Theo Bộ Tư pháp Hoa Kỳ, tình báo kinh tế nhắm vào các bí mật thương mại trị giá hàng tỷ USD.
Tổng chưởng lý Hoa Kỳ, Jeff Sessions, đã công bố các cáo buộc chống lại các công ty Trung Quốc và Đài Loan vì ăn trộm bí mật kinh doanh từ công ty chip khổng lồ Micron của Mỹ.
Bộ Tư pháp Hoa Kỳ vừa qua đã gián một đòn mạnh đến Trung Quốc về vấn đề gián điệp công nghiệp.
Đầu tiên, cơ quan này đã cáo buộc các công ty Trung Quốc và Đài Loan đã ăn cắp trái phép các bí mật thương mại liên quan đến công nghệ bán dẫn (semiconductor technology) của công ty công nghệ Micron Technology có trụ sở tại Idaho.
Thứ hai, Tổng chưởng lý Jeff Sessions đã công bố một sáng kiến nhằm giải quyết các cuộc tấn công mạng của Trung Quốc và gián điệp nhắm vào các công ty Mỹ.
Ông Sessions bày tỏ: “Các hoạt động tình báo kinh tế của Trung Quốc nhắm vào Hoa Kỳ ngày càng tăng với tốc độ chóng mặt. Theo tôi đó là quá đủ. Nước Mỹ sẽ không nhịn nữa.”
Quan hệ Mỹ Trung ngày càng căng thẳng leo thang trong các lĩnh vực về công nghệ và kinh tế. Chẳng hạn trong những tháng gần đây, Mỹ đã có các động thái chống lại nhà sản xuất điện thoại Trung Quốc, ZTE, về các hoạt động giao dịch quốc tế kể cả gã khổng lồ công nghệ Huawei về vấn đề bảo mật an ninh quốc gia. Năm ngoái, chính quyền tổng thống Trump và Chính quyền tại Bắc Kinh đã áp đặt một số lệnh trừng phạt thương mại với một loạt hàng hóa nhập khẩu.
Tổng thống Donald Trump cũng cáo buộc Trung Quốc tham gia vào các chiến dịch tuyên truyền trên truyền thông xã hội tương tự như những gì Nga và Iran đã làm. Các nhà lập pháp đã phản biển những cáo buộc đó, yêu cầu Giám đốc tình báo quốc gia Dan Coats cung cấp bằng chứng về sự can thiệp của Trung Quốc vào các cuộc bầu cử ở Mỹ.
Vụ kiện tại Micron
Ông Sessions cho biết ba công dân Đài Loan đã bí mật đánh cắp các bí mật thương mại từ nhà sản xuất chip, Micron.
Theo Bộ tư pháp, một trong những công dân từng có thời gian là chủ tịch của một công ty Micron mua lại vào năm 2013. Ông trở thành chủ tịch của một chi nhánh Đài Loan thuộc Micron, từ chức vào năm 2015 và mang bí mật thương mại qua UMC, được giao dịch công khai trên Sở giao dịch chứng khoán New York, và có thỏa thuận chia sẻ công nghệ ra bên ngoài.
Hai người tình nghi khác cũng là cựu nhân viên của Micron.
Theo bản cáo trạng, các đối tượng người Đài Loan đã tải xuống hơn 900 tập tin bí mật từ Micron có giá trị thương mại hiện nay lên đến 9 tỷ USD. Ông Session cho biết bản cáo trạng này đã được trình lên vào ngày 27 tháng 9. Bộ Tư pháp Hoa Kỳ cũng đã đệ đơn kiện dân sự nhằm ngăn chặn các bí mật thương mại được đề cập đến từ việc lan truyền.
Công tố viên cho biết, các bí mật thương mại này tập trung vào công nghệ DRAM (Dynamic Random Access Memory) mà các công ty Trung Quốc này trước đây chưa từng nghiên cứu cho đến khi dữ liệu bị mất.
Nếu bị buộc tội, những người tình nghi sẽ đối mặt với mức án tù 15 năm và 5 triệu USD bồi thường.
Joel Poppen
Joel Poppen, phó chủ tịch cấp cao về vấn đề pháp lý của Micron, bày tỏ: “Chúng tôi đánh giá cao hành động của Bộ Tư Pháp về việc truy tố hành vi đánh cắp tài sản trí tuệ của chúng tôi. Micron trong thập kỷ qua đã đầu tư rất nhiều tiền của vào nghiên cứu tài sản trí tuệ này. Các hành động được công bố ngày hôm nay chống lại hành động phạm pháp trên đã được giải quyết thích đáng.”
UMC cho biết các cáo buộc hầu như giống như những cáo buộc trong vụ kiện Micron đệ trình hồi năm ngoái chống lại UMC.
Đại diện UMC chia sẻ: “UMC rất tiếc khi Văn phòng luật sư Hoa Kỳ đã mang các khoản phí này đi mà không báo trước cho UMC kể cả cơ hội đàm phán về vấn đề đó.”
Về phía Trung Quốc
Session nhấn mạnh trong hội nghị: “Trung Quốc được xem là mối đe dọa an ninh mạng lớn của Mỹ. Trung Quốc vẫn tiếp tục tấn công vào hệ thống các công ty Mỹ bất chấp thỏa thuận năm 2015 giữa Tổng thống Barack Obama và Chủ tịch Tập Cận Bình. Các thỏa thuận đó chỉ nằm trên giấy.”
Bộ Tư pháp có quyền đề nghị tập trung vào việc ngăn chặn gián điệp của Trung Quốc và bảo vệ các hành động đánh cắp các bí mật nội bộ tại các công ty Mỹ.
Các nhà nghiên cứu bảo mật đã cảnh báo trong nhiều tháng về việc Trung Quốc đang tăng cường các cuộc tấn công mạng, với tin tặc nhắm vào các ngành công nghiệp trên toàn cầu, Dmitri Alperovitch, đồng sáng lập công ty an ninh mạng CrowdStrike, cho biết trong một tuyên bố.
“Trung Quốc đã trở lại với tư thực hiện gián điệp công nghiệp thông qua các phương tiện mạng và ngoại mạng”, ông nói.
Theo cnet.com