iPhone X được Apple giới thiệu đêm 12/9 có hình dáng giống với những tin đồn trước đó. Màn ra mắt iPhone X là sự kiện lớn đầu tiên được tổ chức tại Apple Park Campus (Cupertino, California, Mỹ), trụ sở rộng tới 178 mẫu vuông mới đi vào hoạt động đầu năm nay. Buổi lễ diễn ra trong nhà hát mang tên Steve Jobs, nơi có thể chứa 1.000 người đã không còn một chỗ trống. Đây cũng là lần hiếm hoi Apple kéo dài buổi lễ tới hơn 2 tiếng, gần gấp đôi so với thông thường.
iPhone X của Apple được ví như là “the future of the smartphone,”(tương lai của smartphone) với công nghệ nhận diện hình ảnh mới và các tính năng AR mà họ đã giới thiệu. Nhưng có lẽ sẽ thiếu sót nếu không nhắc đến tính năng mà Apple gọi nó là “neural engine” được tích hợp trong con chip xử lý A11 Bionic.
Hiệu năng chip A11 Bionic
“Neural engine” thực ra chỉ là 2 nhân riêng của chip A11 Bionic nhằm xử lý “những thuật toán machine learning riêng biệt”. Những thuật toán này hỗ trợ cho các tính năng cao cấp mới trên iPhone bao gồm cả tính năng nhận diện gương mặt Face ID, Animoji và các ứng dụng AR. Theo Apple, neural engine có thể xử lý “600 tỉ phép tính mỗi giây” và giúp tăng tốc xử lý các tác vụ AI. (Tính năng này rất khó để áp dụng trong các trường hợp riêng biệt; xử lý các phép tính mỗi giây không chỉ là chỉ số duy nhất của hiệu suất)
tính năng Animoji
Nói rõ ra “neural engine” là hình thức mà Apple đang lăm le nhảy vào lĩnh vực trí tuệ nhân tạo. Công nghệ AI đã và đang chiếm hữu vị trí quan trọng trong smartphone, tăng cường và đẩy mạnh nhiều tính năng như từ nhận diện giọng nói cho đến tinh chỉnh các phần mềm khác. Nhưng ngày nay, các tính năng về AI trên các thiết bị di động hầu như được cung cấp qua hệ thống điện toán đám mây. Điều này giúp tiết kiệm năng lượng tiêu thụ cho biết bị bằng cách không phụ thuộc quá nhiều vào vi xử lý nhưng sẽ bất tiện hơn (do cần phải kết nối mạng để thực hiện) và bảo mật kém hơn (do dữ liệu sẽ được gửi đi khỏi server)
Apple giới thiệu về neural engine trên sâu khấu ra mắt iPhone X
Động thái này của Apple đều nằm trong đặc tính của công ty khi tập trung thực hiện công nghệ AI trên các thiết bị. Hãy cùng nhìn lại vào tháng 6 năm 2016, khi công ty giới thiệu về “differential privacy” (sử dụng các giải pháp thống kê nhằm bảo mật danh tín khách hàng khi thu thập dự liệu) và tại sự kiện WWCC năm nay, họ đã bật mí về công nghệ Core ML API của mình. “Neural engine” chẳng qua chỉ là tiếp nối cho điều đó. Bằng việc tích hợp vào phần cứng điện thoại nhằm xử lý các tác vụ liên quan đến AI, Apple đã giảm thiệu được lượng dữ liệu gửi đi từ thiết bị và tăng cường bảo mật hơn cho khách hàng.
Gã khổng lồ Apple không phải là công ty duy nhất theo đuổi hình thức này. Một ông lớn công nghệ khác tại Trung Quốc là công ty Huawai cũng đã tích hợp “Neural Processing Unit” tương tự vào con chip Kirin 970 của họ và cho biết con chip này có thể xử lý những tác vụ như là nhận diện hình ảnh nhanh gấp 20 lần CPU thông thường. Google cũng đã phát triển các giải pháp về thiết bị AI của riêng họ có tên gọi là “federated learning,” mà theo những thông tin tiết lộ thì nó cũng sẽ là chip xử lý tích hợp công nghệ machine learning. Kiến trúc ARM cũng đã cấu hình lại thiết kế chip xử lý cho tương thích với công nghệ AI và công ty sản xuất chip xử lý hàng đầu như Qualcomm cũng cho biết sắp tới họ cũng sẽ trình làng dòng mobile AI chips của riêng họ.
“Neural engine” trên iPhone X chính là động thái mà Apple tiến đến lĩnh vực AI chứ không phải là đặc thù riêng biệt gì của công ty cả và trong tương lai nó sẽ mở ra xu hướng mới cho toàn bộ ngành công nghiệp thiết bị di động.