh, bạn có thể điều chỉnh cài đặt cân bằng trắng chính ví dụ như sunny và cloud setting hoặc có thể chỉnh nhiệt độ màu bằng tay theo thang độ kelvin. Hoặc khi quay phim với một bộ cân bằng ánh sang ban ngày, bạn có thế loại bỏ việc ám màu bằng cách sử dụng những filter dòng 81 hay 85 để khử tông màu xanh và 82 hoặc 85 để loại trừ tông cam.

Song không phải lúc nào cũng cần phải khử tông màu. Một trong những đặc tính quan trọng của ánh sáng đó là tạo ra được cầu nối cảm xúc truyền tải thông điệp của hình ảnh. Liệu bạn sẽ loại bỏ tông đỏ hay cam trong bức ảnh về hoàng hôn? Qua đó, tông màu cam sẽ gợi lên cảm giác ấm áp và thân thuộc trong khi màu xanh liên quan đến sự lạnh lùng và xa cách.

4. ận dụng ánh sáng tự nhiên

Khi chụp ảnh trong nhà, không cần thiết lúc nào cũng phải sử dụng ánh sáng nhân tạo để phơi sáng ảnh. Tận dụng ánh sáng tự nhiên có sẵn cũng có thể cho ra những tấm ảnh có hiệu ứng đẹp ngỡ ngàng. Bạn có thể lợi dụng cửa sổ như là một nguồn back light hay rim light để tạo bóng cho chủ thể hoặc dịch chuyển nó như là nguồn sáng bên và phụ thuộc vào vào mục đích chiếu sáng chủ thể mà bạn sẽ có những kết quả khác nhau sau khi chụp.

Một tấm phản quang hay một cái bảng trắng rất hữu ích để hắc lại hoặc làm dịu ánh sáng nhằm cho ra tấm ảnh với từng cung bậc cảm xúc tinh tế hay để che lấp đi vùng tối. Tuy nhiên, hãy cẩn thận khi sử dụng những công cụ này! Những vật liệu để làm ra những công cụ hỗ trợ trên đôi khi sẽ tạo ra ánh sáng tím dẫn đến hình ảnh sẽ bị ám xanh. Tùy theo vị trí đặt tấm phản quang sẽ cho ra hiệu ứng khác nhau. Nếu được đặt ở vị trí cao chẳng hạn như mô phỏng mặt trời, hiệu ứng cho ra sẽ rất tự nhiên và ngược lại nếu đặt ở vị trí thấp hơn để hắc ánh sáng, hiệu ứng nhận được sẽ đậm chất nghệ thuật.

Ánh sáng từ phía bắc rất lý tưởng để chụp ảnh vì ánh sáng đó dịu nhẹ và không cần phải xử lý nhiều vùng tối. Tuy nhiên khi ánh sáng chiếu thẳng trực tiếp cũng hữu ích cho vài trường hợp chẳng hạn như bạn muốn thử độ tương phản hay vùng tối.

Lúc nào cũng vậy, sáng tạo chính là chìa khóa dẫn đến thành công khi chụp ảnh trong nhà với ánh sáng tự nhiên. Bạn luôn phải dịch chuyển không chỉ để tìm ra vị trí thuận lợi mà còn nhận biết được ánh sáng sẽ thay đổi như thế nào khi bạn di chuyển. Bạn cũng cần phải xem xét về vùng sáng và vùng tối và luôn sẵn sàng chờ cơ hội thích hợp để chụp ảnh. Một tia nắng sớm bên ô cửa sổ cũng đủ để cho ra tấm ảnh mãn nhãn.

 

5, Thủ thuật chụp ảnh “Phong cảnh”

Nhiếp ảnh về phong cảnh có thể được cho là thể loại đơn giản vì mẫu đã có sẵn, chỉ cần cầm máy lên và chụp. Nhưng điều đó hoàn toàn sai lầm. Đương nhiên bạn có thể chọn nơi chụp vào đúng thời điểm với khung cảnh đẹp cùng với ánh sáng tuyệt hảo nhưng rất hiếm khi những điều kiện thuận lợi đó diễn ra cùng lúc. Nhiếp ảnh Phong cảnh nói riêng và những loại hình nhiếp ảnh khác nói chung, đều cần phải có kế hoạch.

Bạn phải mục sở thị nơi bạn sẽ chụp về vị trí chụp đẹp, ánh sáng vào thời điểm bạn đến như thế nào cũng như rõ thời gian chụp để cho ra tấm ảnh có ánh sáng đẹp nhất bất kể là trong ngày hay trong năm. Tiếp đến là nhận biết được sự thay đổi về màu sác của các mùa trong năm và lường trước được những ảnh hưởng của thời tiết trong quá trình tác nghiệp.

Ánh sáng tự nhiên rất thích hợp để chụp ảnh nhưng nó cũng có những hạn chế. Một trong những hạn chế chủ chốt là ta không thể tùy ý sử dụng nó vào bất cứ lúc nào mình thích. Ánh sáng mặt trời chói chang rất phù hợp để chụp những hình ảnh bão hòa màu sắc, thời điểm bình minh và hoàng hôn sẽ cho ra tấm ảnh có độ tương phản và tinh tế. Nền trời u ám sẽ mang lại hình ảnh ảm đạm, buồn tẻ nhưng rất thích hợp để mô phỏng lại chi tiết vì thậm chí không có ánh sáng hoặc ánh sáng không theo một hướng nào cả. Quang cảnh mưa và sương mù dày mang đến hình ảnh đầy tâm trạng.

Filter phân cực hay còn được gọi là GND là công cụ bổ trợ thiết yếu trong nhiếp ảnh phong cảnh nhằm giảm thiểu độ tương phản bao giữ nền trời và mặt đất. Loại filter này luôn “trung tính” vì khi ánh sáng đi qua kính lọc này phải được dảm bảo rằng luôn giữ được tối đa tính chất của nó, tức là không tạo ra bất cứ sự khác biệt về màu sắc hoặc sự sai khác về ánh sáng.

Bạn nên sỡ hữu cho mình một số loại filters chụp ảnh phong cảnh mà không cần chỉnh sửa hậu kì như: Polarizing filterNeutral Density filter. Filter đầu tiên, polarizing filter có công dụng ngăn chặn các tia phản xạ từ bề mặt phẳng phi kim loại như gương kính, mặt nước. Khi gắn kính lọc này, gần như máy ảnh có thể lấy nét xuyên qua mặt gương, mặt nước mà không bị phản chiếu trong khi ND filter làm giảm cường độ sáng đến cảm biến của máy ảnh, giúp ta kéo dài thời gian chụp ảnh dưới nguồn ánh sáng mạnh

Post Author: Tu Vo