Đồ họa hình ảnh VFX đang chiếm ưu thế hiện nay khi liên tục xuất hiện trong các bộ phim hạng A, bom tấn. Đây được ví như là ngành công nghiệp kỹ thuật đỉnh cao, béo bở với sự quy tụ của hàng nghìn artist tài năng. Nhưng có một sự thật đáng buồn là ngày càng có nhiều VFX studio tại Hollywood đã phải đóng cửa sau một khoảng thời gian hoạt động.
Trường hợp đầu tiên phải kể đến đó là Pacific Title & Art studio thành lập năm 1919 chuyên sản xuất các tấm title card (intertitle – Đoạn text xuất hiện giữa các cảnh trong các bộ phim câm) và sau đó chuyển sang thực hiện VFX đã phải đóng cửa sau 90 năm hoạt động vào năm 2009.
Pacific Title & Art studio thành lập năm 1919 chuyên sản xuất các tấm title card đã phải đóng cửa
sau 90 năm hoạt động vào năm 2009.
Song, ngoài những chuyện xảy ra với Digital Domain, Boss Films, Apogee hoặc Cafe FX thì đối với CEO Pacific Title, Phil Feiner, sự sụp đổ của Rhythm & Hues studio là một lời cảnh tỉnh đau đớn nhất: “Họ (Rhythm & Hues studio) đã phải trải qua giai đoạn khó khăn tương tự như chúng tôi trước đây.”
Sự sụp đổ của Rhythm & Hues studio diễn ra trước ngày tác phẩm của họ, Life of Pi, nhận giải thưởng Oscar danh giá ở hạng mục Hiệu ứng Hình ảnh Xuất sắc Nhất. Một điều trớ trêu đã xảy ra khi Life of Pi vinh dự ẵm ba giải thưởng bên trong thì bên ngoài lại xuất hiện một cuộc biểu tình của hơn 500 artist do bức xúc trước việc hãng Rhythm & Hues studio tuyên bố phá sản.
Các công việc ủy nhiệm thuê ngoài và chính sách trợ cấp mà theo các artist này thì chính là nguyên nhân gây ra sự xuống dốc trong ngành. Thật vậy, ngành VFX tại Hollywood phải đối mặt với thách thức lớn khi lần lượt ba studio tiên phong, Digital Productions, Omnibus và Robert Abel Associates, lần lượt rời khỏi cuộc chơi.
Về phần bốn studio VFX xuất hiện ở cuối những năm 1970 – Boss Films, ILM, Dream Quest Image và Apogee – chỉ duy nhất một studio còn trụ lại. Feiner chia sẻ: “Toàn bộ hoạt động kinh doanh của họ đã bị thổi bay.”
Rối loạn tài chính trong ngành được xem như là nguyên nhân gốc rễ ngay từ đầu và để hiểu rõ vấn đề, chúng ta cần biết được chuyện gì đã xảy ra ở những năm đầu tiên khi toàn ngành chuyển hướng từ analog sang kỹ thuật số kể cả những mấu chốt quan trọng nhấn chìm toàn ngành vào sâu trong vũng lầy tài chính.
Đầu tiên, các studio VFX hoạt động trong nhiều năm nhưng không có nổi hợp đồng tiêu chuẩn và đấu thầu thực tiễn. Họ tỏ ra nhạy cảm trước những thay đổi về công nghệ và chính sách của các studio cũng như không có một tổ chức nào đứng ra giúp họ đối mặt trước những thay đổi đó.
https://www.youtube.com/watch?v=KaEvW01-ZKg
Các nhà điều hành studio VFX và artist đã có cơ hội gặp mặt tại VFX Town Hall ở Hollywood, khu vực vịnh San Francisco, Austin, Vancouver và Wellington, New Zealand, để thảo luận về cuộc khủng hoảng. VFX artist, Dave Rand, chia sẻ với những người có mặt rằng VFX là một ngành công nghiệp đỉnh cao với đội ngũ artist tài năng, theo Dennis Muren, ASC, và kỹ sư công nghệ, theo Jonathan Erland, song lại thiếu các lãnh đạo có khả năng lèo lái cả ngành.
Sự sụp đổ của Rhythm and Hues Studio chỉ là một phần nhỏ trong số các VFX studio tuyên bố phá sản. Vậy chuyện gì đang diễn ra? Vì sao mà một studio giành giải Oscar và có chỗ đứng nhất định trong ngành lại không thể trụ nổi và đi đến kết cục thảm hại? Tại sao lịch sử ngành VFX lại tràn ngập các VFX studio lụi tàn với những sản phẩm độc đáo, tiên phong?
Câu trả lời cho trường hợp này khá phức tạp. Bill Taylor, ASC, người tiên phong trong ngành VFX và là chủ sở hữu Illusion Arts, đóng cửa năm 2009, chia sẻ: “Các ông lớn trong ngành cuối cùng cũng phải chịu thất bại với vô vàn lý do khác nhau.”
Các khoản nợ
Nợ nần là câu trả lời súc tích nhất vì sao mà các VFX studio phá sản và là đặc thù trong ngành. Thực tế, gần như khó thể nào vận hành một studio VFX mà không mắc nợ trong thị trường ngày nay. Richard Edlund, chủ sở hữu Boss Film Studio chia sẻ: ” Digital Domain và Rhythm & Hues đã phải trượt dài trong đống nợ.”
Điều này bởi vì sản xuất ra một sản phẩm VFX đẹp không hề rẻ, kể cả tiền công của các cá nhân tham gia. Taylor nói: “Người ta chi hàng đống tiền vào để sản xuất VFX nhưng bản thân ngành giống như là kinh doanh tạp hóa vậy. Ba phần trăm lợi nhuận, năm phần trăm rơi vào chi phí. Người mua sản phẩm chẳng hạn như đậu với giá thấp nhất có thể không biết là có sự khác biệt giữa lợi nhuận và chi phí.”
Ang Lee không phải là đạo diễn đầu tiên tuyên bố rằng VFX là một thứ gì đó rất xa xỉ. Đạo diễn Peter Berg trong một cuộc phỏng vấn chia sẻ chi phí sản xuất phim Battleship cao (200 triệu USD) là do giá thành VFX. Edlund nói thêm: “Sự thật của vấn đề đều nằm hết vào chi phí. Nếu có thể hạ giá thành, chúng tôi rất sẵn lòng. Nhưng nếu bạn muốn chúng tôi tạo ra con cọp nhìn không thể phân biệt đâu là cọp thật hay cọp VFX, thì quả thực đây là vấn đề cực hóc búa.” (hãy xem một con cọp hiệu ứng kỹ xảo được đầu tư tiền tấn nhưng chưa chắc đã hoàn toàn thuyết phục rằng nó là cọp thật)
Các studio VFX đóng cửa phần nào không phải do cách quản lý kém. Sau tất cả, hầu hết các quản lý cấp cao tại các studio này đều có bằng “MBA dở dở ương ương” và đôi khi còn đưa các các quyết định về tài chính và mua bán gây tranh cãi. Tuy nhiên, một nguyên nhân kéo ngành VFX đi xuống có lẽ đây là phân khúc có lợi nhuận thấp nhất trong ngành điện ảnh.
Khi một công ty gặp phải vấn đề tài chính, thì họ rất dễ bị rơi vào bẫy. Taylor nói: “Trong trường hợp như vậy các công ty sẽ rất cần các cứu tinh sẵn sàng rót vào hàng đồng tiền giúp công ty trả nợ và kéo họ ra khỏi vũng lầy phá sản. Đây là một dạng rửa tiền và phạm pháp nhưng thực tế không phải.
Nếu ai đó có thời gian và tiền bạc để theo đuổi các vụ kiện tụng, thì họ có thể đang thắng thế.” Ví dụ, Pacific Title được một tập đoàn đầu tư do quỹ đầu tư tư nhân và công ty vốn đầu tư mạo hiểm dẫn đầu thu mua lại và tương tự với Digital Domain khi được giám đốc quản lý của Wyndcrest Holdings, một công ty tư nhân ở Florida đầu tư và mua lại. Hiện nay Digital Domain sỡ hữu bởi công ty mẹ tại Hong Kong.
Dù không thèm khát về tài chính thì vị cứu tinh cho các studio đó có thể là một người hoàn toàn xa lạ với ngành phim ảnh, truyền hình. Liệu có bao nhiêu người sẵn sàng dấn thân vào ngành để tìm chút danh vọng và lợi nhuận và sẵn sàng dứt áo ra đi khi nhận ra cả hai đang thiếu nguồn cung?
Công nghệ
Vào những ngày đầu của kỷ nguyên VFX kỹ thuật số, hơn một công ty phá sản vì mua công nghệ đắt đỏ. Boss Film Studios của Edlund là một ví dụ điển hình. Ông cho biết: “Tôi chi cho IBM khoảng 1 triệu USD để mua một chiếc máy tính có vi xử lý hai nhân nhưng cũng không nhanh bằng chiếc laptop hiện tại tôi đang dùng.
Illusion Arts, studio chuyên digital matte painting, là một ngoại lệ khi sử dụng hệ thống máy tính Mac của Richard Patterson và các phần mềm chi phí thấp như Photoshop và After Effects ngay từ đầu. Taylor chia sẻ: “Việc sử dụng các phần mềm và hệ thống đó hỗ trợ chúng tôi rất nhiều trong công việc kể cả tạo ra mô hình kinh doanh đơn giản hơn khi không phải vay nợ và không có khoản thu ngoài.”
Robert Abel của Robert Abel và cộng sự (RA & A); Chủ tịch VES / Prana Studios Phó chủ tịch cấp cao về hiệu ứng hình ảnh Jeffrey A. Okun; Nhà tiên phong VFX Richard Edlund, ASC là chủ sở hữu của hãng phim Boss.
Tuy nhiên, trong những ngày đầu đó, sự cân bằng đã bị đảo lộn khi công nghệ chi phí thấp trở thành bước ngoặt trong ngành VFX. Chủ tịch VES / Prana Studios Phó chủ tịch cấp cao về hiệu ứng hình ảnh, Jeffrey A. Okun, mô tả kết quả là “VFX đang ngày càng trở nên thông dụng”. Ông cho biết: “Giá thành của phần mềm lẫn phần cứng giảm mạnh vào cuối những năm 1990 và đầu 2000. Nhiều studio ngừng sử dụng các phần mềm bản quyền và chuyển sang sử dụng các phần mềm cũ mà họ đã tinh chỉnh. Trước đây người ta phải chi ít nhất 100,000 USD cho trang thiết bị và phần mềm nhưng hiện nay chỉ cần 3,000 USD là đủ.”
Bill Taylor, ASC, người tiên phong trong ngành công nghiệp VFX và là cựu chủ sở hữu của Illusion Arts, đóng cửa vào năm 2009; Phil Feiner, Giám đốc điều hành của Pacific Title trong 30 năm; và Rhythm & Hues, VFX Bill Westenhofer.
Công nghệ có chi phí thấp là một đòn đánh mạnh đến ngành công nghiệp liên quan nhiều đến công nghệ thay vì nghệ thuật. Taylor nói thêm: “Ngày trước chúng tôi đều cần những người có tài năng nhất định. Một artist tài năng rất hiếm và bạn không thể nào có thể dùng phần mềm để làm thay công việc của họ. Khi phát sinh những vấn đề cơ bản về ánh sáng và góc nhìn, bản vẽ và màu sắc có thể xử lý qua phần mềm modeling từ máy tính nhưng song song đó bạn cũng cần phải có một người am hiểu về nghệ thuật. Nhiều tác phẩm sau khi hoàn thành nhìn có thể không được đẹp. Ánh sáng và bố cục rất thuyết phục nhưng nhìn không thật và chỉ đủ thật để quản lý studio không phải thuê từ bên Illusion Arts hay Matte World thực hiện.”
John Dykstra; Gray Marshall, đối tác cũ của Gray Matter và hiện là Giám sát hiệu ứng hình ảnh tại Rod & Cones VFX; Đồng sáng lập Digital Domain, Scott Ross.
Tương tự với greenscreen compositing. Taylor nói tiếp: “Trước đây ít người biết về bluescreen photography. Nhưng sau đó, mọi kiến thức về loại hình này đều gói gọn vào phần mềm Ultimatte. Khi bằng sáng chế Ultimatte hết hạn và mọi người đều có thể sử dụng nó, việc compositing trở nên quá đổi bình thường. Tuy nhiên vẫn còn có sự khác biệt về mức độ tin cậy giữa một tác phẩm được composite kỹ lưỡng và thông thường, nhưng chỉ số ít chuyên gia có thể đánh giá cao nó.”
Thậm chí khi các mô hình kinh doanh VFX đã trở nên thông dụng thì rotoscoping và tracking hoặc các công việc đòi hỏi chuyên môn cao vẫn là lĩnh vực đặc trưng riêng biệt của các VFX studio hàng đầu. Nhưng ở phạm trù thấp hơn, các công việc thông thường là thứ giúp studio sinh lời. Các công việc thật sự phức tạp khác đòi hỏi phải đầu tư nhiều vào R&D (research & development – nghiên cứu và phát triển), vốn rất khó sinh lời, nhưng quản lý cấp cao tại các VFX studio đã tìm ra sự khác biệt với rotoscoping và tracking. Khi studio chuyển giao công việc ra ngước ngoài, họ vô tình gạt phăng đi biên lợi nhuận (profit margin) của studio. Những gì còn sót lại chỉ là chi trả các hóa đơn từ các công việc khó khăn nhất, một nguyên nhân đẩy studio vào thế khó và buộc phải đóng cửa.
Khi hoàn thành các công việc phức tạp trong quá trình R&D tại các VFX studio, thường thì các studio sẽ làm một bản báo cáo về công việc của họ và trình làng tại hội nghị SIGGRAPH. Dần dần, các công thức bí mật đó sẽ trở thành thuật toán để bán. Taylor đúc kết: “Qua từng khâu, từng phần một, VFX đã trở nên phổ biến. Những thứ gì đó hiện tại chưa phổ biến nhưng một ngày nào đó công nghệ sẽ đưa nó lên tầm cao mới và bạn thậm chí có thể tự mua cái hộp và tạo ra con cọp tương tự như trong phim Life of Pi.”
(Còn tiếp)
Theo library.creativecow.net