Khi đã tìm hiểu về các nguồn sáng rồi thì ta nên làm cách nào để kiểm soát nguồn sáng đó? Sau đây là một vài thủ thuật và công cụ giúp kiểm soát nguồn sáng.
Dù cho bạn đang tác nghiệp tại studio hay bên ngoài, bạn cần phải những thủ thuật khác nhau để cân bằng nguồn sáng nhằm cho ra background mong muốn và sau đây là một vài gợi ý:
Tấm phản quang:
Đây là công cụ giúp cân bằng nguồn sáng phổ biến nhất. Nó bao gồm một cái khung đặc biệt phản xạ ánh sáng từ chủ thể đến nguồn sáng. Tấm phản quang này có nhiều màu sắc khác nhau mà phổ biến nhất là màu trắng, bạc và màu vàng. Mỗi màu sắc sẽ làm nổi bật lên nguồn sáng khách nhau từ soft light đến harsh light. Những tấm bảng trắng cũng có thể sử dụng như tấm phản quang nhưng đa số là không phù hợp cho mục đích nhiếp ảnh. Những vật thể tự nhiên hay những bản vẽ cũng có thể cho ra màu sắc chiếu lên chủ thể vì vậy bạn sẽ phải cần đến những vật dụng phản chiếu được màu trắng thuần khiết như một miếng xốp chẳng hạn.
Softboxes:
Softbox là một mảnh dù gắn trực tiếp trên đỉnh đèn flash có thể tạo ra nguồn sáng nhẹ, khuyếch tán nguồn sáng cho ra vùng viền tối nhẹ. Những softbox này có nhiều hình dạng (hình tròn, hình chữ nhật, hình đa giác) và kích cỡ khác nhau phù hợp với vùng cần chiếu sáng. Một vài nhiếp ảnh gia cho rằng sử dụng softbox lớn sẽ không tận dụng được ánh sáng từ Fill light.
Dù
Dù sẽ làm tỏa rộng và tản sáng khi chụp chủ thể có điểm sáng trên đầu mũi. Trên thị trường hiện nay có hai loại dù, loại đầu tiên dùng để dội lại nguồn sáng và loại thứ hai được làm mờ nhằm khuyếch tán nguồn sáng đi qua.
Snoots:
Snoot là một cái ống hay những vật tương tự khớp với đèn studio giúp kiểm soát hướng đi của nguồn sáng tập trung vào một chùm nhỏ. Snoot có nhiều hình dạng từ hình trụ, hình nón đến hình nhữ nhật. Snoot làm nổi bật một vùng nhất định trong shot hình và làm cho các vùng khác trở nên tối đi.
Honeycomb grids
Honeycomb grids là một khung lưới gắn vào snoot, softbox và đỉnh đèn giúp thu hẹp những chùm tia sáng thành một vòng tròn với đường viền mỏng. Vật này có thể điều chỉnh góc độ để kiểm soát nguồn sáng vì khi góc càng nhỏ thì chùm tia sáng và vùng viền của chủ thể càng nhỏ.
Beauty dish
Beuty dish là một tấm phản quang hình parabon gắn vào đỉnh đèn với mục đích khuyếch tán nguồn sáng. Beauty dish đặc biệt được sử dụng khi chụp chân dung và là vật thay thế cho soft box khi shot hình đòi hỏi phải có độ tương phản và có cái nhìn ấn tượng.
Flags
Flag là những tấm panô đen giúp hấp thụ và cản ánh sáng chiếu vào một vùng cụ thể trong shot hình làm cho vùng tối sâu hơn và có độ tương phản. Nó cũng có thể sử dụng để ngăn ánh sáng đi vào trong thấu kính và nếu đặt càng gần nguồn sáng thì vùng tối sẽ trở nên soft hơn.
Filter (bộ lọc màu):
Tất cả vật thể chặn sáng và để ánh sáng đi qua mà không làm thay đổi tiêu cự của ống kính thì được gọi là filters giúp kiểm soát cân bằng màu sắc và nhiệt độ màu. Trên thị thường hiện nay có rất nhiều loại filer cho từng mục đích khác nhau như colour filters dùng để kiểm soát độ tương phản, ND filters dùng để làm chủ ánh sáng, blocking filters dùng để ngăn bức xạ ánh sáng và polarizing filter dùng để kiểm soát hướng đi của nguồn sáng. Colour filters là một tấm màu mỏng trong suốt hoặc nhiều màu khác nhau được đặt trước ống kính để ngăn các tia sáng đi vào và là loại được sử dụng nhiều nhất. Loại filters được sử dụng phổ biến thứ hai là diffusion filters làm dịu bớt nguồn sáng. Filters này thường có những cấp độ làm dịu khác nhau nhưng thời gian sử dụng không được cao. Nguyên nhân là do nhiệt từ đèn sẽ làm nó chảy ra hoặc màu sắc sẽ bị nhạt đi, vì thế tùy vào năng lượng tiêu thụ mà người ra sẽ thay đổi các loại diffusion filter khác nhau.
Barn doors
Khi chụp ảnh với nguồn sáng chiếu vào liên tục, bạn sẽ cần một công cụ bổ trợ đó chính là barn doors. Đây là những tấm kim loại được lắp theo khung hình tròn vào đỉnh đèn. Chức năng của nó là cản ánh sáng ra khỏi nguồn sáng và cho phép chiếu sáng lên một vùng nhất định của shot hình. Bạn có thể dịch chuyển nó theo những góc độ khác nhau nhưng hãy cẩn thận vì nó có thể khiến tay bạn bị bỏng. Do đó hãy luôn mang bao tay khi di chuyển nó.
Cine Foil:
Một món đồ không đắt tiền và rất đáng thêm vào bộ công cụ hỗ trợ ánh sáng đó là “cinefoil”. Cinefoil là một vật liệu bằng nhôm màu đen lý tưởng để che dấu rò rỉ ánh sáng hoặc loại bỏ những phản xạ không mong muốn.
Qua đây các bạn có thể thấy được những công cụ bổ trợ cho việc kiểm soát ánh sáng. Hãy tận dụng chúng một cách thông minh để đạt được những kết quả ưng ý cho những shoot hình.
Thủ thuật ánh sáng: hạn chế năng lượng thiêu thụ khi bật đèn
Khi bạn phải chụp những shot hình cần ánh sáng, hãy luôn nhớ một điều là khi bạn bật đèn liên tục, điện năng tiêu thụ sẽ tăng hơn bình thường khoảng 20%. Ví dụ bạn có 3 cây đèn Tungsten với công suất 1000w cho mỗi cây thì mức năng lượng tiêu thụ tối đa khi bạn bật ba cây đèn này cùng lúc sẽ là 3300w. Nhưng với 20% năng lượng tiêu tốn khi để đèn sáng liên tục thì mức năng lượng tiêu thụ tối đa sẽ vượt khoảng 300w.
3 x 1000w = 3000w
20% of 3000w = 600w
3000w + 600w = 3600w > 3300w
Để bảo trì thiết bị của bạn mua hoặc thuê, hãy luôn nhớ nếu muốn bật đèn thì chỉ nên bật từng cái một đủ thắp sáng cho căn phòng để không bị tiêu tốn thêm 20% năng lượng.
Đèn HMI được sữ dụng rộng rãi từ ngành công nghiệp phim ảnh đến nhiếp ảnh.
Đèn HMI là một loại đèn xả khí metan và halogenua với hai cực điện phân ly trung bình kích thích hơi thủy ngân để tỏa ánh sáng. Loại đèn này cung cấp khả năng chiếu sáng mạnh và hữu hiệu hơn những loại đèn sợi đốt thông thường khác với chỉ số hoàn màu (CRI) luôn ở mức cao.
Hệ quang phổ của đèn HMI này tương đồng với ánh sáng ban ngày và đây là lý do tại sao nó được sử dụng ngoài trời mà không cần dùng đến những bộ lọc màu vì khả năng chiếu sáng mạnh của nó. Loại đèn này có thể sử dụng để mô phỏng mặt trời và cần một chấn lưu để khởi động tùy thuộc theo từng loại đèn. Đèn này cần khoảng 5 phút để tất cả các thông số như điện áp, cường độ, năng lượng, nhiệt độ được ổn định và vận hành chính xác. Bật tắt loại đèn này có thể ảnh hưởng đến tuổi thọ cũng như không bao giờ được tắt trong vòng 5 phút khi mà đèn đang trong quá trình khởi động. Thời gian sử dụng cũng không thể nào vượt quá 25% bởi vì những nguy hiểm về cháy nổ có thể xảy ra.
Nhiệt độ màu cũng là một vấn đề khi khi dụng đèn HMI này khi mà hồ quang trong đèn sẽ lớn hơn và cần nhiều điện áp hơn đồng nghĩa với nhiệt độ màu sẽ giảm đi (theo ước tính thì dưới 1Kelvin cho mỗi giờ sử dụng)
Đèn HMI sử dụng trong ngành công nghiệp phim ảnh chủ yếu đến từ những nhà sản xuất có tên tuổi là công ty ARRI do nhiệt lượng tỏa ra cao không phù hợp dùng trong nhiếp ảnh, trừ việc sử dụng trong các công việc mise en scène (giàn dựng) cụ thể. Công ty Profoto đã tung ta thị trường một loại đèn HMI mới với tính năng phù hợp cho mục đính nhiếp ảnh thông thường.
Với trọng lượng chỉ khoảng 2,3kg và nhiệt lượng tỏa ra thấp đã cho phép nhiếp ảnh gia sử dụng công cụ định hình ánh sáng truyền thống bao gồm dù và softbox. Nhiệt độ màu vào khoảng 5600K là hoàn hảo để quay những thướt phim ban ngày hay sử dụng chung với đèn flash (khi sử dụng cả hai sẽ cho ra tông màu da hồng đào tuyệt đẹp) hoặc với ánh sáng mặt trời. Không giống như những loại đèn HMI khác, bạn có thể đặt nó ở vị trí cao nhất mà không có vấn đề nào xảy ra.
Nhưng công suất tiêu thụ tối đa của đèn Profoto này là 800w và sẽ là một vấn đề nhỏ với khẩu độ ống kính. Những nhiếp ảnh gia chụp ở khẩu f11 hoặc f16 sẽ không thể đạt được kết quả ưng ý nếu không sử dụng tấm phản quang để có thêm 1-1 và ½ tốc độ màn trập khi ISO ở mức cao. Vì lí do đó, trừ khi bạn cảm thấy không có vấn đề gì khi chụp ở khẩu f 5.6 hoặc f 8, đèn HMI của Profoto sẽ được sử dụng như là đèn nền, đèn hậu hoặc đèn phông thay vì đèn chính.