Có lẽ những kỷ xảo đồ họa đã phát triển trong những năm 80 và cũng có chỗ đứng nhất định trong các bộ phim hiện đại ngày nay. Nhưng nhiều kỷ xảo đồ họa mà đến nay người ta không thể lý giải được trong những bộ phim như Blade Runner, Alien và Dark City. Thời điểm mà các nghệ sĩ visual effect đưa các hiệu ứng practical effects (hiệu ứng đồ họa thực tế) lên đến đỉnh điểm cũng như đưa khán giả sang một thế giới hay không gian khác quả thực là một mốc đáng nhớ cho đến khi CG (hiệu ứng đồ họa máy tín – computer graphics) xuất hiện.
Đạo diễn hiệu ứng đồ họa bậc thầy như Douglas Trumbull, người đứng sau thực hiện các kỷ xảo trong các bộ phim như Blade Runner, Close Encouters of the Third Kind và 2001: A Space Odyssey đã đạt đến giới hạn của quá trình thực hiện các bộ phim boom tấn và hơn thế nữa.
Qua các phần phim có sự thay đổi tích cực và kỷ xảo làm phim Hollywood tốn kém trong bộ phim Looper, đạo diễn Rian Johnson gần đây đã chia sẽ với tạp chí The Hollywood Reporter rằng các bộ phim Star Wars mới sẽ quay về sử dụng các hiệu ứng kỷ xảo mô hình thực tế trước đây nhằm gạt bỏ đi những hoài nghi của khán giả về các hiệu ứng đó. Nhiều cảnh quay tàu không gian sẽ trông thực hơn như cảnh tàu Millenium Falcon bay xuyên qua Rebel Fleet trên đường đến the Death Star trong phần phim Return of the Jedi.
Hãy cùng lamphimquangcao.tv điểm qua các mô hình kỷ xảo huyền thoại gây tiếng vang lớn và tạo dấu ấn trong điện ảnh
STAR TREK: THE MOTION PICTURE (1979)
Đạo diễn bậc thầy, Douglas Trumbull, đã tiếp tục áp dụng kỹ xảo trong bộ phim huyền thoại 2001: A Space Odyssey vào cảnh quay về của thuyền trưởng Kirk cùng quân đoàn của mình mà cụ thể hơn là trong phần phim chuyển thể đầu tiên Star Trek: The Motion Picture. Cảnh Spock tương tác với đám mây V’Ger là sản phẩm giữa cảnh quay từ camera cùng với các kỹ thuật chỉnh sửa hậu kì đã giúp khán giả gợi nhớ lại cảnh quay cuối trong 2001.
ALIEN (1979)
Với đội ngũ làm phim tài năng như H.R. Giger, Dan O’Bannon và đạo diễn Ridley Scott, những mô hình gây ám ảnh trong Alien vẫn được khán giả nhớ đến qua nhiều thập kỷ.
BLADE RUNNER (1982)
Đạo diễn Douglas Trumbull và đội ngũ nghệ sĩ visual effects đã gặp phải nhiều vấn đề trong việc xây dựng mô hình xe police spinner thu nhỏ trong phim Blade Runner. Ông chia sẽ: “xe police spinner trông giống như một cục gạch biết bay vậy. Chúng tôi phải sử dụng rất nhiều năng lượng để thực hiện các cảnh quay khí động học cũng như là thêm vào đèn chớp và các hiệu ứng khác”. Cảnh quay xe police spinner sau đó đã khiến khản giả vỡ òa thích thú.
DUNE (1984)
Trong bộ phim Dune của đạo diễn David Lynch, chuyên gia kỷ xảo Emililo Ruiz đã sử dụng các mô hình có tỷ lệ và góc nhìn tương ứng nhằm làm nổi bật hiệu ứng con tàu không gian trong the Houses Harkonnen và Atreides.
BATMAN (1989)
Bị ảnh hưởng bởi bộ phim Brazil của đạo diễn Terry Gilliam, đạo diễn Tim Burton đã hợp tác với nhà thiết kế sản xuất Anton Furst nhằm tạo ra thành phố Gotham City u ám và ảm đạm đang được tội phạm cai trị.
INDEPENDENCE DAY (1996)
Các nghệ sĩ tài ba Volker Engel, Douglas Smith, Clay Pinney và Joseph Viskocil đã mang về cho mình giải thưởng Hàn lâm về Hiệu ứng kỷ xảo đồ họa xuất sắc nhất trong bộ phim Independence Day. Bộ phim của đạo diễn Roland Emmerech đã khiến khán giả vỡ òa qua các hiệu ứng đồ họa và cháy nổ siêu thực.
THE FIFTH ELEMENT (1997)
Đạo diễn Luc Besson đã xây dựng một mô hình thành phố New York ấn tượng ở thế kỷ 23 qua bộ phim The Fifth Element.
THE DARK KNIGHT (2008)
Đạo diễn Christopher Nolan đã cộng tác với New Deal Studios để xây dựng mô hình tỷ lệ 1: 3 của chiếc Batmobile và xe tải lớn cho các cảnh quay rượt đuổi trong bộ phim The Dark Knight năm 2008.