Kiến Trúc Của Trụ Sở Chính Unilever Ở Jakarta

Trụ sở chính của Unilever ở Jakarta mới khánh thành vào ngày 21 tháng 6 năm 2017 được thiết kế bởi Aedas designed. Tọa lạc tại khu Công Viên Hành Chính BSD Green, khu văn phòng xanh thân thiện môi trường đầu tiên của Indonesia cũng được quy hoạch bởi Aedas. Trụ sở mới của Unilever là nơi làm việc của toàn bộ nhân viên thuộc 4 văn phòng tại Jakarta trước đây. Thiết kế kiến trúc và nội thất của Aedas nhấn mạnh tầm nhìn toàn câu của công ty, giá trị và di sản Châu Âu giữa lòng Indonesia.

Tòa nhà mới được thiết kế mang ý tưởng tôn vinh tinh thần dân tộc, sự hợp tác, gắn kết và năng động. Lấy ý tưởng từ các làng quê Indonesia, nó có các quảng trường, đường chính, lối đi tạo cảm giác thân thuộc. Thiết kế tập trung vào việc gắn kết các nhóm và công việc của từng cá nhân vào một không gian nhằm làm tăng tính hợp tác trong khi vẫn đảm bảo được sự riêng tư.

Bốn tầng cao nhất là không gian văn phòng với các khu vực riêng biệt; trong khi tầng trệt là không gian chung với các tiện ích cộng đồng. Xung quanh trung tâm là không gian tràn đầy ánh sáng phục vụ cho các hoạt động cộng đồng và tiện ích nội khu, bao gồm một thánh đường, nhà ăn cho nhân viên, khu chăm sóc sức khỏe, khu thể thao, chăm sóc sắc đẹp và một sảnh lớn đa chức năng.

Tất cả không gian công cộng được liên kết để khuyến khích sự tương tác. Những hoa văn truyền thống của Indonesia, gỗ tái chế, nội thất và hình ảnh của Indonesia được sử dụng trong suốt tòa nhà tạo ra cảm giác thân quen.

Hệ thống rèm của tòa nhà sử dụng tối ưu ánh sáng ban ngày. Mặt dựng được phủ bằng các tấm nhôm xám xen kẽ nhiều tầng nhằm tạo ra bóng râm và giảm nhiệt. Không có văn phòng nào đóng kính nhằm tạo sự lưu thông tốt nhất cho ánh sáng tự nhiên và tầm nhìn cho nhân viên. Các phòng họp kín thì nằm ở trung tâm.

Phần lồi lõm của mặt dựng dùng để tạo ra các không gian xanh nhỏ. Mỗi hành lang của tòa nhà được liên kết bằng các khoảng sân với cảnh quan ngoài trời và sân thượng cho nhân viên và khách thư giãn.

Đây là tòa nhà văn phòng độc nhất của Indonesia kết hợp được ba yếu tố chủ đạo trong văn hóa quốc gia – tính cộng đồng, sự đa dạng và thiên nhiên – trong một thiết kế.

Theo Archdaily

Post Author: Luân Nguyễn