3D Printing: Miếng Bánh Lớn Chia Sẻ Thị Trường

Ứng dụng trong du thuyền chạy bằng điện, hợp tác khôn khéo và tăng kinh phí

Nhà sản xuất du thuyền Hinckley đã trình làng một du thuyền chạy điện mới được lắp ráp bằng các linh kiện in 3D. Chiếc du thuyền có thể đạt vận tốc lên đến 27 dặm mỗi giờ và có bảng điều khiển bằng titan được in 3D. Hệ thống phần cứng in 3D này gần như sẽ không thể nào sản xuất được nếu so với tiêu chuẩn sản xuất thông thường.

A*Star, Cơ quan Khoa Học, Công nghệ và Nghiên cứu của chính phủ Singapore đã công bố rằng họ sẽ bắt tay cộng tác với hãng xe Rolls Royce và Singapore Aero Engine Services thành lập phòng nghiên cứu mang tên Smart Manufacturing Joint Lab. Phòng nghiên cứu này đã nhận được mức kinh phí tài trợ 60 triệu đô la Mỹ vào bước đầu và sẽ bắt tay vào tìm ra tác động của công nghệ thông minh vào ngành hàng không vũ trụ. A*Star trước hết đã chạy chương trình trị giá 15 triệu đô la Mỹ vào nghiên cứu phát triển công nghệ in 3D.

Trường đại học Northern Florida đã nhận được 250.000 đô la kinh phí tài trợ từ tổ chức APR Energy và The John and Suzanne Campion Family Foundation cho các thiết bị công nghệ in 3D CCEC của họ.

Điểm nổi bật của công nghệ in 3D đối với hoạt động kinh doanh

Đại diện của Omni3d cho biết Pawel Robak sẽ là giám đốc quản lý và CEO mới của họ. Đây là công ty in ấn 3D có trụ sở tại Pozan , Poland và hoạt động chuyên về các máy chế tạo sợi Filament.

Paweł Robak

Công ty in sản phẩm gốm 3D, 3DCeram báo cáo rằng mức tăng trưởng tài chính của họ trong năm 2016 là 70%. Đây là công ty được thành lập vào năm 2001 tại Limoges, Pháp và chuyên sản xuất sản phẩm gốm sứ cho cả ngành y sinh học và nội thất gia dùng sang trọng.

Circuit Launch là một startups nhỏ được thành lập tại Oakland, bang California. Nguồn cung kinh phí chính cho startups này đến từ công ty in sản phẩm nhựa 3D, Type A Machines.

Máy ép đùn mới và bộ dụng cụ hiệu chuẩn

Một startup mang tên Protea Design tại Tokyo mới đây đã chạy chiến dịch Kickstarter campaign cho sản phẩm máy ép đùn thương mại mới nhất của hãng. Đại diện công ty cho biết đây là máy ép đùn DNA có khả năng sản xuất sợi filament với năng suất 10 feet cho mỗi phút.

Máy DNA filament extruder

Công ty Thor3D tại Nga cũng cho biết họ sẽ sớm áp dụng bộ công cụ hiệu chuẩn vào hệ thống scanning Drake không dây của mình. Bộ công cụ hiệu chuẩn này cho phép người dùng có thể duy trì được độ chính xác của các bản scan 3D bất chấp cả bụi bẩn hay biến đổi nhiệt độ.

Quy cách và đặt thời gian

Nữ nghệ sĩ người Úc, Debra Keenan từ nhỏ đã mắc phải hội chứng người lùn loạn sản sụn đã cho ra mắt bộ sưu tập tác phẩm điêu khắc in 3D từ chính bản thân cô. Phương pháp mới mang tên “Little Big Woman: Condescension” cũng đã được tạo ra từ máy scan 3D và nhà điêu khắc Louis Pratt với mục đích hướng đến các câu hỏi liên quan đến thái độ của mọi người đối với hội chứng người lùn.

Keenan đang làm việc tại studio

Một kỹ thuật in 3D mới dùng trong thời trang mang tên Modeclix do đội ngũ đến từ trường đại học Hertfordshire sáng chế đã xuất hiện tại sàn castwalk trong khuôn khổ buổi trình diễn the Aarhus Walks on Water, sự kiện thời trang và công nghệ tại Đan Mạch. Công nghệ này sử dụng loại vải có hình dáng như nhiều móc khóa ghép lại với nhau cho phép chúng có thể tách ra và hợp lại thành trang phục mới.

Công ty in Renishaw đã sản xuất ra các linh kiện được in 3D cho hãng đồng đồ Hothinrichs Watches từ chính máy AM250 của họ. Việc làm ra những chiếc đồng hồ này sẽ mất khoảng 30 giờ và được bán với giá 30.000 bảng Anh.

Bio-ink, BioBots, bio-hearts

Mực in sinh học (Bio-ink) có thể in 3D và mô phỏng chi tiết hình dáng cơ quan của con người đã được các nhà nghiên cứu tại trường Đại học British Columbia Okanagan phát triển. Mực in sinh học này dựa trên gelatin hydrogel hòa tan trong nước lạnh và được sử dụng với tế bào sống nhằm cho ra các cơ quan cấy ghép với giá thành thấp.

Hãng BioBots đã tung ra máy in 3D mới nhất in các cơ quan nội tạng sống của con người. BioBot 2 được phát triển tại Trung tâm Khoa học Thành phố Pennsylvania vào đầu năm nay với sáu máy ép phun kiểm soát nhiệt độ khi sử các vật liệu sinh học khác nhau, độ chính xác micron và tự động hiệu chuẩn. Giá thành của máy sẽ dao động khoảng 40.000 đô la.

Mohammad Izadifar, kỹ sư tại trường đại học Saskatchewan and Canadian Light Source đã phát triển các tế bào in 3D nhằm khắc phục tình trạng tổn thương tim. Sau buổi thử nghiệm sơ bộ trên chuột, anh cho biết: “Mục đích của tôi là nhằm tách tế bào gốc từ bệnh nhân và sau đó nuôi cấy, phát triển nó thành tế bào tim thực sự”.

Izadifar tại phòng thí nghiệm

Hỗ trợ đọc cho người khiếm thị, chi phí làm răng và phòng chống ung thư tiền liệt tuyến

Viện Fraunhofer về Kỹ thuật Sản xuất và Tự động hóa đã sản xuất một thiết bị nhìn in 3D gắn vào smartphone nhằm giúp người khiếm thị có thể xem. Thiết bị này có thể điều chỉnh theo kích cỡ người đeo và tương thích với nhu cầu cũng như các thấu kính lớn đúng chuẩn với màn hình smartphone. Một hệ thống cảm biến con quay hồi chuyển cũng đã được tích hợp để điều chỉnh lấy nét tự động khi màn hình di chuyển.

Một startup về in ấn 3D nha khoa mang tên Candid đã trình làng dòng sản phẩm bộ chỉnh hàm được in 3D mới nhất của hãng. Mục đích của startup có trụ sở tại New York này là nhằm mang lại chi phí chỉnh hình răng thấp hơn so với đối thủ cạnh tranh dưới sự chấp thuận của Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA).

Nicole Wake, nghiên cứu sinh tiến sĩ tại Đại học New York gần đây đang làm việc với các nhà nghiên cứu X quang và bác sĩ phẫu thuật tiết niệu để tạo ra các mô hình in 3D của khối u tuyến tiền liệt. Các mẫu in 3D full màu từ máy Stratasys J750 này sẽ giúp bác sĩ lên kế hoạch tiền phẩu thuật và trong lúc phẩu thuật.

Máy in 3D mô hình khối u

Học sinh đối với công nghệ in 3D và những con robot Mars tại trường học

Các nhà nghiên cứu tại trường Đại học Nottingham và Kingston đã phát triển một chương trình AI có khả năng tái tạo lại hình dáng gương mặt từ tấm ảnh 2D. Hệ thống AI này được “dạy” làm thế nào để ngoại suy hình dáng gương mặt người nhanh chóng từ ảnh 2D sau khi dữ liệu tái tạo được vận hành thông qua mạng nơ-ron.

Một thử thách về lắp ráp và chế tạo robot lấy cảm hứng từ robot thăm dò địa hình Mars Rover đã diễn ra tại các trường học tại Nam Phi. Các đội tham gia sẽ được cấp bộ công cụ điện tử trang bị các công nghệ tân tiến bao gồm cả in 3D được thiết kế bởi các kỹ sư điện, điện tử và phần mềm hàng đầu. Phần thưởng dành cho đội thắng cuộc sẽ là hai máy in 3D MakerBot.

Các hoạt động của The Girl Scouts, dạy trẻ ung thư, cứu loài rùa

Tổ chức Girl Scouts tại Austin, Texas đã bắt tay với các trường học tại địa phương và tổ chức EOS Bắc Mỹ nghiên cứu và lắp ráp một mô hình tay giả in 3D cho trẻ em. Các linh kiện sẽ do tổ chức EOS cung cấp và sản phẩm hoàn thành sẽ do e-Nable phân phối.

Bàn tay giả in 3D của Girl Scouts

Cố vấn chiến dịch Teenage summer camp đã vận động quyên góp được 300,000 đô la cho chương trình dạy trẻ em bị ung thư. Chương trình sẽ được tổ chức tại S.T.E.A.M. Shack, một cơ sở được xây dựng tại Long Island, New York. Miller nói và giải thích quyết định của ông đối với sự kiện này: “Cái nhìn ngạc nhiên trên gương mặt của người cắm trại khi họ quan sát cái mà họ đã thiết kế xuất hiện trước mắt họ là vô giá”.

Những chiếc mai rùa in 3D được nghiên cứu phát triển tại phòng Hardshell Labs tại California vào năm ngoái sẽ được sử dụng để cứu các cá thể rùa tại Nam Phi sau khi một dự án mới đã được công bố tại Hội nghị Đại học Autodesk Nam Phi.

Post Author: Tu Vo