Sự Trỗi Dậy Của Ngành Phim Hoạt Hình Trung Quốc và Hàn Quốc

Tại giải thưởng Hàn Lâm thường niên năm 2003, bộ phim hoạt hình anime “Spirited Away” của Nhật Bản đã xuất sắc giành giải Phim Hoạt Hình hay nhất, đánh bật những cái tên cùng tranh giải năm đó như Ice Age, Lilo and Stitch, Spirit: Stallion of the Cimarron, và Treasure Planet. Spirited Away từ đó trở thành bộ phim hoạt hình có doanh thu cao nhất mọi thời đại, xấp xỉ 289 triệu USD. Studio Ghibli, producer chính cho bộ phim và là một trong những studio phim hoạt hình nổi tiếng nhất Nhật Bản, đã tiếp tục thống trị hạn mục đề cử giải Hàn Lâm qua bốn tác phẩm khác và khẳng định Nhật Bản là cái nôi của phim hoạt hình tại Châu Á.

Dù các quốc gia tại Châu Á vẫn chưa theo kịp thành công của Nhật Bản ở thị trường quốc tế nhưng ngày càng nhiều phim hoạt hình Châu Á đang chiếm phần lớn doanh thu tại thị trường nội địa và dần gia nhập vào sân chơi quốc tế. Tại Đông Á, Trung Quốc và Hàn Quốc là hai quốc gia chi mạnh vào việc xây dựng ngành phim hoạt hình nội địa cho riêng mình và cố gắng tách khỏi vai trò là bên thuê trung gian cho các công việc thiết kế cũng như đảm nhận vai trò mới như là content producer cho các kịch bản phim tại quốc gia mình.

Quy trình sản xuất phim hoạt hình trích từ báo cáo có tên:
“Asian Animation Industry: Strategies Trends & Opportunities” (2016)

Chuyển đổi thị trường phim hoạt hình Châu Á

Với sự bành trướng của ngành phim hoạt hình Nhật Bản thời hậu chiến, việc gia công quy trình sản xuất đã cho phép quốc gia này đáp ứng được nhu cầu thị hiếu quốc tế liên quan đến animation content. Kể từ khi studio không thế nào theo kịp tiến độ cần thiết để hoàn thành một series thì một vài tập phim trong series đó sẽ được giao cho các studio khác ngoài lãnh thổ Nhật Bản đảm nhận. Trung Quốc và Hàn Quốc là hai quốc gia đi đầu trong lĩnh vực này, Hiện nay, công việc này cũng đang dần chuyển giao cho các quốc gia tại Đông Á.

Phim “Spirited Away”

Bước chuyển mình tại thị trường Trung Quốc

Trong vòng một thập kỷ qua, Trung Quốc là thị trường liên tục tìm cách chuyển mình sang vai trò nhà sản xuất phim hoạt hình toàn cầu. Cho đến giữa những năm 2000, việc tiêu thụ phim hoạt hình tại Trung Quốc chủ yếu vẫn còn lệ thuộc vào bên ngoài. Bộ phim hoạt hình Doraemon của Nhật Bản du nhập vào Trung Quốc trong những năm 1990 đã thu hút một lượng lớn khán giả. Trong khi đó, các series phim khác như Hello Kitty và Pokémon cũng mang lại tín hiệu khả quan khi lên sóng tại Trung Quốc và níu chân khán giả bằng các sản phẩm mô phỏng nhân vật trong phim.

Tuy nhiên, chính phủ Trung Quốc đã thực hiện nhiều biện pháp nhằm nâng cao giá trị của ngành phim hoạt hình kể từ năm 2005, bao gồm cả việc đưa ra nhiều ưu đãi cũng như luật phát sóng. Chẳng hạn như, Trung tâm báo chí, xuất bản, phát thanh, phim và truyền hình của Trung Quốc (SARFT) yêu cầu mỗi đài TV phải phân bổ ít nhất 60% thời lượng lên sóng các bộ phim hoạt hình Trung Quốc. Trung Quốc cũng đề ra hạn ngạch cho các bộ phim nước ngoài khi chỉ cho phép 34 bộ phim nước ngoài kể cả phim hoạt hình hay live – action lên sóng mỗi năm. Điều này tạo cơ hội cho các bộ phim nội địa có nhiều đất diễn hơn nhằm sử dụng thị trường trong nước làm bàn đạp vươn ra thế giới.

Các Bộ ngành như Bộ tài chính, Tổng cục Hải quan và Cục Quản lý Nhà nước về Thuế gần đây cũng đa ban hành nhiều ưu đãi về thuế nhằm thúc đẩy ngành phim hoạt hình trong nước phát triển. Tuy nhiên, việc hạn chế các phim hoạt hình ngoại quốc đã vô tình cản trở Trung Quốc tiếp cận những tiến bộ về mặt kỹ thuật cũng như làm phim.

Bộ phim “Monkey King: Hero is Back”

Dù cho hạn ngạch phim hoạt hình ngoại quốc có ra sao đi chăng nữa thì ngành phim hoạt hình của Trung Quốc vẫn đạt được nhiều thành công với các bộ phim sáng giá. Phim hoạt hình Trung Quốc ngày càng cạnh tranh hơn, kinh phí sản xuất cũng lớn hơn và hơn hết là phá đảo phòng vé nội địa. Năm 2015, bộ phim hoạt hình Monkey King: Hero is Back với cốt truyện dựa trên bộ tiểu thuyết Tây du ký kinh điển đã trở thành bộ phim hoạt hình có doanh thu cao thứ hai thế giới, đứng sau Kung Fu Panda 3 của DreamWorks (153 triệu USD). Dù thành công tại thị trường Trung Quốc vẫn chưa được xem như là thành công ỡ lĩnh vực quốc tế nhưng thị trường phim hoạt hình nội địa hy vọng sẽ tiến xa hơn nữa với kinh phí đầu tư lớn từ các vùng lãnh thổ cũng như thu hút nhiều đối tác quốc tế. Tổ chức có tên Hợp tác nghiên cứu và phát triển sáng tạo hoạt hình quốc gia với sự tham gia của Walt Disney Corporation, Bộ văn hóa Hoạt hình Trung Quốc (CAG) cùng nhà cung cấp dịch vụ internet, Tencent, đã đồng ý cùng nhau phát triển các khóa đào tạo nhân lực trong ngành và tăng cường mở rộng nội dung cho cả khán giả Trung Quốc và quốc tế. Các tổ chức liên đoàn như vậy sẽ giúp cho ngành phim hoạt hình của Trung Quốc thăng hoa từ sáng tạo ý tưởng, phát triển nội dung cốt truyện cho đến khâu hậu sản xuất. Qua đó khẳng định tiềm năng sáng giá của ngành phim hoạt hình Trung Quốc trên thị trường quốc tế.

Bước chuyển mình tại thị trường Hàn Quốc

Hàn Quốc nổi lên như là trung tâm hoạt hình chủ chốt tại Châu Á. Ngành phim hoạt hình tại quốc gia này trước đây phần lớn lệ thuộc vào các công việc ủy quyền từ Nhật Bản và Châu Âu. Ví dụ, các công việc thiết kế và diễn họa cho show Family Guy và Justice League Unlimited của Mĩ đều do nhân lực Hàn Quốc đảm nhận. Mối liên kết này đã giúp nâng cao chất lượng sản xuất phim hoạt hình tại Hàn Quốc nhưng vô tình giới hạn cơ hội phát triển các cốt truyện sáng tạo trong nước.

Tuy nhiên, ngành phim hoạt hình Hàn Quốc đã bành trướng sang thị trường quốc tế do có những thay đổi trong nước. Các điều luật và chính sách đã được ban hành nhằm thúc đẩy toàn ngành kể cả họa sĩ hoạt hình (animator) đã trở nên chuyên nghiệp hơn qua các công việc ủy quyền. Khi hoạt hình trở thành ngành công nghiệp chủ chốt, producer nhận ra tầm quan trọng của việc phát triển nhân vật và thận trọng hơn trong các chiến dịch marketing.

Điển hình, bộ phim hoạt hình thành công của Hàn Quốc có tên Daisy, A Hen into the Wild đã được lên sóng chính thức lần đầu tiên tại thị trường Châu Âu và Bắc Mĩ và là bộ phim hoạt hình đầu tiên của Hàn Quốc thu hút sự chú ý tại các liên hoan phim như Asia Pacific Screen Awards và Sitges Film Festival. Bộ phim thành công phần lớn do tình tiết phim hợp lý, lịch trình sản xuất tối ưu và mạnh tay cắt bỏ các cảnh không cần thiết.

Bộ phim Daisy, A Hen into the Wild

Tương tự, Pororo the Little Penguin cũng là một trường hợp cho thấy được sự phong phú trong ngành phim hoạt hình Hàn Quốc. Series phim thành công bởi sự dẫn dắt tài tình và nghiên cứu các kỹ lưỡng các tác phẩm phim hoạt hình tại các quốc gia khác của producer Hàn Quốc cũng như xây dựng hình ảnh nhân vật liên kết với đông đảo tầng lớp khán giả. Năm 2003, Pororo vinh dự nhận giải thưởng từ Bộ Văn hóa và Du lịch cũng như giải President’s Prize tại Korea Character Awards năm 2006. Nhân vật chính Pororo được chọn làm linh vật cho toàn hệ thống tàu điện ngầm ở Seoul và công viên Pororo Park cũng đã được xây dựng tại Lotte World, thu hút sự chú ý của khách du lịch lẫn trẻ em.

Bộ phim “Pororo, The Racing Adventure”

Năm 2015, Bộ Văn Hóa, Thể thao và Du Lịch của Hàn Quốc đã đồng ý ủng hộ 345,8 triệu USD nhằm tăng cường việc sản xuất phim hoạt hình và mở ra nhiều cơ hội, ưu đãi hấp dẫn cho ngành. Hai series phim thành công trên đã thể hiện được cái tài nắm bắt phát triển nội dung nhân vật và cốt truyện tinh tế của producer Hàn Quốc. Qua đó khẳng định ngành phim hoạt hình Hàn Quốc đang sản sinh ra làn sóng nhân lực nội địa tinh hoa góp phần thúc đẩy sự sáng tạo mới trong ngành.

Sự trỗi dậy của thị trường Đông Á

Ngoài Nhật Bản, Châu Á đã và hiện được xem như là thị trường định hướng cho các công việc ủy quyền. Tuy nhiên, với sự trổi dậy của các trung tâm phim hoạt hình nội địa tại Trung Quốc và Hàn Quốc đang thu hút nhiều tầng lớp khán giả và thúc đẩy các tác phẩm hoạt hình sản xuất trong nước. Sự kết hợp của cả nhà đầu tư trong nước và làn sóng tài năng mới đang được thúc đẩy nhằm nâng cao chất lượng ngành. Trong khi thị trường phim hoạt hình Nhật Bản trước đây chiếm ưu thế hơn Trung Quốc và Hàn Quốc nhưng các thị trường khác đang từng bước hình thành và nắm giữ vai trò quan trọng trong cơ cấu ngành phim hoạt hình Châu Á.

Nguồn asiapacific.ca

Post Author: Tu Vo