Virtual Production Và Khuyết Điểm Của Nó – Không Dành Cho Con Nhà Nghèo

Thời gian trước, Virtual Production trong lĩnh vực làm phim, được cho là nhờ real-time nên giúp cho các nhà làm phim như đạo diễn, diễn viên sẽ dễ dàng kết nối với một cản phim, thông qua các màn hình LED đóng vai trò thể hiện chân thực khung cảnh và đạo cụ trong bối cảnh làm phim, nó giúp các đạo diễn, nhà làm phim tiếp xúc với sự tưởng tượng số hóa dễ hơn.

Trên sân khấu ta có đạo cụ, tiền cảnh đều là bối cảnh thật của phim được đội ngũ xây dựng sân khấu dựng lên, phần phông nền hậu cảnh sẽ được thay vào là các màn hình LED chất lượng cao, tạo ra cả ánh sáng môi trường từ mô hình xây dựng 360 (mà nhiều nơi gọi là The Volume, Light Stage, ..), ít tiền con nhà nghèo hơn thì dùng ít màn hình LED lại, và chấp nhận ánh sáng bị sai nhưng vẫn là in-camera effects, tức là hứa hẹn xây dựng nội dung trực tiếp qua máy quay, đến giai đoạn cuối.

Cho đến khi nó không phải như vậy, sẽ là sao nếu khối lượng công việc tăng hơn để sửa các vấn đề như các mối nối màn hình giữa hiện trường sân khấu và hậu kỳ LED không ăn nhau (seam). Sẽ thế nào nếu các phương án “creative explore” ngay trên phim trường đòi hỏi các đạo cụ số phải dựng lên và tốn thời gian, sẽ thế nào nếu các chuyên gia Unreal Engine không phải là chuyên gia bạn cần, ví dụ đang cần engineer về LED stage nhưng chỉ có ông biết làm tạo tác kiểu artist hay ông chuyển game chứ không phải ông làm về decoding video, fix pipeline ? Còn chưa nói đến ánh sáng không trùng khớp giữa màn hình và cảnh quay sân khấu, tất cả cái này phải “fix-in-post”, kinh phí sản xuất sửa sai này ai sẽ chịu ?

Không ít các đạo diễn trên thế giới thấy rằng Virtual Production chưa phù hợp với môi trường sản xuất làm phim của họ, còn chưa nói đến khả năng vận hành làm cho mọi thứ chi phí trở nên đắt đỏ hơn, chi phí tính toán kỹ xảo bị tính 2 lần, và đặc biệt là Unreal Engine không phải là công cụ tạo ra sản phẩm cuối cùng.


Cùng xem vị đạo diễn Paul W. S. Anderson với bộ phim chuyển thể In The Lost Land gần đây có chia sẻ về khuyết điểm của virtual production, một kỹ nghệ sân khấu kỹ thuật số được cho là mới mẻ vào năm 2019 bùng nổ nhờ vào Covid.

Trích đoạn từ bài viết của JoBlo về chia sẻ của Paul W.S.Anderson

Anderson cũng chỉ ra rằng việc quay trước blue screens thay vì các phòng LED (virtual production) hoàn toàn nhập vai đã giúp giảm ngân sách, cắt giảm số lượng visual effects cần phải hoàn thành trong một khoảng thời gian nhất định. “Nó chắc chắn tiết kiệm chi phí hơn so với việc quay trước một virtual wall. Vấn đề với những thứ đó là bạn bị kẹt với những gì bạn quay. Nếu bạn không thích nó, thì bạn phải biến nó thành một cảnh visual effect. Giờ thì bạn phải trả tiền hai lần. Bạn trả tiền cho cái virtual wall rất đắt đỏ – vì chi phí thuê studio rất lớn và bạn hy vọng điều đó sẽ được biện minh bằng việc lấy được hình ảnh in-camera. Nhưng nếu đường nối giữa tường và sàn không đúng (được gọi là các vết seam), hoặc nếu một trong những khối LED bị hỏng và các khối đen trôi nổi trong nền, hoặc nếu tường quá sắc nét và bạn không thể làm mờ nó đủ, thì nó vẫn trở thành một visual effect. Bạn đang trả tiền cho cả tường lẫn visual effect.”

VFX Green Screen Versus Virtual Production

Có thể với thời điểm hiện tại, khi ta nói về phông nền xanh, khả năng tách phông nền của AI trên các suit phần mềm như Adobe, Blackmagic Fusion, Blender … thì dường như việc tách phông nền này đã trở nên nhẹ nhàng hơn rất nhiều so với thời kỳ trước cách đây 5~10 năm. Việc ứng dụng virtual production trở nên qua đắt đỏ so với truyền thống, đặc biệt là cả một đội unreal engine engineering, creative cùng thực hiện ngay trên phim trường.

Trong giới sản xuất phim, việc trả lương theo ngày là một việc hết sức bình thường, nhưng việc này không bao gồm ngồi rị mọ sáng tạo ngay trên phim trường, tất cả kinh phí đổ dồn đó sẽ rất khốc liệt, ảnh hưởng trực tiếp tới mọi dự án sản xuất phim. Chỉ cần xét khía cạnh “creative explore” đã thấy đắt đỏ chưa cần tính tới các thứ trả lương phát sinh, chất lượng bị kiểm soát hai lần, …

Giải pháp phông xanh ngày này như roto brush của After Effects, Machine Learning ứng dụng trong Foundry Nuke – một phần mềm compositor với nhiều khả năng điều khiển mọi thứ, và gần đây sự ra mắt của Davinci Resolve 20 với Magic Mask có thể gần như lấy được chi tiết của tóc – tạo mask cho nhân vật, với những kỹ nghệ nâng cao, giúp quá trình làm phim dễ dàng hơn với phương pháp thông thường vẫn được gọi là số hóa, sáng tạo, vậy tại sao mua thêm phần cứng, trang bị thêm những cỗ máy dành cho Unreal Engine rồi sớm muộn nó cũng trở nên thành khói bụi sau một thời gian ngắn lỗi thời khi kỹ nghệ khác lại thay thế ngay tức thì ? Còn chưa nói việc hoàn vốn.

Magic Mask của Black Magic Davinci 20 mới ra, cho thấy khả năng tạo mask sinh động tách được nhân vật có cả tóc ra khỏi nền, với một cảnh sinh động, nhanh, liệu khán giả có ngồi đếm bao nhiêu cọng tóc không được tách mask trong phim ?

Còn chưa nói lực lượng gia công giá rẽ khổng lồ từ các nước như Ấn Độ, Bangladesh luôn trực chờ để mong được các nhà làm phim sử dụng công nghiệp rotoscoping, match moving, motion tracking của họ. Giá rẽ tới mức chỉ một vài USD/frame hay sequence tính theo thương lượng.

Virtual Production Giải Pháp Thực Tế Không Đắt Đỏ

Gần đây ngoài những tiêu đề hoành tráng về The Volume của Industrial Light and Magic kiến tạo các bức tường màn hình LED khổng lồ, với số lượng màn hình phủ kín trên một diện tích cơ sở cho thấy biểu tượng của sự đắt đỏ, khối lượng nhân lực chuyên gia đồ sộ, nhưng điều này không đảm bảo rằng kết quả sản xuất phim về doanh thu cao, đây là công nghệ kiến tạo thêm, ban đầu được cho là làm cho nhà làm phim được thuận lợi hơn, khi đạo diễn, nhà sản xuất có thể hình dung ngay trên phim trường kết quả cuối cùng của một đạo cụ, cảnh tạo bởi CGI trong phim, nhưng với số lượng đầu tư khổng lồ thì điều này có đáng so với các phương pháp truyền thống như phông xanh, tạo pre-visualization cho câu chuyện.

Một mô hình nhỏ của The Volume thể hiện số lượng màn hình LED trong một sân khấu virtual production sản xuất làm phim, nhưng với thêm kỹ nghệ, liệu có thêm thuận lợi, hay thêm chi phí và thành công được đảm bảo thì cũng như nội dung không dùng virtual production ?

Chaos Arena

Tạm thời bỏ qua câu chuyện marketing đắt đỏ của Virtual Produciton đến từ thế giới tạo lập xoay quanh trực tiếp từ Hollywood, ta đến với những tạo tác thực tế hơn như của Chaos Group, họ đã tạo ra virtual production một cách trực tiếp – Chaos Arena, ít tốn nhân lực tạo nội dung real-time (Chaos Vantage), không qua những engine game như Unreal Engine sẽ bớt các công việc kỹ thuật lặt vặt như kiểu chuyển tư liệu sản xuất phim sang tư liệu game rồi mới hiển thị được trên Unreal Engine, mà nay ngay từ các phần mềm kiến tạo nội dung số 3D như 3DS Max, Maya, Houdini là có thể đưa nội dung thẳng vào một phần mềm Chaos Vantage để có thể nhìn thấy ngay real-time, không cần phải chỉnh sửa để tương thích vì khác engine hay hàng loạt các kiểu động tác chuyển giao kỹ thuật. Sau đó là Chaos Arena sẽ trực tiếp phát lên màn hình LED

Như vậy bài toán giải quyết màn hình thể hiện nội dung trực quan cho đạo diễn, diễn viên, nhà sản xuất, đội ngũ làm phim không liên quan kỹ xảo, vẫn có thể thấy được nội dung trên màn hình, như một đạo cụ, một khung cảnh mà ít phải tưởng tượng, nó tạo thêm cảm xúc kết nối cho việc kể chuyện. Đây là thuận lợi. Với kỹ nghệ của Chaos, chưa thực tế sử dụng nhưng có thể thấy lượng nhân lực ít hơn, trên bàn của những artist sử dụng Chaos Arena cũng ít linh kiện điện tử hơn, có thể thấy sự tối giản từ khi không còn việc chuyển đổi dữ liệu, các tư liệu được thể hiện ngay tức thì lên màn ảnh sân khấu virtual production.

Mặc dù vẫn là những chi tiết “cộng sinh” vào quá trình sản xuất làm phim, nhưng việc tối giản, trực quan hơn dễ dàng làm cho công việc thuận lợi hơn, các điểm “creative explore” cũng dễ xí xóa hơn, quan trọng nữa là việc kỹ nghệ này lại dễ dàng hơn cho Việt Nam, nhân lực sử dụng 3DS Max và V-Ray ở Việt Nam không hề thiếu, đặc biệt trong lĩnh vực làm phim quảng cáo, các dịch vụ trực tiếp tới nghành marketing kiến trúc, bất động sản, thiết kế nội thất, xây dựng.

Bottleship VFX – Claros

Đầu năm 2025, một giải pháp đơn giản hơn đến từ nhà sản xuất kỹ xảo Bottleship VFX, được đặt tên virtual produciton là Claros, và họ cũng đã sản xuất thực tế phim điện ảnh qua giải pháp kỹ nghệ này mà dự kiến sẽ trình bày tại FMX 2025 vào cuối tháng tư, một sự kiện gặp gỡ của các nhà sản xuất kỹ nghệ làm phim, sản xuất phim từ kỹ xảo đến hoạt hình (VFX & Animation) cho cả các lĩnh vực điện ảnh, video games (như game cinematic, hay real-time production).

Claros sẽ là một dạng hybrid thực hiện với phông xanh tạo ra từ virtual production và đạo diễn sẽ xem qua các màn hình với máy quay thay vì xem trực tiếp trên màn hình LED, đây là một trong các ứng dụng thời kỳ đầu của virtual production dành cho truyền hình nhưng chất lượng tạm gọi lúc đó 7~8 năm là “phèn”. Với kỹ nghệ ngày càng nâng cao về mặt hình ảnh, cáp truyền tải dữ liệu trở nên bớt đắt đỏ, truyền tải dữ liệu nhanh mà đơn giản hơn, việc kiến tạo một khối hệ thống phông xanh qua virtual production vừa rẽ tiền mà còn ít nhân lực tay nghề cao tham gia, giảm thiếu số lượng vấn đề cần giải quyết, ít tốn thời gian và những điều này kết hợp lại hoàn toàn giúp nhà làm phim kể truyện trong hơi thở đầm ấm thuận lợi hơn là nhịp tim đập nhanh như đang chạy nước rút vì các sân khấu tính giờ trực tiếp vào kinh phí làm phim.

Hãy xem CLAROS nói những cái đúng về việc uyển chuyển hơn so với in-camera effects – virtual production.

Khi so với phông xanh truyền thống:

  • Không cần studio được xử lý đặc biệt hoặc trang bị đặc biệt
  • Không làm hỏng ánh sáng và màu sắc của bạn
  • Xem trước và chỉnh sửa thời gian thực của virtual set cho phép bạn nhìn thấy, kiểm soát và bố cục khung hình
  • Camera track, defocus, distortion được tự động hóa, giúp cắt giảm thêm chi phí hậu kỳ
  • Không có khoảng cách thời gian và ngân sách giữa set và hậu kỳ – kết quả chỉ trong vài ngày so với vài tháng theo cách truyền thống

Khi so với các hệ thống virtual production màn hình LED

  • Chi phí bằng một nửa, hoặc ít hơn
  • Tự do thay đổi virtual set sau khi quay
  • Khai thác toàn bộ khả năng của hậu kỳ đương đại

Post Author: Vu Pham