Khoảng 30 năm về trước, cộng đồng VFX artist vẫn chưa có sự thống nhất!
Đoàn kết và không đoàn kết
Liệu có đáng ngạc nhiên khi gần như hầu hết những người làm trong ngành VFX tại Hollywood đã từng thuộc về một công đoàn? Theo Steven Poster, ASC, Chủ tịch của International Cinematographers Guild (ICG) Local 600, photochemical và optical cameramen đã từng làm việc dưới trướng của ông. Song song đó, các artist làm các công việc matte painting, miniatures và VFX khác đều thuộc về một tổ chức và công đoàn. Khi digital effects xuất hiện, một số VFX house đầu tiên áp dụng chúng xuất phát từ thế giới analog, thực tiễn vẫn duy trì được sự hợp nhất.
Rất nhiều VFX artist, ở Mỹ hoặc nơi khác, đều làm việc điên cuồng và hoàn toàn không có phí tăng ca hay phúc lợi như chăm sóc sức khỏe. Dù thù lao nhận lại cao khi được tính dựa trên số giờ làm việc thực tế nhưng mức lương theo giờ lại không có gì nổi trội. VFX artist sẽ bị phạt gấp đôi trong các trường hợp làm quá giờ: nếu studio cần công việc hoàn thành xong sớm, artist sẽ cố gắng hoàn thành công việc không được trả công đó vào ban đêm để kịp giao vào sáng sớm.”
Như Fulle đã chỉ ra, VFX artist được ví như dân du mục khi chuyển từ dự án này sang dự án khác. Các artist đó sẽ được trả tiền theo dạng 1099 trên hình thức nhà thầu chịu trách nhiệm thanh toán khoản thuể của chính họ. Những người làm việc dưới dạng perma-lancers (freelancer) này cho rằng khi không phải là nhân viên thị họ không có quyền đòi hỏi gì về đại diện công đoàn. Quản lý Animation Guild, Steven Kapan, không đồng ý với điều này, ông cho rằng nếu một VFX artist làm việc tại studio đó, sử dụng thiết bị của studio đó và làm việc theo giờ quy định thì artist đó nghiễm nhiên là nhân viên của studio. Nhưng liệu có bao nhiu perma-lancers nhận thức được việc này?
Điều kiện này dường như là thời cơ chín muồi cho những nỗ lực đoàn kết và Steven Kaplan cho biết rất ít người đồng ý ký kết và sử dụng rate card (bảng biểu giá) để được công đoàn đứng ra đại diện. Kaplan nói: “Trong khoảng 500 người đang làm việc tại Hollywood, chỉ khoảng 1% số người làm điều đó. Tôi tự hỏi liệu họ không biết hay là lo ngại về việc này?”
Richard Edlund
Đây có thể là nguyên nhân vì sao mà Animation Guild, tổ chức đại diện cho VFX artist, không có nhiều thẻ đăng ký. Kaplan bày tỏ: “Không ai sẵn sàng vì quyền lợi của mình. Sự thay đổi thực sự là khi hiệp hội thương mại, với sự giúp sức của công đoàn, ngồi lại tổ chức một buổi gặp mặt với các studio.”
Đây có thể là bài học để xem những gì đã diễn ra với các VFX studio đã từng hợp nhất trước đó trước khi tách khỏi liên đoàn trong quá trình chuyển đổi sang studio kỹ thuật số hoàn chỉnh. Nhà thành lập đồng chủ sở hữu Boss Film Studio, Richard Edlund, chia sẻ: “Tôi thành lập Boss Film Studio trên cương vị là một tổ chức liên đoàn để thực hiện phim Ghostbusters. Tại thời điểm nhất định, khi hãng Dream Quest Image chuyển ra bên ngoài bán kính 50 dặm và không thuộc công đoàn, tôi chỉ giơ hai tay mình lên. Vì thế khi hết hợp đồng, chúng tôi quyết định không gia hạn.”
Phó chủ tịch, Eddie Raymond
Industrial Light & Magic là một studio chuyên về sản suất hậu kỳ các hiệu ứng special effects với đội ngũ artist thuộc IATSE Local 16, San Francisco. CGI artist của ILM vẫn là một phần trong Local 16 cho đến khi studio chuyển sang Presidio năm 2005. Phó chủ tịch Local 16, Eddie Raymod, cho biết: “Chúng tôi có rất nhiều hợp đồng tại ILM so với nơi khác với đầy đủ trang thiết bị và vật tư hỗ trợ cho nhân viên làm việc trong suốt cả năm. Trước khi chuyển sang Presidio, bên ILM có mời luật sư về để đàm phán thay vì chính họ. Đây có thể nói là cuộc đàm phán khó khăn và kéo dài. Trong hợp đồng, họ chiếm ưu thế ở khoản cho phép nhân viên chọn không tham gia vào công đoàn.”
“Nhưng cuối cùng, ILM lại rất cứng rắn. Họ muốn thay đổi cơ cấu lợi ích của chúng tôi. Đơn vị CG sẽ không thuộc về Local 16 mà sẽ chuyển sang trung thành với studio. Sau đó, đơn vị này lại tỏ ra ít quan tâm đến công đoàn dù cho công đoàn có bỏ bao nhiêu thời gian và tiền bạc để đại diện cho họ. Tôi nghĩ đây là lúc cả hai bên đừng nên ràng buộc lấy nhau.”
Khi công đoàn này chấm dứt, không ai trong ngành digital VFX còn con trẻ này dám đứng ra ủng hộ đổi mới hoặc thành lập công đoàn. Có nhiều nguyên nhân cho điều này. Đầu tiên, môi trường duy trì quan hệ công đoàn dường như không cởi mở, thân thiện. Kể từ thời kỳ hoàng kim của công đoàn vào những năm 1950 tại Hoa Kỳ, toàn thể hội viên có xu hướng đi xuống. Từ mức cao nhất năm 1954 là 35% người lao động được liên kết với nhau nay giảm xuống còn 11,3% theo một báo cáo của tờ New York Time vào tháng 01 năm 2013.
VFX artist cũng không phải là ứng cử viên sáng giá để tuyển dụng. Thay vì xuất thân từ các hiệp hội hay tổ chức về phim ảnh và truyền hình thì hầu hết VFX artist đều là những người tốt nghiệp các trường cao đẳng, đại học với kiến thức trong các lĩnh vực về công nghệ, máy tính và nghệ thuật. Họ hoàn toàn không có khái niệm hay kinh nghiệm vì về công đoàn. Nếu tay nghề giỏi, họ sẽ được trả lương cao và không có cách nào để nhìn vào tương lai và biết rằng họ sẽ cần thương lượng tập thể (collective bargaining – Đàm phán giữa chủ và các công nhân về việc hình thành các thủ tục và luật lệ bao hàm các điều kiện về làm việc và lương) trong 10 đến 15 năm.
Thực tế là có sự mất liên kết văn hóa giữa hiệp hội IA và VFX artist. Ross chia sẻ: “Phần lớn những người làm trong môi trường VFX, cả nam lẫn nữ, đều có trình độ kiến thức chuyên môn cao và khi nhìn vào các hiệp hội công đoàn, như IATSE, họ hoàn toàn không muốn dính dáng gì đến nó.”
Ross tiếp tục: “IATSE đã phải chật vật bước đi trong nhiều năm. Một mặt, họ muốn đại diện cho cộng đồng VFX nhưng lại không hiểu rõ. Nhìn chung, có một thứ gì đó ngăn cách giữa IATSE và artist trẻ về cách làm việc và bản thân họ. Cả phụ nữ lẫn nam giới trong ngành VFX không nhìn ra được tinh thần làm việc tích cực tại IATSE.”
Cho đến khoảng năm 2002, hiệp hội digital artist tại Hoa Kỳ mới trở nên có ý nghĩa. Okun chia sẻ: “Hoạt động kinh doanh đã mở rộng phạm vi ra toàn cầu, bất cứ tổ chức hoặc hiệp hội thương mại nào cũng sẽ hướng đến điều này. Chúng ta cần một công đoàn nhưng đáng tiếc là công đoàn hay tổ chức thương mại toàn cầu sẽ không bao giờ xuất hiện.”
Tại văn phòng tổ chức Animation Guild, Kaplan và các đồng nghiệp đang đếm thẻ đã đăng ký. “Với sự hỗ trợ mạnh mẽ – khoảng 65 – 70% – chúng tôi tiếp cận đến các studio và bắt đầu nhận được sự công nhận”, ông nói. “Artist phải là người bắt đầu đăng ký thẻ.”
Câu chuyện con gà và quả trứng
Cái nào sẽ có trước? hiệp hội thương mại hay tổ chức công đoàn? Dù cả hai hiện tại chưa xuất hiện, nhưng đây vẫn là câu hỏi vẫn còn bỏ ngỏ trong cộng động VFX. Barnes nói: “Tôi hiểu vì sao mà mọi người giận dữ và thất vọng, về phía tôi, tổ chức công đoàn sẽ không giúp ích được gì nhiều. Nó sẽ đem tất cả các công việc ra khỏi tiểu bang (California)”.
Phần lớn người trong ngành đều nhất trí với Barnes, họ đều cho rằng chính tổ chức lỏng lẻo, thiếu chức năng đã tác động đến ngành VFX. Các VFX studio không có đủ năng lực tài chính để trả tiền nhân công và các chế độ phúc lợi như công đoàn hay hiệp hội mang lại. Ross cũng đưa ra quan điểm tương tự tại VFX Town Hall với phần đông người đồng thuận.
Ross phát biểu: “Tôi ủng hộ việc thành lập một hiệp hội hoặc công đoàn trong ngành VFX. Bạn sẽ phải ký những tấm thẻ để tổ chức thành lập các cơ sở VFX và không thể kiếm ra tiền. Do đó, các cơ sở này sẽ lạm dụng artist triệt để vì họ đang dần chìm vào vũng lầy và đang thoi thóp để thở. Tôi từng là chủ của một cơ sở thuộc công đoàn và không thuộc công đoàn và cơ sở thuộc công đoàn đó lại kiếm được nhiều tiền hơn.”
Rằng công đoàn sẽ tính phí chủ cơ sở cao hơn cũng là một luận điểm gây tranh cãi giữa đại diện công đoàn và chủ cơ sở. Nhưng đó vẫn là một luận điểm cho đến khi VFX artist ký đủ số thẻ để tiến hành quá trình hợp nhất. Ross tiếp tục: “Chúng tôi đến gõ cửa từng studio và cho họ biết mô hình kinh doanh mà chúng ta đang vận hành trong suốt 25 năm không hiệu quả. VFX studio cần tạo ra lợi nhuận để có thể đáp ứng các chế độ cho nhân viên.” Tuy nhiên một lần nữa, số artist đang giận giữ và thất vọng không muốn tiếp tục phải chờ đợi.
Một số người đưa ra lập luận của mình rằng họ thà không quan tâm gì đến những lý lẽ về việc thành lập công đoàn nhưng ít ra phải cho họ thấy những cải thiện cụ thể. Fulle cũng trình bày những mâu thuẫn trong tư tưởng về việc gia nhập công đoàn trong cộng đồng VFX artist. Fulle phát biểu: “Tôi nghĩ thứ chúng ta cần rất đơn giản, đó là làm sao được hưởng các chế độ chăm sóc sức khỏe và chấm dứt tình trạng lạm dụng làm ngoài giờ. Đây chính là hai vấn đề mà tôi nghĩ đầu hết mọi người đều hướng đến khi thành lập công đoàn. Tuy nhiên, chúng ta phải có cách gì đó để đạt được hai mục đích trên mà không cần phải can thiệp đến chi phí hay chính sách đi kèm với công đoàn.”
The Abyss (1989)
Hồi kết
Khi cộng đồng VFX vẫn còn đang tranh cãi về lựa chọn của mình, thì cuộc đấu tranh của họ vẫn diễn ra tương tự trong ngành làm phim. Chúng ta đều đã qua thời đầu của hiệu ứng digital effects khi các cơ sở và artist đều là những chuyên gia hiếm hoi. Số lượng người có thể mang đến các giải pháp VFX trên toàn cầu đều vượt ngưỡng trí tưởng tượng của bất kỳ ai. Về các cơ sở và VFX artist, nó không còn là thị trường của người bán.
Barnes cũng chỉ ra sự mất cân bằng giữa cung và cầu. Barnes nói: “Trước đây khi mới bắt đầu, khoảng cuối 1980 và đầu 1990, rất ít người có khả năng thực hiện công việc này và chúng tôi có thể tự do linh hoạt điều chỉnh cơ cấu giá cả cho công việc của mình. Nhưng hiện nay có hàng ngàn cơ sở VFX khác nhau trên khắp toàn cầu và thêm vào đó là không có đủ sản phẩm để cung cấp. Đó là vấn đề về cung cầu.”
Liệu hiệp hội thương mại hay tổ chức công đoàn có tạo ra tác động tích cực đến ngành VFX, ít nhất là tại Hoa Kỳ? Ross liệt kê những thay đổi mà anh muốn thấy: mẫu đặt giá thầu, hợp đồng tiêu chuẩn hóa, sự giáo dục về VFX cho đạo diễn và công chúng để người tiêu dùng biết được cách VFX được tạo ra như thế nào.
Song, đồng hồ vẫn cứ quay khi các cơ sở VFX trên toàn cầu đang ngày càng tinh vi và có năng lực hơn và cuối cùng là sự san bằng về giá cả từ các cơ sở lại Los Angeles và London. Nếu các studio này vẫn tiếp tục ngập lặn trong vài năm, thì cộng đồng VFX tại Bắc Mỹ có nguy cơ sẽ đánh mất lợi thế mà họ đang có. Dù nhiều bang tại Mỹ hoặc các tỉnh tại Canada cho rằng các chế độ ưu đãi cho phim ảnh là một đề xuất gây lỗ, nhưng nhiều nơi tại Bắc Mỹ vẫn hưởng doanh thu từ các bộ phim mang lại.
Các khoản trợ cấp và đãi ngộ về thuế đã làm cho cuộc chơi trở nên mất cân bằng và nhiều studio trong ngành mong mỏi nó sẽ chấm dứt. Trợ cấp đã trở thành một phần của hoạt động kinh doanh khi producer sẽ đến một bang và tỉnh nào đó để ngỏ ý xin trợ cấp và chia sẽ cho người khác biết mình nhận được bao nhiêu. Ngân hàng đang sở hữu các studio sẽ nhận miễn phí các khoản tiền và họ sẽ không chấp nhận thay đổi luật pháp hay tán thành các điều luật gây bất lợi cho họ cho đến khi buộc phải thay đổi. Đây có để nói là cuộc đua đầy cam go và đến lúc nên chấm dứt nó.
Tuy nhiên, không ai có thể ngăn cản quá trình toàn cầu hóa của ngành VFX, một trở ngại khác hướng đến việc thay đổi sự cân bằng trong ngành. VFX artist đang phải vật lộn tự cứu lấy chính mình tương tự như các siêu anh hùng trong các tác phẩm của họ. Nếu ngành VFX không có hành động, nhiều cuộc sống của nhiều studio và artist sẽ lâm vào tình thế khốn khó. Vấn đề là như vậy, nhưng nếu hành động, kết quả vẫn sẽ như nhau, đó là đừng cố ngăn cản nỗ lực của bất kỳ ai!
Theo library.creativecow.net