Làm Thế Nào Để Pitch Và Bán Series Phim Hoạt Hình?

Đây là bài viết chia sẻ về vấn đề mời chào và bán các series phim hoạt hình của tác giả Ali Ismail được lamphimquangcao.tv thuật lại. Mời các bạn theo dõi!

 

Giới thiệu

Nếu bạn là người làm các công việc phía sau hậu trường như VFX artist hay tạo ra game assets, có lẽ bạn cũng từng ao ước một ngày nào đó có thể kể hoặc tạo ra một câu chuyện hay nhân vật cho riêng mình.

IP (Intellectual property – Tài sản trí tuệ) là một thuật ngữ liên quan đến những sáng kiến thuộc về trí tuệ, chất xám. Nói đến IP trong lĩnh vực giải trí, thì đó là câu chuyện, nhân vật, video game, truyện tranh, phim hoạt hình,… hoặc bất cứ điều gì mà bạn sáng tạo ra ban đầu.

Tạo dựng IP cho bản thân khá hấp dẫn, đây không chỉ là quy trình sáng tạo đòi hỏi chuyên sâu, mà còn mang lại cho bạn rất nhiều cơ hội và tiền bạc nếu sáng kiến của bạn được đông đảo mọi người biết đến. Tuy nhiên, quản lý bản quyền, giấy phép và sử dụng chất xám của bạn ra sao lại là một chuyện khác.

Tuy chưa từng tạo ra IP hay bán các series phim hoạt hình, nhưng qua kinh nghiệm làm việc tại Lucasfilm đã khiến tôi chết lặng trước cái cách mà người ra hình dung lợi nhuận và vấn đề cấp phép qua các cuộc họp hằng năm.

Pitch là gì?

Pitch (đấu thầu) có nghĩa là trình bày thuyết phục khách hàng/nhà đầu tư bỏ tiền/rót vốn cho ý tưởng hoặc công ty của mìn.

Pitch trong kinh doanh là một loạt các kế hoạch, đề nghị dự kiến bạn đưa ra nhằm thuyết phục khách hàng đầu tư. Pitch hiểu một cách đơn giản và nôm na nhất là “chào hàng”. Pitching cần sự đáp lại của người nghe bằng HÀNH ĐỘNG, đa phần là mua hàng – dù hàng hóa hữu hình hay vô hình (dịch vụ, thông tin). Khi người nghe bị thuyết phục bởi thông điệp của bạn, đó cũng là khi bạn đã pitch sales thông tin của mình thành công.

Pitch cũng có thể hiểu nôm na là thuyết phục nhà đầu tư bỏ tiền ra mua một ý tưởng, giải pháp.

Tất cả chúng ta đều bán một sản phẩm nào đó mỗi ngày . Bán sao cho có người mua,  phụ thuộc rất nhiều vào cách “chào hàng”.

Trong ngành phim hoạt hình, thì việc này liên quan đến các materials, điều kiện và cơ hội bạn mang đến cho nhà đầu tư như Cartoon Network và hy vọng họ sẽ thích và chấp nhận chi tiền đề mua hay phát triển ý tưởng của bạn.

Tuy nhiên thì việc pitch không hoàn toàn dễ dàng. Kể cả những người có mối quan hệ rộng với các nhà đầu tư đôi lúc cũng do dự khi mở lời mời đấu thầu vì nếu thậm chí ai đó chấp nhận ý tưởng show đó của bạn, bạn sẽ có nguy cơ mất quyền sỡ hữu sáng tạo và câu chuyện của bạn có thể thay đổi khác ban đầu,.

Về cơ bạn, không ai muốn bỏ tiền ra cho bạn mà không thu lại bất cứ cái gì. Hiện trên thị trường đang có rất nhiều người sẵn sàng đề xuất cho bạn các ý tưởng của họ.

Nhiều ý kiến cho rằng bản thân đấu thầu là một công việc. Nó bắt đầu từ việc tìm kiếm địa chỉ liên lạc, tiếp cận đến họ, tìm hiểu thị trường, tham dự các buổi triễn lãm hoặc liên hoan phim, sỡ hữu vốn kiến thức và kỹ năng xã hội cần thiết để huy động, “xoay sở ngược xuôi”, kiên trì, đề ra ý tưởng, phát triển nhân vật và trình bày, giới thiệu nó sao cho tốt nhất có thể đến nhà đầu tư và cuối cùng là ghi nhận các phản hồi và đề xuất hoặc có khi tệ hơn là từ chối.

Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, bạn có thể đọc bài viết Animation Development, From Pitch to Production by David B.Levy và Animation writing and Development by Jean Ann Wright sau đây.

 

Pitch mang lại điều gì?

1- Quá trình bàn bạc hợp tác sẽ dễ dàng hơn nếu bạn có mối quan hệ rộng, đặc biệt là với những người cộm cán trong ngành.

2- Nếu danh tiếng bạn tốt hoặc là người sáng tạo IP, phim ngắn, tiểu thuyết, truyện tranh, game,… nổi tiếng và được nhiều người biết đến, thì việc thuyết phục ai đó mua ý tưởng của bạn sẽ dễ dàng hơn. Tương tự nếu là họa sĩ hoạt hình 3D hay storyboard artist chuyên nghiệp,… bạn có thể tận dụng tốt điều đó để thu hút nhà đầu tư chú ý đến mình nhiều hơn. Nhà đầu tư thường sẽ rất xem trọng background của bạn như thế nào. Họ sẽ muốn tìm hiểu xem liệu người họ dự định hợp tác đầu tư có vấn đề gì ở quá khứ hay không.

3- Bạn có thể gặp và tìm kiếm nhà đầu tư trong thị trường phim ảnh dễ dàng như các công ty MIPCOM, MIPTV và MIPJunior hoặc trên các trang linkedin, blog, diễn đàn và thậm chí là đạo diễn chuyên nghiệp.

4- Thế mạnh bạn đề xuất càng nhiều thì bạn sẽ có nhiều quyền lợi hơn khi bàn bạc. Nếu may mắn, bạn sẽ ký được các hợp đồng béo bở. Mặt khác, nếu chào bán một series phim hoạt hình hoàn chỉnh, bạn sẽ có lợi thế hơn khi nói đến các lợi ích và điều khoản riêng của mình.

5- Pitch đơn giản chỉ là trình bày ý tưởng của bạn đến người mua tiềm năng. Đừng nên nhiệt tình quá trừ khi bạn nắm rõ sản phẩm của mình trong lòng bàn tay và kiểm soát được hành động. Các bộ phim ngắn hay tư liệu, sản phẩm tiềm năng khác cũng rất tốt cho marketing nhưng chủ yếu là kế hoạch phải rõ ràng và dễ hiểu.

6- Nếu muốn cộng tác với ai đó, hãy lưu ý mọi chi tiết về công việc phải được chia sẽ lẫn nhau và cần có những điều luật ràng buộc ở từng giai đoạn để tránh các vấn đề tranh chấp phát sinh sau này.

 

Bán một bộ phim hoạt hình

 Qua pitching, bạn đang cố gắng thuyết phục khách hàng bỏ tiền đầu tư vào ý tưởng của mình. Đây có thể nói là công việc cực kì khó khăn. Có rất nhiều người sẵn lòng trình bày ý tưởng của mình đến nhóm khách hàng này trong khi đó chi phí tiến hành thực hiện và sản xuất là thứ mà họ quan tâm.

Nắm trong tay một series phim hoàn chỉnh thì lại khác. Ví dụ nếu bạn mang series đó đến công ty như MIPCOM, bạn sẽ có thể tìm được nhóm người mua tiềm năng. Nhưng điều cần lưu tâm ở đây đó là bạn có khả năng bán để thu lợi nhuận từ đó hay không? Khách hàng cũng tùy vào từng nhóm, do đó bạn cần hết sức lưu ý về nhóm tuổi, đối tượng khách hàng, ngôn ngữ, thời lượng một tập phim, quảng cáo chen ngang,… để đảm bảo series bán ra vẫn thu được lợi nhuận.

Về Cartoon Networks, họ cũng có các yêu cầu và điều khoản riêng của mình. Chẳng hạn các bộ phim hoạt hình chiếu trên đài phải nhắm đến đối tượng khán giả là trẻ em ở độ tuổi 2-6 theo phong cách phim Bob the Builder vì thể loại phim này quen thuộc với khán giả hoặc các bộ phim muốn được lên sóng phải có độ dài và con số nhất định cho mỗi tập phim.

Tùy theo nhu cầu và nhóm tuổi đang bão hòa mà nhà đài có phong cách làm việc khác nhau. Nhưng nói chung, khía cạnh kinh doanh rất khác so với việc sáng tạo ra một thứ gì đó.

Bạn sẽ không bao giờ muốn bỏ ra một đống tiền để đầu tư và không hề thu lại một đồng từ nó. Các cá nhân đã và đang theo đuổi việc thực hiện một series phim hoàn chỉnh đều phải lên kế hoạch khảo sát, gặp gỡ người mua tiềm năng, review các show và concept cạnh tranh trước khi mạo hiểm.

 

Kết luận

Công nghệ đã giúp xóa nhòa khoảng cách giúp bạn có thể pitch và tiếp cận trực tiếp đến đối tượng khách hàng. Vì thế, phát triển ý tưởng theo cách của mình và tìm kiếm nguồn thu khác hoặc cách huy động vốn sản xuất sẽ có lợi hơn dành mọi nỗ lực và các nguồn cần thiết để pitch.

Nếu có thể, hãy chăm đến các buổi triễn lãm và liên hoan để trình bày ý tưởng của mình và xem thái độ người mua ra sao thay vì pitch. Phản ứng của khách hàng chính là kinh nghiệm vô giá hỗ trợ rất nhiều cho công việc tương lai của bạn.

Nguồn ebalstudios.com

 

Ali Ismail

Ali Ismail là người sáng lập Ebal Studio. Ismail từng có kinh nghiệp làm việc phong phú với nhiều studio và khách hàng từ mọi ngành nghề trên thế giới. Thế mạnh của Ismail là về 3D modeling, 3D modeling, texturing, lighting, compositing, lãnh đạo và giám sát.

Post Author: Tu Vo