Vị Thế Của Anime Trong Cơ Cấu Kinh Tế Nhật Bản

Để biết được anime có vị thế ra sao trong toàn ngành kinh tế Nhật Bản, trước tiên chúng ta có hai thứ cần làm rõ đó là xác định được quy mô của ngành anime và toàn ngành kinh tế.

 Association of Japanese Animations (AJA) là tổ chức cung cấp dữ liệu chính xác nhất về quy mô của ngành phim anime. Phần lớn thành viên trong tổ chức đều là các studio làm phim hoạt hình có tên tuổi (Toei Animation, Sunrise, A-1 Pictures, vv), nhưng cũng có sự tham gia của các nhà sản xuất anime và tổ chức, cá nhân tài trợ (Aniplex, Kadokawa, Genco, vv).

AJA, trong một khảo sát năm 2017, đã cho thấy được quy mô thị trường anime ước tính dựa trên tổng doanh thu trong ngành và thị trường có liên quan trong năm 2016 là 2,000,900,000,000 yên. Đây là lần đầu tiên ngành công nghiệp anime tại Nhật cán mốt 2 nghìn tỷ yên bao gồm doanh số bán sản phẩm theo các đề mục sau:

  • Doanh thu phát sóng TV nội địa (5.3%)
  • Doanh thu tại các phòng vé trong nước(3.3%)
  • Doanh thu từ các sản phẩm khác (DVD) (3.9%)
  • Doanh thu qua các kênh phân phối online (2.4%)
  • Doanh thu hàng hóa liên quan đến hoạt hình trong nước (28.1%)
  • Doanh thu nhạc phim nội địa(1.4%)
  • Doanh thu phim hoạt hình Nhật Bản tại nước ngoài (38.4%)
  • Giá trị lô hàng của các máy pachinko và pachinko-slot theo chủ đề nhân vật hoạt hình (14.1%)
  • Doanh thu sự kiện, triển lãm, cà phê hay các chương trình trực tiếp liên quan đến hoạt hình (3.1%)

Biểu đồ thống kê do AJA cung cấp

Khi đã xác định được quy mô thị trường ngành anime, tiếp đến sẽ là quy mô toàn ngành kinh tế Nhật. Thông thường, để xác định quy mô kinh tế của mốt quốc gia, người ta thường chú trọng đến GDP. Tuy nhiên, GPD sẽ không chính xác trong trường hợp này vì nó không xác định được tổng doanh số (gross sales) sản phẩm và dịch vụ bán ra.

Giá trị gia tăng (GDP) = Gross Output (Tổng sản lượng) – Intermediate Inputs (Hàng hóa trung gian)

Để so sánh từng cái, trước tiên chúng ta cần so sánh sản lượng của thị trường anime với tổng sản lượng quốc gia. Theo dữ liệu do Cabinet Officer cung cấp (Table 4). Tổng sản lượng (gross outout) của Nhật Bản trong năm 2016 là 999,658,000,000,000 yên, gần một triệu tỷ yên.

Tiếp đến, chúng ta sẽ so sánh giữa tổng sản lượng trong ngành anime (2 nghìn tỷ yên) với tổng sản lượng toàn ngành Nhật Bản (1 triệu tỷ yên). Bằng phép tính đơn giản, chúng ta sẽ thấy được ngành công nghiệp anime chiếm 0,2% trong cơ cấu kinh tế toàn ngành của Nhật Bản.

Thực tế, tổng sản lượng toàn ngành sản xuất tại Nhật Bản trong năm 2016 là gần 311 nghìn tỷ yên, chiếm 1/3 trong cơ cấu kinh tế toàn ngành.

Còn các ngành khác thì ra sao?

Một khảo sát về ngành phim ảnh và truyền hình Nhật Bản đã chỉ ra rằng tổng sản lượng của ngành trong năm 2014 là 5,3 nghìn tỷ yên. Dù dữ liệu không chính xác với khảo sát từ phía AJA, nhưng ta có thể so sánh được nó mới quy mô thị trường ngành anime trong năm 2014 là 1,63 nghìn tỷ yên. Qua đó cho thấy được anime nắm giữ vai trò quan trọng trong ngành phim ảnh và truyền hình tại Nhật.

Dữ liệu chỉ ra rằng phim hoạt hình mà một trong ba ngành công nghiệp lớn nhất tại Nhật Bản với tổng doanh thu hàng năm là 230 nghìn tỷ yên. Tổng doanh thu từ phim hoạt hình Nhật Bản và sản phẩm liên quan được bán sang Mỹ cao gấp bốn lần so với tổng doanh thu từ thép xuất khẩu sang đây.

Để cho thấy được phim hoạt hình Anime có thế mạnh như thế nào, sau đây là một ví dụ: Kể từ năm 1999 đến ngày 10 tháng 11 năm 2014, “Naruto” đã trải qua 15 năm có mặt trên màn ảnh nhỏ, và là người bạn không thể thiếu của của người trong những năm tháng tuổi trẻ. Các nhân vật trong phim như Naruto, Sasuke, Sakura, Kakashi, vv, vẫn còn hằng sâu trong tâm trí nhiều người. Sự thành công của series Naruto trong 15 năm qua đã đưa nó trở thành một trong ba bộ anime nổi tiếng khắp thế giới, thu hút số lượng fan hâm mộ khổng lồ. Tuy nhiên, trong giới kinh doanh, sự thành công của Naruto không thể không nhắc đến chuỗi công nghiệp hoàn thiện của ngành phim hoạt hình.

Điểm xuất phát của ngành phim hoạt hình Nhật Bản bắt đầu từ sự phát triển của ngành công nghiệp truyện tranh. Ngành công nghiệp này sẽ là bàn đạp thúc đẩy sự tăng trưởng của phim hoạt hình. Manga (mạn họa) tại Nhật Bản xuất phát từ cuối những năm 1940 và đạt đến thời kỳ đỉnh cao ở những năm 1960. Việc xuất bản truyện tranh đầu ra khi đó chiếm đến hơn 10% tổng giá trị đầu ra của ngành xuất bản. Hiện tại, Nhật Bản là quốc gia xuất bản truyện tranh và phim hoạt hình lớn nhất thế giới, chiếm 60% thị trường quốc tế và thị phần tại Châu Âu và Mỹ là hơn 80%.

Nhật Bản có khoảng 6 tỷ ấn phẩm được xuất bản mỗi năm, bao gồm 2,1 tỷ cuốn truyện manga và sách số lẽ, hơn 30% tổng số, và chiếm hơn 50% nếu được bán độc lập. Nhật Bản có hơn 430 tổ chức sản xuất phim hoạt hình và số lượng producer phim hoạt hình làm việc freelance nhiều vô kể. Thêm vào đó, có đến 80 phim hoạt hình được công chiếu tại các cụm rạp và 4000 tập phim được lên sóng TV.

Viện nghiên cứu Prospective Industry Research Institute trong một khảo sát có tên “Báo cáo Phân tích Chiến lược Đầu tư và Phát triển Công nghiệp Hoạt hình Trung Quốc 2016 – 2021” đã chỉ ra rằng: 87% người Nhật Bản thích truyện tranh và 84% trong số đó đều mua hoặc sở hữu một món đồ liên quan đến nhân vật họ yêu thích. Ngoài ra, câu lạc bộ fan hâm mộ phải lên đến con số hàng trăm. Ở thị trường quốc tế, phim hoạt hình Nhật Bản cũng bành trướng đáng kinh ngạc khi có đến 60% chương trình phim hoạt hình đều được sản xuất tại Nhật theo thống kê sơ bộ. 68 quốc gia trên thế giới phát sóng chương trình hoạt hình Nhật Bản, và chỉ 40 quốc gia phát sóng phim hoạt hình do họ sản xuất, và nhiều animes Nhật Bản Hình ảnh đã trở nên quen thuộc với tất cả các nhân vật ngôi sao khán giả. Các nhân vật nổi tiếng trong phim đã trở nên quá quen thuộc với khán giả.

Phụ lục 1: Thị trường quyền sở hữu hoạt hình toàn cầu (Đơn vị:%)

Nguồn: Japan Institute of Digital Content Forward Looking Institute

Nhật Bản được ví như là “Vương quốc Hoạt hình” và là quốc gia sản xuất và phân phối phim hoạt hình lớn nhất thế giới. Hiện tại, 60% các tác phẩm hoạt hình tung ra thế giới đều bắt nguồn từ Nhật Bản và vượt ngưỡng 80% ở thị trường Châu Âu. Trong bối cảnh văn hóa công nghiệp đa dạng tại Nhật, nhiều bộ phim công chiếu tại các rạp và chương trình TV đã thu hút được sự chú ý nhất định. Các nhân vật trong phim từng bước len lõi ra ngoài đời sống và xuất hiện dày đặt trên đường phố qua hình ảnh và sách báo. Theo một thống kê điển hình, thị trường phim hoạt hình Nhật Bản vẫn duy trì ở con số 200 triệu yên hoặc hơn kể từ 2008. Doanh số ở năm 2014 là 242,8 triệu yên, tăng 4,21% so với năm 2013.

Bảng 2: Những thay đổi trong doanh số thị trường phim hoạt hình Nhật Bản từ 2008 đến 2013 (Đơn vị: 100 triệu yên)

Nguồn: Foresight Industry Institute finishing

Thị trường phim hoạt hình dành cho trẻ em trong năm 2014 vẫn duy trì ổn định ở mức 61,300 phút. Các bộ phim hoạt hình phát sóng ban đêm là 50,500 phút, tăng nhẹ so với năm 2013 là 42,800 phút.

Phụ lục 4: Cơ cấu doanh thu toàn ngành anime (Đơn vị:%)

Nguồn: Foresight Industry Institute

Điểm đặc trưng chính của ngành công nghiệp phim hoạt hình Nhật Bản chủ yếu dựa vào chuỗi thương mại khổng lồ khởi nguồn từ truyện tranh. Sauk hi truyện tranh tung ra được đón nhận nồng nhiệt và nổi tiến, các họa sĩ phim hoạt hình sẽ chuyển thể nó thành phim chiếu trên TV, hay các bản phim OVA, phiên bản điện ảnh, và hơn hết là các sản phẩm liên quan đến phim như đồ chơi, game, vv.

Nguồn quora.com

Post Author: Tu Vo