Richard Avedon, Huyền Thoại Nhiếp Ảnh Trong Làng Thời Trang Thế Giới

Richard Avedon

Vào một buổi sáng tháng 4 năm 1967, Twiggy, cô người mẫu người Anh có đôi mắt to và đen láy, ngồi trên chiếc ghế đẩu tại studio của Richard Avedon ở East 58th Street. Cô mặc bộ váy trơn đen và đôi tất lưới cùng màu với bộ trang phục. Đây là lần đầu tiên cô bước vào set chụp với một nhiếp ảnh gia thời trang. Năm đó cô 17 tuổi.

siêu mẫu Twiggy

Trong khi Avedon tác nghiệp với chiếc camera Rolleiflex, những giai điệu của bạn nhạc Kinks vang lên từ chiếc máy phát đĩa gần đó. Kể từ khi bước chân vào giới nhiếp ảnh khoảng giữa những năm 1940, đầu tiên là Harper’s Bazaar, sau đó là Vogue, Avedon thường hỏi người mẫu các câu hỏi liên quan về ca sĩ hoặc thức ăn họ yêu thích trong lúc chụp. Điều này giúp làm giảm bầu không khí căng thẳng trong studio. Polly Mellen, editor của Vogue chịu trách nhiệm chính trong các set chụp đó, chia sẻ: “Tất cả họ (người mẫu) đều muốn làm hài lòng anh ta.”

Gập người bên chiếc Rolleiflex, Avedon nói: “Một, hai, ba, diễn”, ngay lập tức, Twiggy đứng thẳng người dậy và nhìn thẳng vào chiếc camera.

Sự nghiệp người mẫu của Twiggy lúc đó khá ngắn gọn. Các shot hình của Avedon lúc ấy khiến người ta nghĩ cô ấy trông như những đứa trẻ ở thập niên 60.

Các tác phẩm mà Avedon mang lại không chỉ là những khoảnh khắc sống động mà còn là vô số các cử chỉ tạo ra cảm giác chân thật nhất cho người xem. Avedon thực sự kiểm soát hoàn toàn người mẫu của mình và thực hiện việc này một cách rất chi tiết.”

Bản mô tả chi tiết công việc đó trở thành vật triển lãm lại International Center of Photography từ ngày 15 tháng năm đến ngày 6 tháng chín năm đó.

Từ những bức ảnh đầu tiên của mình, những bức ảnh mặt trời lóe lên vào năm 1944 khi chụp hình chân dung thời trang theo phong cách fashion fatigue, I.C.P (International Center of Photography) trở thành nơi lớn nhất trưng bày các sản phẩm thời gian của Avedon kể từ show diễn tại Bảo tàng Metropolitan năm 1978.

Trong cả ngoại hình và tính cách, Avedon vẫn giữ hình ảnh của mình là một nhiếp ảnh gia thời trang cho đến khi ông qua đời ở tuổi 81. Phong cách nhiếp ảnh của ông được nhiều nhiếp ảnh gia học hỏi, trong đó có Steven Meisel. Các thế hệ người mẫu tạo dáng trên phông nền liền mạch giữa tông màu, hoặc ngồi trầm ngâm bên quán cà phê hay giả vờ đang yêu hoặc đơn độc đều mang một nét gì đó rất Avedon.

Người đàn ông đã hai lần kết hôn, tràn đầy năng lượng và tinh tế này dường như là hiện thân của chữ “tinh tế”. Avedon thường hay hoài nghi về dự án tiếp theo của mình. Đam mê lớn nhất của ông ngoài gia đình và nhiếp ảnh đó là rạp hát. Nhà văn Adam Gopnik cho biết ông đã nhìn thấy Avedon đến xem các vở diễn của diễn viên Mandy Patinkin đến 35 lần. Gopnik nói: “Avedon sống để xem các show diễn.”

Sau khi bỏ học tại trường DeWitt Clinton High School, Avedon đến làm việc tại công ty Merchant Marine và bắt đầu học nhiếp ảnh. Khi chính thức làm việc cho Harper’s Bazaar, Richard chỉ mới 21 tuổi. Shoot hình đầu tay của ông được chụp cho phần phụ trang đặc biệt của tạp chí. Đăng trên số tháng 11 năm 1944, mang tên Junior Bazaar. Avedon bắt đầu chụp các bộ sưu tập hình tại Paris và khởi xướng phong trào chụp ảnh street style cho các model hàng đầu lúc đó là Dovima và Dorian Leigh, cũng như là vợ mình, Doe Avedon.

Các shot hình outdoor và sáng tạo là phong cách nhiếp ảnh quen thuộc tại Bazaar những năm 40 và 50. Đời sống văn hóa tại New York đã giúp các tác phẩm của nhiếp ảnh gia thăng hoa hơn, có thể kể đến như Irving Penn, nhiếp ảnh gia tại Vogue, sau này là bạn của Avedon. Nhưng điều gì khiến Avedon khác biệt so với các nhiếp ảnh gia khác?

Niềm yêu thích dành cho nhiếp ảnh của Richard bắt đầu nhen nhóm từ khi ông còn rất trẻ. Một trong những nàng thơ đầu tiên của ông chính là người chị ruột Louise Avedon. “Chị ấy đáng yêu và nhút nhát đến nỗi không ai có thể nhận ra nỗi đau vẫn luôn ngự trị và nằm ở đó. Louise đã vào viện tâm thần ở tuổi 20 và qua đời tại đó năm 42 tuổi. Chính sắc đẹp đã làm chị ấy tổn thương. Tôi tin rằng cái đẹp là con dao hai lưỡi. Sắc đẹp cũng giống như một trí óc thiên tài, nó có thể cô lập bạn nhưng lại chẳng mang đến chút phần thưởng nào.” Avedon chia sẻ.

Ký ức ấy vẫn chưa một lần nào có thể làm Avedon quên được. Shot hình ông thực hiện năm 1998 theo phong cách robotic dường như là để tưởng nhớ đến người chị của mình. Những shot hình đó được chụp khi ông còn làm nhân viên tại The New Yorker, phản ánh phần nào quan điểm của ông về thời gian cũng như là tính cách. Norma Stevens, người đến làm việc tại studio của ông năm 1976 và hiện tại đang quản lý quỹ Richard Avedon Foudation, chia sẻ: “Có một nét buồn man mác trong con người Avedon. Ông rất thích làm việc và luôn nỗ lực hết mình.”

Với đam mê trong lĩnh vực ca múa nhạc, Avedon đã chụp rất nhiều hình chân dung nghệ sĩ khi ông còn làm ở Bazaar. Nhưng khi bước vào thập niên 60, ảnh hưởng của phong trào Civil Rights thơ ca đã dẫn đến tình trạng các bức hình chân dung trở nên thô cứng hơn và khiến các nhà phê bình để mắt đến quyền lợi của Avedon nhiều hơn là nhiếp ảnh gia thời trang. Bài đánh giá phê bình của Robert Brustein năm 1964 về cuốn “Nothing Personal” của Avedon và James Baldwin đã khiến ông không thể nào thực hiện các dự án nghiêm túc suốt năm năm sau đó.

Các nhà phê bình cũng có những ảnh hưởng nhất định đến các tác phẩm về thời trang của ông. Bà Squiers chia sẻ: “Chính những bức ảnh dường như đã đá ông ra khỏi lĩnh vực thời trang.” Năm 1965, Avedon rời Bazaar và cùng chiến hữu của mình, Diana Vreeland, đầu quân sang Vogue. Như tại Bazaar, Vreeland để ông tự do làm việc của mình, trong khi đó, Aletti chính là người bảo vệ Avedon khỏi sự can thiệp của giám đốc nghệ thuật của Vogue, Alexander Liberman.

Đáng ngạc nhiên là các bộ ảnh của Avedon trong thập niên 60 với sự tham gia của các người mẫu như Twiggy và Penelope Tree lại bị các nhà phê bình xem là phản thời trang. Avedon, cậu bé vàng của thập niên 50, nguồn cảm hứng cho nhân vật của Fred Astaire trong bộ phim “Funny Face”, bấy giờ lại khao khát tìm kiếm vẻ đẹp và sự thanh lịch. Avedon không chỉ chạy trốn khỏi cái nhìn khắc nghiệt của giới tạp chí thời trang mà còn nung nấu ý định trả thù.

Veruschka cùng Richard Avedon trong trang phục của Kimberly
tại New York vào tháng 1 năm 1967.

Ông Gopnik, người lần đầu tiên gặp Avedon năm 1985 khi ông đang thực hiện bộ ảnh chân dung có tiêu đề “In the American West”, tin rằng chính ghen tuông và đố kỵ đều nhằm vào Avedon.

Phong cách nhiếp ảnh của Avedon luôn được xem như lời bào chữa cho cái đẹp để có thể nhìn ra nét bí ẩn, thô ráp bên ngoài nhưng cuối cùng nhìn ra toàn bộ tổng thể bên trong. Để xem các bức hình chân dung của ông những năm 50 và 60 là để có thể nhìn thấy mặt trái của phong cách hình ảnh ở thập kỷ đó. Dù cho gương mặt người mẫu có đẹp hay xấu, nổi tiếng hay không, thì các bức hình chân dung đều phản phất nét thời trang rất riêng biệt.

Cho đến khi cái đẹp xấu lạ của Prada xuất hiện vào những năm 90, chuẩn mực về vẻ đẹp đã có sự thay đổi. Nhưng với Avedon, từ lâu đã không còn tồn tại ranh giới giữa cái xấu và đẹp.

Điển hình là bộ ảnh “Avedon blur” đã thể hiện rõ tính phù phiếm, có phần hơn bi kịch.

Dovima bên những chú voi.
Ảnh chụp bởi Richard Avedon tại Cirque d’Hiver, Paris, tháng 8 năm 1955.

Ngày nay, bức ảnh “Dovima bên những chú voi” vẫn luôn là một tượng đài về quyền lực; sắc đẹp và tính thần thoại; bí ẩn trong thời trang. Bức ảnh hiện được lưu trữ trong bộ sưu tập vĩnh viễn của Bảo tàng Nghệ thuật Hiện đại New York. Tuy nhiên, bất chấp sự nổi tiếng của nó, Richard vẫn “tự chê” khi đang treo bức ảnh này cho một cuộc triển lãm diễn ra 3 năm trước khi ông mất vào 2004, rằng: “Dải khăn trông không được ổn cho lắm, đáng ra nó phải hơi cong, giống như chân của con voi đứng phía bên phải.”

Theo nytimes.com

 

Richard Avedon (15/05/1923 – 01/10/2004) là một nhiếp ảnh gia thời trang và chân dung nổi tiếng người Mỹ. Tờ New York Times từng tôn vinh các tác phẩm thời trang và chân dung của ông đã giúp định hình lại phong cách hình ảnh, vẻ đẹp và văn hóa Mỹ ở giữa cuối thế kỷ trước. Richard Avedon là tay máy đã làm nên cuộc cách mạng biến thời trang thành một loại hình nghệ thuật. Ông đã nhận được sự hoan nghênh từ các nhà phê bình qua những bức ảnh chân dung trắng đen mô tả sự trần trụi của quyền lực và danh vọng.

Post Author: Tu Vo