Những Công Nghệ Tuyệt Vời Tưởng Chừng Như Không Tồn Tại

1. Da điện tử




Da điện tử (E-skin) là một vật liệu mỏng, nhạy cảm và có cấu trúc điện tử như da người. Loại da này cũng có thể kéo căng ra 30% mà không bị hư hại do cấu trúc đàn hồi tinh vi và tự động chữa lành, đặc biệt là sử dụng pin mặt trời để hoạt động. E-skin cũng chứa cảm biến sinh học, hóa học và áp suất và dính vào da nhờ lực Van der Waals dữa trên lực hút giữa các phân tử thay vì chất kết dính. Da điện tử được tạo ra bằng cách nhúng cảm biến trên một màng mỏng và sau đó đặt tấm phim lên mặt sau bằng polyester như hình xăm. Da điện tử dùng để theo dõi tình trạng bệnh của bệnh nhân hay tình trạng nhiểm khuẩn hay độc trên cơ thể người.

2. Li-Fi hoặc Light Fidelity




Li-fi là hệ thống không dây tốc độ cao sử dụng bóng đèn LED trong gia đình để truyền tải dữ liệu. Li-fi nhanh hơn Wi-fi gấp 100 lần và có tốc độ lên đến 224 gigabit/giây. Giáo sư Harald Haas tại Đại học Edinburgh là người đặt ra thuật ngữ “Li-fi” nhằm mô tả ý tưởng “dữ liệu không dây từ ánh sáng”. Ưu điểm của Li-fi là có phổ tần số lớn hơn Wi-fi đến 10.000 lần và giá thành rẻ hơn rất nhiều. Ngoài ra, do không thể đi xuyên qua tường nên Li-fi an toàn hơn rất nhiều so với Wi-fi.

3. Áo giáp nhôm trong suốt




ALON là loại áo giáp đặc biệt trên thị trường hiện nay do cấu trúc spinel hình khối và độ trong suốt của nó. Do có độ trong suốt lên đến 80% nên ALON chỉ có thể nhìn được qua tia cực tím, tần số sóng vô cực. Ngoài ra, ALON có độ nóng chảy cao gấp 4 lần so với thủy tinh silic và độ cứng đạt 85% so với saphire. ALON chịu được nhiệt độ lên đến 2.100 độ C. Với trọng lượng nhẹ, cứng và trong suốt, ALON là ứng cử viên sáng giá cho ngành quân đội khi có thể sử dụng làm áo chống đạn. Nhiều thử nghiệm cho thấy ALON đã chặn được nhiều viên đạn có độ calibre là 0,50.

4. Cảm biến hình ảnh trong suốt




Đây là cảm biến hình ảnh linh hoạt, trong suốt, không có mạch làm bằng màng nhựa phủ các hạt huỳnh quang có thể được sử dụng trong các thiết bị giao diện người dùng hỗ trợ các thao tác chạm và vuốt.

Cảm biến hình ảnh trong suốt này cho hai nhà nghiêm cứu Alexander Koppelhuber và Oliver Bimber tại trường Đại học Johannes Kepler, Úc sáng chế dựa trên nguyên lý ánh sáng đi xuyên qua polymer. Không giống các công nghệ hiện đang có, polymer sẽ không thể chia thành nhiều pixel đơn lẻ, nó sẽ đo độ tương quan của ánh sáng khi chiếu đến cảm biến để xác định ánh sáng sẽ đi vào đâu.

Bằng việc sử dụng công nghệ tương tự như chụp CT nhưng bằng laser thay vì tia X, hai nhà nghiên cứu đã cho ra một nguyên mẫu với độ phân giải thấp. Với kỹ thuật sampling tiên tiến, độ phân giải sẽ được nâng cao. Công nghệ này trong tương lai dự kiến sẽ được dùng trong TV và máy tính, cho phép người dùng tự do điều khiển mà không cần đến camera hay các thiết bị đánh dấu chuyển động.

5. Đĩa 5D




Các nhà nghiên cứu tại Đại học Southampton, Vương quốc Anh đã thành công trong việc sáng chế ra phương pháp “lưu trữ dữ liệu 5D”. Qua đó, các đĩa thủy tinh được tạo ra sẽ có thể ghi lại dữ liệu theo 5 chiều và giữ an toàn cho đến 13.8 tỷ năm. Các đĩa có thể lưu trữ 360 terabyte dữ liệu và chịu nhiệt đến 1.000 độ C.

Đĩa 5D này lưu trữ dữ liệu bên trong nó thông qua cấu trúc vật lý “nanograting”. Tương tự như đĩa CD thông thường, cấu trúc nanograting này có thể đọc được dưới ánh sáng. Với đĩa 5D, nó gồm ba trục x, y, z cùng cường độ ánh sáng phản xạ nano và định hướng cấu trúc, qua đó giúp tăng dữ liệu lưu trữ nhiều hơn so với đĩa CD thông thường. Một đĩa Blu-ray hiện tại chỉ có thể chứa 128 gigabyte dữ liệu.

6. Lá cây tạo oxy tổng hợp




Với việc khám phá vũ trụ đang ngày càng nở rộ, NASA đã nghiên cứu cách sản xuất oxy dành cho các hành trình đường dài trong không gian. Các lá sinh học tổng hợp được chế tạo bằng cách treo các chất lục lạp trong ma trận protein hấp thụ nước và carbon dioxide để tạo ra oxy giống như cây trồng, và có thể cho phép đi du hành vũ trụ trong khoảng cách dài mà không cần lo lắng về vấn đề oxy. Tương tự như lá bình thường, lá oxy này cần ánh sáng và nước để tạo ra oxy.

7. Tường bê tông mờ




Đây là bê tông được hình thành bằng vật liệu xây dựng chứa các nguyên tố truyền ánh sáng như sợi quang nhằm chuyển ánh sáng từ mặt tường này sang mặt còn lại.

Được đề cập lần đầu tiên tại Canada năm 1935, tường bê tông mờ đã được sản xuất lần đầu tiên vào năm 1990. Các sợi quang nằm trong các khối bê tông sẽ tạo ra ánh sáng từ mặt còn lại. Các đường cong trong sợi bên trong bê tông và bề mặt cắt thô ở cuối của nó làm giảm một nửa ánh sáng đến mặt bên kia. Bê tông mờ được ứng dụng cho các mục đích thiết kế mặt tiền và tường bên trong.

8. Airgel




Airgel hay còn được gọi là “khói đông lạnh”, “không khí rắn”, là một hợp chất có mật độ và độ dẫn nhiệt cực kỳ thấp. Nó là một khối khí nóng đến 2.000 độ C có thể giữ bằng tay trần mà không hề bị bỏng.

Thành phần của loại gel này được chiết xuất qua quá trình sấy siêu hạn, cho phép nó khô đủ chậm để kết cầu thành dạng rắn qua các mao dẫn hóa học. Đây là loại vật liệu cách nhiệt cho tàu vũ trụ.

Theo unbelievable-facts.com

Post Author: Tu Vo