Thay vì “một nghề thì sống, đống nghề thì chết” hoặc “múa rìu qua mắt thợ”, sao không thử chọn một thể loại nhiếp ảnh phù hợp cho bản thân?
Đối với những người mới bước vào chơi nhiếp ảnh, họ thường sẽ không bị giới hạn và tự do tìm hiểu, khám phá các thể loại nhiếp ảnh khác nhau như thời trang, thể thao, sự kiện,vv. Tuy nhiên, khi đã có chút kinh nghiệm, bạn sẽ cảm thấy rất khó cứng tay chụp chuyên một thể loại duy nhất nếu không đủ đam mê hay chọn sai hướng. Trong bài viết này, lamphimquangcao.tv sẽ trình bày cho bạn các thể loại nhiếp ảnh khác nhau cũng như cách thể theo đuổi nó!
Nhiếp ảnh Chân dung
Chân dung là một trong những thể loại được nhiều nhiếp ảnh gia từ nổi tiếng đến vỡ lòng theo đuổi. Ngày nay, chỉ với một chiếc smartphone là bạn cũng có thể theo đuổi loại hình này khi nó trở nên quá phổ biến và chỉ cần giơ camera lên và chụp.
Loại hình này còn có tên gọi khác là candid photography, chụp ảnh mà chủ thể không biết mình bị/được chụp ảnh nhằm tạo ra những bức ảnh trong đó chủ thể (người) trông tự nhiên do không cảm nhận và ngượng trước ống kính. Các nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp trong thể loại này thường sẽ làm việc với các siêu mẫu hàng đầu hoặc giới celeb (người nổi tiếng) trên thảm đỏ hay chụp các shot hình cho tạp chí. Tuy nhiên, trong vài trường hợp mà các nhiếp ảnh gia này còn chụp cả chân dung ảnh tốt nghiệp, gia đình và bộ ảnh chân dung cho người mẫu hay diễn viên.
Để chụp ảnh chân dung ấn tượng, hay tiến sát lại và chụp rõ nét từng cử chỉ cơ mặt của chủ thể.
Nhiếp ảnh Tĩnh vật
Như tên gọi, thể loại nhiếp ảnh này hầu như chỉ chuyên sâu vào chụp đồ vật. Đây là thể loại được nhiều agency quảng cáo hoặc các thương hiệu nhắm đến khi chụp các sản phẩm để giới thiệu trên tạp chí, marketing hay catalog. Nhiếp ảnh gia sẽ bày trí các vật dụng hay đạo cụ chụp trên set sao cho hợp lý và làm nổi bật sản phẩm muốn hướng đến. Một trong những điều tạo nên một shot hình tĩnh vật ấn tượng là khả năng điều chỉnh ánh sáng, dù bối cảnh chụp trong nhà hoặc ngoài trời. Nhiều nhiếp ảnh gia sẽ sử dụng các thiết bị trợ sáng để hỗ trợ như softbox, umbrella, vv và đặt nó ở vị trí hoặc góc thích hợp để tản sáng và loại bỏ shadow.
Nhiếp ảnh Phong cảnh
Đây là loại hình nhiếp ảnh dành cho những người thích du lịch khám phá hoặc đi đó đây. Trái với quan niệm truyền thống, thể loại này không bắt buộc người chụp phải để máy ảnh nằm ngang. Nhiếp ảnh gia có thể xoay dọc máy ảnh để chụp các vật thể cao như cây cỏ, núi rừng hoặc bất kỳ cảnh quan đẹp đẽ nào.
Ngoài ra với sự ra đời của drone (máy bay không người lái), thể loại này còn rẽ hướng sang chụp cảnh quan theo phong cách bird’s eye view (chụp ảnh từ trên cao). Để bức hình lung linh và hùng vĩ, bạn nên mua một chiếc smartphone có camera tốt hoặc máy ảnh cao cấp với ống kính chuyên dùng chụp thể loại này.
Nhiếp ảnh Thức ăn
Food photography (nhiếp ảnh thức ăn) trước đây có thể nói là một trong những loại hình khó theo đuổi. Nhưng với sự phát triển của công nghệ và mạng xã hội, loại hình này trở nên ngày càng phổ biến và dễ theo đuổi khi ai cũng có thể chụp từ bán chuyên hoặc nhằm mục đích marketing. Với thông số kỹ thuật của camera hiện tại, nhiếp ảnh gia không cần đầu tư quá nhiều vào các camera cao cấp khi chỉ cần một chiếc smartphone và căn chỉnh ảnh sáng “ảo diệu” cũng đủ cho ra một bức ảnh làm người ta “chảy nước miếng” khi nhìn vào.
Đối với thể loại này, hãy chú trọng vào cân bằng trắng để bức ảnh có màu chuẩn nhất, hoặc đẩy độ bão hòa màu (saturation) lên một chút (đặc biệt là màu đỏ và vàng) để bức hình đồ ăn thêm hấp dẫn.
Nhiếp ảnh Thể thao
Nhiếp ảnh thể thao là một loại hình chuyên nghiệp khi đòi hỏi tốc độ lẫn kỹ năng của người chụp. Nhiếp ảnh gia chuyên thể loại này thường sẽ sử dụng loại ống kính có thích thước dài và nặng để có thể zoom vào hành động và chụp ở tốc độ màn trập cao sao cho bức ảnh cho ra không bị thiếu sáng.
Các địa điểm thi đấu thể thao lúc nào cũng đầy nhiếp ảnh gia, do đó có một vị trí chụp trong các địa điểm này thường sẽ rất khó. Nếu muốn chụp tốt thể loại này, hãy căn chỉnh ISO hợp lý sao cho có thể chụp ở tốc độ màn trập nhanh, ở nhiều góc khác nhau và luôn liên tục lấy nét rồi chụp.
Nhiếp ảnh Hoang dã
Đây là loại hình nhiếp ảnh có thù lao cao nhất cùng cơ hội nhận nhiều giải thưởng danh giá. Đây có thể nói là một thử thách cho nhiếp ảnh gia khi phải ghi lại những hình ảnh rõ nét về thế giới động vật hoang dã mà không xâm hại gì đến môi trường sống của chúng. Ngoài ra, nhiếp ảnh thể loại hoang dã này đỏi hỏi phải trang bị loại camera cao cấp như nhiếp ảnh thể thao kèm theo các biện pháp an toàn khác.
Nhiếp ảnh Hoang dã rất kén người theo đuổi. Thêm vào đó lại phải làm việc trong điều kiện vô cùng khắc nghiệt tại những nơi nguy hiểm và tách biệt với thế giới.
Nhiếp ảnh Macro
Nhiếp ảnh macro gần như là loại hình mà nhiếp ảnh gia nào cũng từng theo đuổi. Đơn giản chỉ cần gắn phụ kiện ống kính macro lên camera smartphone cũng đủ cho ra một tấm ảnh macro ấn tượng. Nếu muốn hình ảnh có độ phân giải cao, bạn có thể gắn ống kính macro vào DSLR hoặc mirrorless camera. Thêm vào đó, loại hình này chuyên dành cho những người yêu thích nghệ thuật và đặt tả vật thể dưới góc nhìn cận cảnh.
Nhiếp ảnh Sự kiện
Nhiếp ảnh sự kiện chia làm nhiều thể loại khác nhau như concert, sinh nhật, các buổi gặp mặt và đám cưới. Nó thường bao gồm nhiều kỹ thuật nhiếp ảnh khác nhau từ chân dung, candid hay thức ăn.
Một porfolio tốt cho nhiếp ảnh gia trong thể loại này là cách kể chuyển bằng hình ảnh thay vì chỉ bao quát toàn bộ sự kiện. Nhiếp ảnh gia sự kiện cần tinh tế trong cách ứng xử với mọi người và kiểm soát từng loại hình sự kiện khác nhau. Thêm vào đó cần phải trang bị nhiều ống kính khác nhau và tập trung cao độ để không bỏ lỡ bất kỳ khoảnh khắc nào.
(Còn tiếp)
Theo adorama.com