Ngành công nghiệp visual effects đang dần bị đẩy ra khỏi California và đích đến của nó là tại hai trong số những thành phố đắt đỏ nhất thế giới.
Mùa hè năm 1993, những con khủng long lần đầu tiên bước vào màn ảnh rộng. Ai cũng không khỏi xuýt xoa khi lần đầu được chiêm ngưỡng nó. Chiếc trực thăng của Laura Dern và Sam Neill đâm sầm xuống đất và va vào ngọn đồi. Một cảnh tượng mới mở ra sau đó, những con khủng long brachiosaur cao như tòa nhà chọc trời đang vươn cổ ăn lá cây bạch đàn. Neill nằm rạp xuống đất và tự trấn an bản thân khỏi nổi sợ hãi từ cảnh tượng trước mắt.
https://www.youtube.com/watch?v=9_sA27OWqhY&feature=youtu.be
Nhưng thực tế, Neill chỉ đang nhìn vào tấm phông nền xanh hoặc họa chăng là đạo diễn Steven Spielberg. Tại một rạp phim nào đó lại New Orleans, đôi mắt của visual effect artist, David Breaux Jr., ngập trong những giọt nước mắt hạnh phúc. Anh nhớ lại: “Khi con brachiosaur đứng dậy, gặm lá cây rồi sau đó dậm xuống đất, boom. Thật tuyệt vời, đó chính là điều mà tôi mong mỏi.”
Breaux lúc đó chỉ mới 21 tuổi và vừa học xong năm thứ hai tại trường Columbus College of Art and Design ở Ohio. Vẽ, máy tính, phim ảnh và video game từ lâu đã là đam mê và ăn sâu vào máu của anh nhưng không phải đến lúc tận mắt chứng kiến con brachiosaur trên màn ảnh, anh mới nhận ra đam mê của mình cũng có thể trở thành hiện thực. Những con khủng long đó thực chất là sản phẩm của visual effect, VFX, nghệ thuật kết hợp giữa footage thực với hình ảnh vẽ tay hoặc CGI. Đây là loại hình mới khác với special effect vốn sẽ sử dụng các mô hình khủng long giả đưa vào cảnh quay. Đạo diễn Spielberg đã tận dụng visual effect để đưa tác phẩm của ông lên tầm cao mới vào thời điểm đó.
Breaux dành những năm tiếp theo để theo đuổi visual effect. Sau khi tốt nghiệp, anh bắt đầu đảm nhận công việc làm animator và charater developer tại các công ty game ở các nơi như Minnesota, Indiana và Texas. Mỗi công việc khác nhau tại những địa điểm khác nhau đã đưa anh đến gần hơn với Hollywood. May mắn mỉm cười với anh khi được nhận vào làm animator tại Rhythm & Hues studio năm 2003, VFX studio danh giá giành giải Oscar qua các tác phẩm họ thực hiện cho các bộ phim như “Stuart Little” và “Babe”.
Breaux, người đàn ông cao ráo với hàng lông mày đậm cùng giọng nói đặc trưng của miền Nam nước Mỹ, bồi hồi nhớ lại: “Đó có thể nói là cột mốc của cuộc đời tôi. Lần đầu tiên tôi được bước chân vào ngành công nghiệp visual effect đang nở rộ với các tác phẩm đỉnh cao, những cảnh chiến đấu hoành tráng cùng dàn quái vật tưởng chừng chỉ có trong tưởng tượng làm say lòng khán giả như Lord of the Rings, Harry Potter, Pirates of the Caribbean. Breaux sau đó tiếp tục làm animation cho bộ phim Garfield của đạo diễn Bill Murray và thổi hồn cho Aslan, chúa sư tử trong The Chronicles of Narnia trước khi đảm nhiệm vai trò giám sát cho dự án phim kết hợp với công nghệ video game năm 2006. Hai vợ chồng anh quyết định mua một ngôi nhà gần Burbank và hy vọng về tương lai tươi sáng của anh trong ngành.
Khoảng một tháng sau khi đảm nhiệm dự án phim ngắn, Breaux cùng cộng sự của mình đang say mê làm việc tại văn phòng gần Culver City thì điện thoại của một artist vang lên. Khi nghe xong, artist đó trở lại bàn và thất thần. Breaux đơn giản chỉ nghĩ có lẽ người thân của artist đó qua đời. Nhưng sự thật là cuộc gọi đó đến từ phòng nhân sự của Rhythm & Hues, yêu cầu anh đến trụ sở chính và sẽ cho thôi việc anh vào ngày mai.
Breaux nhớ lại: “Tôi rất lấy làm tiếc cho người artist đó”. Sau đó, cuộc gọi thứ hai vang lên.
Những ngày tiếp theo, từng người trong nhóm của anh đều nhận được cuộc gọi tương tự. Khi màn hình điện thoại của Breaux tự dưng sáng đèn, tim anh tưởng chừng như nhảy ra ngoài. Trên đường về nhà, Breaux gọi cho quản lý của mình và hỏi chuyện gì đang xảy ra, liệu có phải anh đã làm gì sai hay không? Đáp lại, quản lý của anh chỉ bảo: “Không phải lỗi do anh, đồng nghiệp anh cũng vậy, chỉ là chúng ta không cần phải làm việc nữa thôi.”
Sự sa thải của Breaux khiến anh hoàn toàn mất cảnh giác. Nhưng thực tế, dấu hiện đã được báo từ nhiều tháng trước. Mỗi sáng thứ sáu, studio sẽ mở một cuộc họp nhằm thông báo cho nhân viên biết công ty đang đấu thầu dự án phim nào để họ có thể nắm lịch trình làm việc. Breaux tham dự đều mỗi tuần và nhận thấy studio đang ngày càng thiếu dự án. Studio không thua trong cuộc chiến tại Hollywood nhưng đối thủ thực sự của họ là nguồn nhân lực rẻ hơn tại nước ngoài, không phải Ấn độ, Hàn Quốc mà là một trong những thành phố đắt đỏ nhất thế giới, London.
Phim ảnh, nơi thăng hoa của sự sáng tạo và những điều kỳ ảo cuối cùng cùng phải quay trở lại thực tại. Diễn viên sẽ diễn trong các bộ trang phục gắn đầy các cảm biến và tại các vị trí đánh dấu tại trường quay. Đội ngũ VFX artist sau đó sẽ thêm vào các hiệu ứng xung quay họ như rồng phun lửa hay nổ tung chiếc xe. Khán giả thích xem điều đó. Trong 25 bộ phim đạt doanh thu cao nhất thể kỷ 21, có đến 20 bộ phim là có sự can dự của visual effects như Avatar, The Avengers và Jurassic World. Các bộ phim bom tấn hiện nay dành hơn một phần ba kinh phí sản xuất cho hiệu ứng visual effects.
Vai trò của visual effect ngày càng nở rộ nhưng thực tế lại đang chìm vào vũng lầy tại Hollywood. Từ năm 2003 đến nằm 2013, ít nhất 21 VFX studio danh tiếng đã chính thức đóng cửa, gồm Digital Domain, studio giành giải Oscar cho bộ phim Titanic. Rhythm & Hues Studio cũng phải đóng cửa năm 2013 chỉ vài ngày trước khi giành giải Oscar cho bộ phim Life of Pi dù đã gắng gượng sống sót khi đảm nhiệm sản xuất VFX cho các chương trình TV nổi tiếng như Game of Thrones.
Một trong những yếu tố đứng sau sự lụn bại của các studio này chính là các chương trình ưu đãi về thuế đã xuất hiện trên toàn thế giới trong nỗ lực thu hút nguồn đầu tư ra khỏi các VFX studio tại California. Thủ phủ VFX giờ đây là tại London và thành phố đắt đỏ thứ hai thế giới, Vancouver, British Columbia. Các tác phẩm VFX xuất sắc giành giải Oscar hiện nay đa phần đều thuộc về các studio tại London như Framestone, Moving Picture Company. Thêm vào đó, các studio đảm nhận các dự án phim tỷ đô gần như không phải tại Los Angeles.
Cơ chế của quá trình chuyển đổi quy mô lớn này xuất phát từ mô hình kinh doanh cơ bản từ các VFX house được trả tiền. Scott Squires, VFX supervisor, cho biết: “Trong thời kỳ hoàng kim của mình, các hãng phim đều có đội ngũ visual effect và optical effect cho riêng mình. các artist sẽ nhận thù lao trực tiếp trong quá trình sản xuất phim.” Nhưng năm 1975, George Lucas bắt đầu đánh lẻ và thành lập Industrial Light & Magic nhằm theo đuổi dự án riêng của mình, Star War. Năm 1979, Squires và 5 artist khác cùng thành lập Dream Quest studio. Lợi thế của các studio không phụ thuộc vào các hãng phim này rất hiển nhiên. Họ có thể tự thân kiếm tiền, thỏa sức sáng tạo và hơn hết là có thể hoạt động dưới tư cách là freelancer.
Theo MALLORY PICKETT/ pipelinefx.com