1. Thủ thuật set-up ánh sáng: Cơ bản
Không như ánh sáng tự nhiên, ta có thể điều chỉnh ánh sáng nhân tạo theo cách mình mong muốn: hướng, cường độ, góc, màu sắc… Tại studio, ta có vô số cách để chiếu sáng chủ thể. Một nhiếp ảnh gia có thể chiếu sáng chủ thể chỉ với một đèn trong khi người khác có thể cần tới 6, 7, 8 cây đèn khác nhau. Không có một quy luật nhất định nào về số lượng đèn sử dụng trong chiếu sáng. Điều quan trọng là tùy theo cách bố trí đèn mà bạn sẽ có được vùng tối và vùng sáng ưng ý.
Thật hữu ích khi bạn nắm được những cách set-up ánh sáng cơ bản mà hầu hết các nhiếp ảnh gia thường dùng. Nhưng trước khi tìm hiểu, chúng ta cần phải có cái nhìn tổng quan về những loại đèn sử dụng trong studio.
Key light: có cường độ ánh sáng mạnh nhất, tạo nguồn sáng chính cho chủ thể
Fill light: dùng đề lấp những vùng tối hay giảm độ tương phản. Fill light được bố trí ở khoảng tầm cao bằng chủ thể và có thể thay thế bằng tấm phản quang hắc lại ánh sáng từ key light.
Rim light được bố trí làm nổi bật lên phía sau của chủ thế. Nó có thể tách chủ thể ra khỏi background bằng cách tạo ra vòng sáng bao quanh phần viền của chủ thể.
Background light: Như tên gọi, đèn này dùng để chiếu sáng cả phần background hoặc nổi bật lên những phần ta muốn.
Hair light: tương tự như rim light nhưng đặt ở vị trí cao hơn làm nổi bật phần tóc của chủ thể.
Texture light: dùng để đặt kế bên chủ thể và thường sử dụng trong nhiếp ảnh về thời trang vì nó làm nổi bật lên bề mặt của vật liệu.
Colour light: một đèn giúp bão hòa màu sắc
2. Thủ thuật set-up ánh sáng với Broad light và short light
Có nhiều cách khác nhau để bố trí ánh sáng và sẽ phụ thuộc vào cảnh nào mà ta muốn chiếu sáng hay cần làm nổi bật phần nào trong cảnh đó.
Set-up ánh sáng theo hình tam giác là cách phổ biến nhất khi một đèn được đặt ở cạnh phải và đèn còn lại được đặt ở cạnh trái. Khoảng cách đến camera, góc độ, độ cao của đèn đều phù thuộc vào bạn.
Vấn đề cần được quan tâm đó chính là hai đèn này phải khác nhau về công suất: Key light lúc nào cũng cần phải mạnh hơn Fill light để có thể có được độ tương phải và độ sâu của ảnh và quan trọng nhất là ánh sáng trong hình sẽ đi theo một hướng.
Tùy thuộc vị trí đặt đèn mà sẽ có 2 trường hợp xảy ra: một trong hai đèn sẽ chiếu vào những khu vực khác nhau của của thể hoặc hòa trộn cả hai ánh sáng này lại với nhau.
Khi ánh sáng che đi một phần của chủ thể thì ánh sáng từ hai đèn sẽ hòa trộn với nhau trong khi bên còn lại sẽ chiếu sáng từng phần một. Qua đó mà bức hình sẽ có độ tương phản. Độ tương phải được dùng phổ biến nhất là tương phản theo tỷ lệ 1:3 khi mà bên sáng nhất sẽ được chiếu sáng theo ba cấp độ khác nhau.
Khi chụp chân dung, nếu phần sáng hơn của chủ thể hướng về phía camera thì chúng ta đang áp dụng cách set-up broad lighting và ngược lại đối với bên tối thì đó là cách set-up short lighting.
Cả hai cách set-up này đều làm nổi bật lên các góc cạnh của chủ thể khi broad lighting sẽ rộng hơn so với short lighting.
3. Thủ thuật ánh sáng: cách set-up đèn: Rembrandt, Loop, Butterfly và Side light
Rembrandt lighting: Tên của thủ thuật này xuất phát từ tên của một họa sĩ nổi tiếng người Hà Lan về tài năng ứng dụng thành thạo thủ thuật này trong những tác phẩm của ông. Key light sẽ được đặt cạnh với độ cao và góc độ chính xác cạnh camera để cho ra đời nét đặc trưng riêng biệt của thủ thuật này: Kết hợp 2 nguồn sáng để tạo sự hài hòa giữa sáng và tối, sao cho góc mặt bên đèn phụ chiếu tạo thành hình tam giác nhỏ gần sóng mũi của đối tượng. Để làm dịu ánh sáng chiếu vào từ một bên, bạn có thể đặt một Fill light ở cạnh còn lại của camera hoặc hắc lại ánh sáng chính bằng tấm phản quang để che lấp lại vùng tối.
Loop lighting là một biến thể của Rembrandt lighting thường sử dụng và rất phù hợp cho những người có khuôn mặt cân đối hay khuôn mặt bầu dục. Trong kiểu set-up này, bóng đổ của ánh sáng chính kéo dài đến gò má của đối tượng khi ta kéo đèn chính đến gần.
Butterfly lighting hay còn được biết đến là Hollywood lighting do thường được sử dụng trong nhiếp ảnh về thời trang. Nguồn sáng chính sẽ được đặt ngay camera đối diện chủ thể vì nó tạo bóng đổ như hình cánh bướm phía dưới mũi của đối tượng. Bố cục ánh sáng này thường được sử dụng chụp chân dung cho các chị em phụ nữ do xu hướng làm nổi bật đôi mắt và gò má. Hạn chế sử dụng với chủ thể có gương mặt rậm lông.
Split lighting: Đèn chính sẽ được đặt cạnh bên chủ thể ngang với tầm mắt, qua đó sẽ chia chủ thể ra thành hai: một bên sáng và một bên tối. Tùy vào vị trí chủ thể mà hiệu ứng sẽ thay đổi. Cách chụp với ánh sáng này làm nổi bật lên dáng vẻ quyền lực và sức mạnh do đó rất phù hợp với chủ thể là đàn ông.
4. Thủ thuật ánh sáng: Set-up đèn
Rim Lighting: Nếu Key light được đặt phía sau chủ thể để chiếu sáng đường viền và nhấn chìm chủ thể vào vùng tối thì Rim light được sử dụng để tạo ta bóng đổ và gợi lên vẻ huyền bí và tò mò đậm chất nghệ thuật. Bạn có thể làm dịu hiệu ứng này bằng việc đặt thêm một đèn nền hoặc tấm phản quang ngay trước chủ thể. Rim light rất thường được sử dụng như là cầu nối với những đèn khác do khả năng chia tách chủ thể ra khỏi background và làm tóc nổi bật.
Back lighting: Khi Rim light không phải là giới hạn để set-up đèn dùng cho những vật thể trong suốt như chai hoặc ly thủy tinh thì Key light sẽ được tăng cường thêm. Hai đèn với công suất như nhau được đặt ở hai bên của chủ thể. Bạn có thể điều chỉnh ánh sáng hướng trực tiếp vào chủ thể hay hắc ánh sáng với background là nền trắng. Bạn cũng phải thận trọng việc tràn sáng và để khắc phục thì bạn cần sử dụng flags và lens.
High key lighting là một kỹ thuật tạo ra hình ảnh có độ sáng cao và ít tương phản. Đặc trưng của cách set-up này là các tông màu sáng và ít, nếu không muốn nói là hoàn toàn không có bóng đổ. Đèn chính được đặt ở một bên của chủ thể với góc 45 độ trong khi Fill light được đặt với một góc tương tự phía đối diện. Background cần phải là phông nền trắng hoặc được chiếu sáng từ hai đèn phông với công suất như nhau.
Những cách set-up đèn chúng ta xem trong post này đều được sắp xếp theo hình tam giác. Đây là cách set-up cơ bản nhưng nếu bạn thích thì có thể thêm vào hoặc bỏ ra một vài đèn, đổi vị trí hay hướng một hoặc nhiều đèn vào chủ thể. Qua đó bạn có thể khám phá ra thêm nhiều hiệu ứng mới. Và một trong những cách để thành thạo việc set-up này là luôn thử nghiệm và không ngừng học hỏi.