1. Hãy đọc kỹ hướng dẫn sử dụng chiếc camera của bạn!
Có thể bạn nghĩ ai cũng làm thế thì có gì khác biệt, nhưng bạn đã sai. Mọi thường thường “tậu” một chiếc máy ảnh và sử dụng nó mà không hề có một ý tưởng đột phá nào với thứ đồ chơi mà mình có. Vì thế việc tìm một nơi nào đó yên tĩnh và đọc thật chi tiết hướng dẫn sử dụng để có thêm những ý tưởng mới cho chính mình vô cùng quan trọng. Máy ảnh mới của bạn sẽ có những tính năng khác với chiếc máy ảnh bạn từng có. Bạn nên tận hưởng đầu đủ cảm giác từ lạ đến thân quen. Mọi thứ sẽ tốt hơn nên bạn tiềm hiểu nền tảng đó trong yên lặng hơn là vội vàng chụp những bức ảnh gia đình quay quần mà không chút kỹ thuật!
2. Học Hướng dẫn sử dụng và những chế độ ưu tiên!
Nếu bạn mua một chiếc máy ảnh kỹ thuật số, điều này sẽ càng quan trọng và cần thiết cho bạn. việc học chế độ M thủ công (Manual Mode) cũng tương tự cách dùng máy ảnh SLR từ nhiều năm trước, khi đó bạn phải tử thực hiện tất cả các điều chỉnh. Bạn nên biết những kiến thức này để khi máy ảnh có lỗi bạn có thể sửa lại nó dễ dàng. Bạn sẽ hiểu tất cả các chế độ thủ công phù hợp với bạn. Chế độ ưu tiên rất tốt nhưng đồng thời bạn vẫn nên biết về cách chụp ảnh với chế độ thủ công, có thể bạn chưa từng thử nó, nhưng tôi chắc chăn nó sẽ cho ra một bức ảnh tuyệt vời hơn.
3. Dành thời gian để làm quen với máy ảnh của bạn!
Bạn nên có thời gian tìm hiểu về các thao tác cơ bản của máu ảnh như bật, tắt, tự động, phóng to, sử dụng đèn flash. Còn rất nhiều thứ khác mà bạn nên nắm vững, nhưng những điều cơ bản này sẽ giúp bạn có một khởi đầu tốt.
4. Kiểm tra cách cầm máy của bạn.
Chất lượng hình ảnh phụ thuộc rất nhiều vào cách bạn cầm máy ảnh. Lý tưởng nhất là bạn hãy cầm nó bằng cả hai tay để kiểm soát máy tối đa và tránh được rung động tốt nhất. Cầm chắc máy ảnh bằng tay phải và dùng tay trái đõ lấy ống kính. Bạn cũng có thể tì khuỷa tay lên cơ thể để giúp camera ổn định hơn. Nếu cả hai tay của bạn đều cầm máy mà không có điểm cố định, có thể bạn sẽ có một bức ảnh mờ đấy.
5. Sử dụng chân máy (tripod)
Một số người gặp khó khăn trong việc sử cân bằng chiếc máy ảnh trên tay, và chân máy chính là cứu tinh của bạn. Không chỉ vậy, chân máy còn hỗ trợ bạn điều chỉnh các góc độ khác nhau. Có ba chân máy mini có sẵn và đủ dài để bạn đặt trên bàn hoặc dưới góc thấp.
Bạn cũng không cần đầu tư quá nhiều vào chân máy, chỉ cần tìm một chân máy chắc chắn, không quá mỏng manh là được. Và hãy nhớ kiểm tra chân máy trước để có sự lựa chọn tốt nhất.
6. Tìm hiều về độ phân giải cao.
Hình ảnh được chụp với độ phân giải thấp rất khó chỉnh sửa và chúng không lung linh như ta mong muốn. Vì vậy bạn nên thay đổi cài đặt sang độ phân giải cao để đảm bảo có được bức ảnh có độ phân giải tốt nhất. Nhưng cũng nên lưu ý một chi tiết, khi bạn sử dụng độ phân giải cao sẽ chiếm rất nhiều bộ nhớ, vì thế bạn nên chuẩn bị một thẻ nhớ với dung lượng lớn hơn.
7. Hiểu rõ về tốc độ màn trập
Sự lựa chọn khôn ngoan về tốc độ màn trập sẽ cho ra một bức ảnh bình thường hay tuyệt vời. Nếu tốc độ sai có thể làm bức ảnh của bạn bị mờ. Bấy cứ chuyển động nào như một đứa trẻ chạy xuang quanh cũng cần tốc độ màn trập ít nhất là trên 1/500 giây. Bạn thậm chí có thể đạt đến 1/1000 giây cho hình ảnh này. Nếu bạn muốn có một shot đèn xe hơn chuẩn thì tốc độ đó chưa đến 10 giây. thỉnh thoảng bạn còn cần thời gian lâu hơn thế.
8. Tìm hiểu về chế độ tự động
Hầu hết các máy ảnh kỹ thuật số ngày nay đều có chế độ tự động. Nếu máy ảnh cảm thấy bạn đang chụp trong điều kiện thiếu sáng, nó sẽ tự động điều chỉnh để có bức ảnh tốt hơn. Nhưng nếu bạn thấy bức ảnh đó quá sáng hoặc phơi sáng không tốt, bạn nên thử chụp với cài đặt thủ công. Một lợi ích của chụp tự động chân dung chính là chống biến đổi mắt đỏ trong bức ảnh của bạn.