Shaker Shaheen (bên tráo) và Mahmoud Alalawi
làm việc với mới in tại thành phố Gaza [Mersiha Gadzo/Al Jazeera]
1. Hiện trạng:
Tình trạng thiếu hụt ống nghe đang hiện hữu tại thành phố Gaza, một thiết bị không thể thiếu của ngành y học hiện tại đang rất khan hiếm nơi đây.
Tại al-shifa – bệnh viện lớn nhất ở Gaza, chỉ có 1 đến 2 ống nghe tại mỗi khu; các bác sĩ không còn cách nào ngoài phương án để tai mình thật sát ngực của bệnh nhân và chăm chú nghe để chuẩn đoán bệnh.
“Đó là phương án thay thế tốt nhất”. Bác sĩ người Canada Tarek Loubani nới với Jazeera. “Còn nếu với bệnh nhân là người cao huyết áp thì chuẩn đoán khi đặt tai vào ngực bệnh nhân sẽ không chính xác. Cho nên họ đang tìm ra những phương án khác cho những trường hợp như vậy.
Loubani và 3 người đồng cấp đang nỗ lực làm việc để tìm ra giải pháp. Mục tiêu chính của nhóm là sử dụng công nghệ in 3D để tạo ra đa dạng chủng loại những công cụ phụ vụ cho y tế chất lượng tốt với giá cả phải chăng. Gần đây họ đã dùng công nghệ này sản xuất ra những ống nghe của đợt đầu tiên.
Tại Gaza, Israel cấm sử dụng máy in 3D cùng với những thiết bị khác có thể gây ra ảnh hưởng quân sự – những thiết bị mà Chính quyền cho rằng có thể được sử dụng vì mục tiêu quân sự một cách trái phép. [Mersiha Gadzo/ Al Jazeera].
Tại văn phòng của họ tại trung thành phố Gaza, máy in đang di chuyển một khối vuông nhỏ tới lùi rồi qua lại sau đó tách thành 2 mẩu dài trên chiếc đĩa. Sau khi in xong tất cả những mẩu theo form chuẩn đã được chọn và điều chỉnh trước đó, thành phẩm sau đó là cái ống tai- đây cũng là cái ống tai đầu tiên được tạo ra bằng máy in 3D tại dải Gaza.
“Vì bản chất của thành phẩm nên nhiều ý kiến cho rằng nó cũng như những món đồ chơi tạo ra bằng máy in. Nhưng chất lượng của nó đã cho thấy đây không chỉ là một món đồ chơi mà còn có thể tạo nên một thương hiệu về sau”. Người đàn ông 31 tuổi Abu Matar vừa nói với Al Jazeera vừa giơ cái ống tai thành phẩm đầu tiên lên. Giá sản phẩm này chỉ 3$, giá rất tiết kiệm so với giá thương mại 200$ của một cái tương tự do Littmann Cardiology sản xuất.
Đây là một thành công to lớn đối với dải Gaza, nó sẽ giải quyết được vấn đề thiếu hụt thiết bị y tế cần thiết. Khi mà vào thời điểm Lệnh cấm vận được ban hành một thời gian dài trên dưới 10 năm giữa Israel và Ai Cập. Một lượng lớn những thiết bị, thuốc thang phục vụ y tế bị cấm mang đến Gaza do không được sự đồng ý của Ban kiếm soát thiết bị “dual-use” của Israel vì phía Nhà nước lo rằng chúng sẽ được sử dụng vào mục đích quân sự.
Việc giá sản phẩm bị đẩy lên quá cao vào thời điểm đó là nguyên nhân khác của sự thiếu hụt. Ống nghe giá 300$ đã là quá cao và không phù hợp với thu nhập hàng tháng của một bác sĩ tại Gaza.
“Vì bản chất của thành phẩm nên nhiều ý kiến cho rằng nó cũng như những món đồ chơi tạo ra bằng máy in.
Nhưng chất lượng của nó đã cho thấy đây không chỉ là một món đồ chơi mà còn có thể tạo nên một thương hiệu về sau”.
Mohammed Abumatar cho biết”. [Mersiha Gadzo/Al Jazeera]
Sau khi có mặt để điều hành công tác khám chữa bệnh tại phòng cấp cứu bệnh viện al-Shifa thì Loubani nghĩ ngay đến việc sẽ dùng máy in để tạo ra các ống nghe.
“Trong suốt thời gian cuộc chiến tranh diễn ra vào năm 2012, việc thiếu hụt thiết bị đương nhiên là một vấn đề đáng lo ngại vì những bệnh nhân chắc chắn sẽ không nhận được sự săn sóc, theo dõi tốt nhất với những thiết bị có sẵn nơi đây.” Loubani nói.
Ban đầu, mỗi lần trở về Gaza trong những đợt cứu trợ Loubani đều mang theo những túi với nhiều sách ngành y và những thiết bị cần thiết cho những bác sĩ ở đây.
“Nhưng cách tuồn thiết bị như vậy sẽ không duy trì được lâu. Tôi có thể sẽ không thực hiện những chuyến đi sang Ai Cập nữa vì tôi đã bị kết tội mang thiết bị trái phép sang đó. Trên đường đi tới Israel tôi đã bị khám xét, những thiết bị y tế thông thường nhất cũng không được phép mang đến. Khi sự kiểm tra quá nghiêm ngặt khiến cho việc vận chuyển kiểu vậy thất bại, thì chúng tôi nhận ra rằng phải tự sản xuất các thiết bị ngay tại Gaza. Hơn nữa, việc trông mong vào kiểu vận chuyển đó thì thật là mạo hiểm”. Loubani nói.
2. Máy in 3D-Vị cứu tinh của ngành y tế tại Gaza:
Abu Matar- chàng trai tốt nghiệp ngành truyền thông cũng đã có những suy nghĩ tương tự sau khi thành công trong việc tạo ra những thiết bị y tế như máy negative ion và các dòng máy ozone generator trong nhiều năm. Anh ta luôn có những băn khoăn trăn trở về sự thiếu hút thiết bị y tế tại Gaza.
“Tôi bắt đầu có những ý tưởng về việc tạo ra một cái máy có thể giải quyết vấn đề thiếu hụt thiết bị”.
Abu Matar nói.
Máy in 3D mà bị cấm tại Gaza rõ ràng là biện pháp hữu hiệu để khắc phục những vấn đề. Từ những nguồn tư liệu thiết kế online, Matar đã nghiên cứu từng khâu chế tạo và từng bộ phận của máy in, ông đã tự làm ra được cái máy in 3D. Hiện nay thì ông ta là người kinh doanh máy in 3D đầu tiên tại Gaza với cái máy do ông sản xuất mang tên Tashkeel 3D.
“Chúng tôi làm sẵn những mẫu thiết kế trên máy in nên tiết kiệm được thời gian hơi rất nhiều so với những cách làm khác. Sau đó chỉnh sửa, thay đổi những thứ cần thiết và in ra tuỳ vào nhu cầu sử dụng”. Matar cho biết.
Để đối phó với việc cấm vận và giá nguyên liệu cao, họ tin tưởng vào những phương án thay thế. Lúc mà giá nhập sợi nhựa để in ra các thành phẩm quá mắc, họ sẽ dùng máy self-made để dùng nhựa dạng viên thay cho dạng sợi cho đến khi tìm được những nguyên liệu ưng ý để tự sản xuất ra sợi nhựa.
Có một lần Matar đã tập hợp lại tất cả các máy in lại và anh in ra những bộ phận thay thế còn thiếu để hoàn thiện thêm những máy in 3D phục vụ ở dải Gaza
“Chất lượng ống nghe rất tốt, nó là một giải pháp hiệu quả đặc biệt là đối với Gaza của chúng. Chúng tôi biết ống nghe là thiết bị rất quan trọng trong công tác khám chữa bệnh, tuy nhiên vì giá quá mắc nên bệnh viện đành chấp nhận sự thiếu hụt”. Giám đốc bệnh viện al-Shifa là Ayman al-Sahabani nói với Jazeera.
Bấm vào đây để có thêm những thông tin mới nhất về Al Jazeera.
Sau khi giải quyết được ổn thoả vấn đề thiếu hụt ống nghe, thì người ta thử nghiệm in dây garo và pulse oximeter- thiết bị cho biết nồng đồ oxy trong cơ thể.
Tại những bệnh viện ở Canada, mỗi giường đều sẽ có máy pulse oximeter riêng. Nhưng ở bệnh viện al-Shifa, 20 giường bệnh phải xài chung 3 máy theo lời kể của Loubani. Để xác định nồng độ oxy trong cơ thể, những bác sĩ ở Gaza thường phải chăm chú nhìn vào bệnh nhân và tự hỏi: “Màu da người này có bình thường không?”.
“Những gì đang diễn ra ở đây thật sự là thảm hoạ. Thật khó để nói về vấn đề tại đây vì nó thật sự làm chúng tôi thấy buồn. Buồn vì những bệnh nhân phải chịu cảnh nằm viện với chất lượng phục vụ, cơ sở vật chất quá tệ”.
Chính quyền dãy Gaza cũng thêm các dòng máy scan vào danh sách các loại máy đa chức năng và hạn chế cho phép thiết bị này chuyển vào thành phố. Một số máy in scan của dòng MRI và CT đã có những vấn đề dẫn từ khi mà phải hoạt động đến 24 giờ thay vì 8 giờ như khả năng của máy. Al- Sahabani giải thích nguyên nhân bắt nguồn từ việc quá đông bệnh nhân trong khi lượng máy thì ít. Một số bộ phận bị hỏng vì sự quá tải của máy, điều này dẫn đến hiệu suất của máy không được như ý.
Theo báo cáo của WHO năm 2016 thì gần 50% thiết bị y tế ở Gaza đã quá cũ và đã vượt quá hạn sử dụng khoảng 6 tháng.
Nhóm Glia gồm Shaker Shaheen, Mahmoud Alalawi, Tarek Loubani và Mohammed Abu Matar (từ trái sang).
[Mersiha Gadzo/Al Jaezeera]
Nhóm Glia mong là việc mang công nghệ in 3D đến với Gaza sẽ giải quyết được những về đề thiếu hụt thiết bị tại đây. Học viện Khoa học và Công Nghệ Khan Younis đã được mở ra để làm tiền đề cho sự phát triển của công nghệ tại thành phố. Nhóm cũng đã có kế hoạch giới thiệu công nghệ in thông qua chương trình K-12.
“Bạn có một mối lo rất lớn khi ở đây, bất cứ lúc nào một quả rocket cũng có thể rơi ngay trước cửa sổ nhà bạn và tất cả sẽ thành tro. Nếu điều đó xảy ra thì hãy tưởng tượng những dự định của chúng ta sẽ như thế nào? Thế nên thật sự là chúng ta cần nhân rộng những thành tự này sang nơi khác và phát triển hơn nữa vì lợi ích mà nó mang lại.”Loubani nói.
“Tôi nghĩ khi công nghệ này đã được nhân rộng sang 4, 5 nơi khác thì chúng ta có thể an tâm mặc cho mọi thứ xảy, do là nếu chúng tôi mất mạng khi các cuộc chiến tranh xảy ra thì vẫn còn 2, 3 nơi hoặc hơn thế vẫn có thể tiếp tục phát triển công nghệ này”.