Ngành Phim Hoạt Hình Trung Quốc Vẫn Còn Phụ Thuộc Vào Nhật Bản

 Một buổi chiều muộn tại văn phòng, một nhóm người đang ngồi nối đuôi nhau cặm cụi tại bàn làm việc. Hơn 100 nhân lực đã đến và làm việc từ 7 giờ tối và vẫn chưa có dấu hiệu dừng lại.

Đây không phải là quang cảnh thường thấy tại trung tâm công nghiệp ở miền nam Trung Quốc nhưng phần lớn các studio phim hoạt hình tại miền đông nước này đều đang trong tình trạng tương tự trên nhằm giải quyết khối lượng công việc đồ sộ cho các công ty phim hoạt hình hàng đầu Nhật Bản. Mô hình làm việc như vậy hiện đang được áp dụng cho hơn 30 công ty phim hoạt hình xung quanh Khu thiết kế công nghiệp Vô Tích tại tỉnh Giang Tô phía đông Trung Quốc. Vô số nhân vật truyện tranh lên sóng truyền hình Nhật Bản đều bắt nguồn từ đây nhưng điều đáng nói là công chúng vẫn chưa để ý có sự tồn tại của các studio ủy quyền bên ngoài, phần lớn đều từ Đông Á.

Trước vấn đề thiếu hụt kinh phí và nguồn cấp cho startup, nhiều công ty phim hoạt hình Trung Quốc như tại Vô Tích đang chuyển hướng sang hỗ trợ cho phía Nhật Bản ở phạm vi công nghiệp. Phần lớn đều xem hình mẫu công nghiệp này không chỉ là cái phao cứu sinh mà còn là để vựt dậy ngành công nghiệp nội địa đang vật lộn từng ngày tại đây. Trong lúc đó, một nhóm khác lại xem công việc theo quy trình cứng nhắc như vậy đang làm nhụt chí tiến thủ và sáng tạo của nghệ sĩ (animator) Trung Quốc. Bên cạnh lòng đam mê cá nhân, giấc mơ một ngày phục hưng lại ngành phim hoạt hình Trung Quốc đang bị trói buộc bởi sự phụ thuộc vào các công việc ủy quyền từ phía studio Nhật Bản.

Một nghệ sĩ đang làm việc tại Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc. Được biết doanh thu trong năm 2008 của công ty là 13 triệu euro nhưng gần 70% trong số đó đều đến từ các công việc ủy quyền bên ngoài.

Sun Meng là một trong những animator hiểu rõ về thực trạng này. Kể từ khi dấn thân vào ngành công nghiệp phim hoạt hình tại trường đại học, giấc mơ ấp ủ 33 năm của anh bắt đầu nở rộ và thôi thúc anh thành lập studio Thundray có trụ sở tại Thượng Hải năm 2011. Tương tự như tại Vô Tích, studio của Sun phần lớn đều đảm nhận công việc ủy quyền từ phía công ty Nhật Bản. Tuy nhiên, bên cạnh đó Sun cũng nhắm đến thực hiện các dự án cho riêng mình và hoàn toàn không phụ thuộc từ phía người ủy quyền tại Nhật Bản.

Sun Meng chia sẻ: “Chúng tôi có rất nhiều họa sĩ có tay nghề nhưng phải làm việc trong môi trường như vậy, phần lớn trong số họ đều phải gạt bỏ ước mơ của mình.”

Ranh giới giữa yêu và ghét các công việc ủy quyền bên ngoài của Sun phần nào phản ánh đúng tình trạng tiến cũng không được và lùi cũng không xong tại các startup phim hoạt hình Trung Quốc. Anh chia sẻ: “Mọi thứ đều có hai mặt của nó. Bạn không biết được liệu việc này có tốt hay không.”

Ba năm làm việc tại công ty phim hoạt hình ở tỉnh Hắc Long Giang, Trung Quốc đã giúp Sun nhận ra rằng ngành công nghiệp phim hoạt hình quốc gia đang thiếu một nền tảng vững chắc về lý thuyết hoạt hình. Sau khi rời Hắc Long Giang năm 2009, vấn đề canh cánh về tương lai phim hoạt hình Trung Quốc đã thôi thúc Sun đến Nhật Bản với hành lý mang theo chỉ là một vài từ Nhật Bản đơn giản từ các series phim anh yêu thích.

Sau gần một năm gõ cửa xin việc, Sun cuối cùng được nhận vào vị trí junior conceptual artist tại C2C, công ty phim hoạt hình tại Tokyo với phần lớn công việc đều được giao cho phía Trung Quốc. Bên cạnh việc làm phim, Sun cũng chịu trách nhiệm thực hiện các chuyến khảo sát của C2C tại các đối tác ở biển Đông Trung Quốc.

Sun chia sẽ với trang Sixth Tone: “Lần đầu tiên tôi được chứng kiến đồng nghiệp vừa làm vừa chăm con. Phần lớn họ không khác gì lao động nhập cư tại Đông Hoản chuyên sản xuất giày dép, quần áo và đồ chơi. Thực ra họ đều cùng chung một nhóm người.”

Dealine của nhiều công ty hoạt hình ở Vô Tích trùng với lịch bay giữa Thượng Hải và Tokyo. Từ khi nhiều studio Nhật Bản vẫn đề cao các bản vẽ tay thì phần lớn việc chuyển đổi sang kỹ thuật số không còn quan trọng nữa. Công việc từ Tokyo sẽ đến vào buổi trưa và nhanh chóng được mang đến Vô Tích bằng xe. Việc này phải được hoàn thành trước 9 giờ sáng để bắt kịp chuyến bay ngày hôm sau.

Sun rất ngạc nhiên khi thấy các bảng vẽ kém chất lượng cùng tinh thần làm việc cực kỳ kém của nhân viên. Tuy nhiên, mọi thứ chỉ như là đang đối kháng lại nhân viên dù ông có nỗ lực khắc phục việc này như thế nào. Đưa ra những yêu cầu chất lượng khắc khe hơn đối với một nhân viên không có tinh thần làm việc chỉ khiến công việc bị trì hoãn, làm không đạt yêu cầu và không cho Sun một chút thời gian nào để chỉnh sửa hay bổ sung góp ý.

Liu Xiaojie, giám đốc điều hành hiện tại tại Thundray, hiểu rõ nguyên nhân gây ra tình trạng chán nản, chụt chí ở nhân viên. Từng là một nhân viên tại studio hoạt hình ở Vô Tích, Sun đã tận mắt chứng kiến nhiều đồng nghiệp đầy đam mê và nhiệt huyết của mình phải rời bỏ môi trường chuyên nghiệp sau khi bị đánh gục bởi thực tế phủ phàng.

Liu chia sẽ với Sixth Tone: “80% trong số họ đều từ bỏ vì không nhìn thấy được tia hy vọng nào. Họ không chắc sự nghiệp mình có thể đi đến bao xa.”

Tuy nhiên, Sun tin rằng phong cách làm việc từ các công ty Nhật Bản phần nào mang lại giá trị đặc biệt với các cá nhân mới ra trường. Ông nói: “Tôi thường giao các công việc từ Nhật Bản cho các nhân viên mới. Tiêu chuẩn khắc khe và lịch trình chặt chẽ của Nhật Bản sẽ giúp họ nhận ra được thế mạnh và cách để hoàn thiện bản thân trong thời gian ngắn.”

Ba nghệ sĩ đang lam việc ở Thundray.

Các công việc ủy quyền từ bên ngoài phần nào mang đến lợi nhuận liên tục và đều đặn cho công ty, đặc biệt là khi Sun muốn đạt được mục tiêu cho ra sản phẩm của riêng mình. Với số tiền nhận được khi Alpha Entertainment mua lại công ty cùng với tiền tự dự án bên ngoài, Thundray đã và đang huy động vốn để thực hiện series phim khoa học viễn tưởng của mình, dự án vốn nghĩ sẽ mãi nằm trên giấy do thiếu nguồn đầu tư.

Bất kể series phim mới có thành công hay không thì dường như Thundray không có lựa chọn nào khác ngoài việc tiếp tục cộng tác với công ty Nhật Bản. Sun nói: “Các công việc có bản quyền của chúng tôi đều bị ảnh hưởng trước tiên nếu xảy ra xung đột.” Nhiều dự án hợp tác với Nhật Bản đều bị ràng buộc trong hợp đồng từ rất lâu, nhưng cũng diễn ra với các công ty đối tác mà Thundray muốn duy trì mối quan hệ. Sun chia sẻ: “Tôi cảm thấy rất ngại khi phải nói không với các công ty cùng ngành trong nước.”

Wang Feng, studio manager, cho biết: “Vô Tích vẫn có business card với đầy đủ thông tin về ngành phim hoạt hình, nhưng đáng tiếc là không ai để ý đến sự tồn tại của chúng tôi.”

Không như Thundray có thể từ tìm lối ra cho mình, phần lớn các công ty ở Vô Tích đều phải trói buộc mình với các công việc ủy quyền dài hạn từ Nhật Bản. Một trong số đó là JoJo, studio có hơn 100 nhân viên được thành lập vào năm 2008 và có cơ chế vận hành như đối tác ủy quyền của Nhật Bản.

Với tư cách là công ty chuyên hoàn thành các công việc cấp thấp và không đòi hỏi kỹ thuật, JoJo vẫn có khả năng kiếm khoảng 3 đến 5 triệu nhân dân tệ (450,000 đến 750,000 USD) để duy trì công ty. Nhưng theo manager của JoJo, Wang Feng, liên doanh đó cũng không đảm bảo khi nhân việc buộc phải tham gia vào các dự án dài hạn và mệt mỏi và thành công phụ thuộc vào việc tiếp nhận của người xem. Tuy nhiên, các dự án bên ngoài dù nhàm chán và lặp lại như vậy vẫn mang lại nguồn thu nhập ổn định và cao hơn so với công nhân ngành nghề khác ở Vô Tích.

Wang Feng chia sẻ với Sixth Tone: “Phần lớn người trong ngành đều đi theo con đường đó. Bạn vẫn sẽ đủ ăn đủ mặc miễn sao có việc làm.”

Đó là một sự dàn sếp hiển nhiên nhưng không thỏa đáng. Theo Wang, JoJo đóng góp rất nhiều cho các công ty sản xuất có tên tuổi ở Nhật Bản nhưng không một công ty nào đề cập đến JoJo vào phần credit ở cuối phim. Wang nói: “Nếu Vô Tích có business card, thì mọi thông tin về ngành phim hoạt hình đều nằm ở trong đó. Đáng tiếc là không ai biết chúng tôi có tồn tại.”

Món đồ chơi xuất phát từ phim ‘Monkey King: Hero Is Back’ trên bàn làm việc ở Thundray

Wang tin rằng tương lai của ngành phim hoạt hình Trung Quốc chỉ có thể tiến xa hơn nếu chính phủ xem lại các chính sách văn hóa. Chính quyền trung ương của Trung Quốc đã ban hành nhiều chính sách hỗ trợ tài chính cho ngành phim hoạt hình. Nhưng khoản trợ cấp đó vẫn như muối bỏ bể khi người ta chỉ kêu gọi chính phủ hỗ trợ bất chấp chất lượng công việc của mình ra sao.

Wang nói: “Nhiều công ty tìm đến và mua các sản phẩm trí tuệ và phát triển nó thành series phim hoạt hình. Nhưng thực tế, họ làm vậy là chỉ muốn lừa chính phủ để lấy trợ cấp.”

Wang chia sẽ với Sixth Tone rằng ông vỡ òa trong nước mắt khi bom tấn phim hoạt hình “Monkey King: Hero Is back” do Trung Quốc đại thắng và thu về 1 tỷ nhân dân tệ tại các phòng vé, đánh bật những cái tên như “Kung Fu Panda 3” và “Zootopia” để dành danh hiệu phim hoạt hình hay nhất.

Wang nói: “Tôi là người Trung Quốc. Đương nhiên tôi rất muốn chứng kiến thêm nhiều phim hoạt hình Trung Quốc thành công hơn nữa. Nhưng hiện tại, chúng tôi vẫn đang may váy cưới cho người khác.”

Nguồn sixthtone.com

Post Author: Tu Vo