Công Cụ Quản Lý Pipeline Và Quản Lý Dự Án Cho VFX Và Animation Studios

Đây là tôi viết chia sẻ trên kinh nghiệm của tôi về Production Tools và Pipeline Tools trong quản trị dự án, file version, ai biết nhiều hơn hay thực tiễn lâu năm hơn, xin góp ý và cùng chỉnh chu hơn, hy vọng nó giúp cho tất thảy các anh em trẻ của thế hệ làm VFX, Animation cả cho nghành phim và phát triển game của những năm về sau này sẽ hoàn toàn thay đổi về cách làm việc, để tiện lợi hơn, bài bản hơn, quản lý dự án đỡ nhọc hơn, tập trung vào một chuyện thôi thay vì phải giàn trãi ra làm nhiều thứ loay hoay, chỉ tập trung sáng tạo thay vì phải biết tùm lum kỹ thuật mà nhiều khi cuối cùng cũng không dùng đến.

Tại Sao Phải Dùng Tool Cho Pipeline | Production

Production Tool: lên lịch, kế hoạch, hoạt động quản trị như duyệt, tiến độ, báo cáo thường ngày, thường nhật

Ở đây tôi giải thích để cho các bạn trẻ hiểu, tại sao phải có các công cụ Pipeline Tool. Các bạn làm studio nếu đã biết cứ bỏ qua phần này.

Lấy ví dụ một mình đang làm scene Blender.

  • Mở ứng dụng Blender ra, tạo cái con Suzanne, save file đóng lại.
  • Hôm sau mở lên, xóa con khỉ, tạo một cái sphere, tạo thêm ít shader graph, lưu. Đóng lại.

Bây giờ, một tháng sau mở ra, không hiểu tại sao trong file lại là cái sphere chứ không phải con khỉ ?

Như vậy phải chú thích trực tiếp vào file, đổi tên file ? chú thích bằng cách nào mà để mỗi file đều thấy được sự khác biệt, đồng nhất với quá trình làm việc ? làm file hình gắn chú thích lên như blog trong link này hướng dẫn tutorial làm cục đá asset bằng geometry node trong Blender. Mỗi file mỗi làm vầy thì biết bao giờ đủ thời gian ?

click vào hình dẫn đến tutorial làm cục đá asset

Cứ tưởng tượng, với một nhân vật stylize phức tạp hơn trong scene, rất nhiều tài nguyên geometry trên người cùng các bộ phận riêng biệt được tô vẽ, rồi là asset như quần áo túi xách phụ kiện mô hình đều làm bằng Geometry Node, và có một hệ thống shader graph cùng texture và procedural shader graph node hỗ trợ. Mỗi một thay đổi này đều cần nhận biết là tại sao đã có thay đổi đó, để lỡ có gì còn móc ra dùng lại ? giải pháp lưu file 1 file 2 file 3 thì lên tới file 1000 cũng không biết tại sao file 40 có thay đổi gì …

Ngay cả biết cách đặt file name conversion một cách chủ ý cũng khó cứu trong các trường hợp này

file name convernsion là cách chung đặt tên file của một dự án, của các công việc làm đồng bộ để không chỉ bản thân hiểu mà khi người khác đọc cũng hiểu, đặc biệt là lâu ngày lấy ra coi cũng hiểu. Một thói quen không thiếu của mọi công tác làm việc và tổ chức.
Chào mừng tới thế giới quản trị dự án

Tưởng tượng to ra bức tranh lớn hơn, làm cái này nhiều phần mềm, và có nhiều add-on. Các phần mềm đôi khi update lại không chạy file cũ, add-on cũng tương tự, đổi cái máy mới, cài lại mọi thứ, quên luôn cái add-on đã cài là gì, mở ra cái scene cũ nó không chạy nữa.

Chào mừng tới thế giới quản trị dự án, version control, ghi chú trực tiếp lên file làm việc, đánh dấu scene thay đổi, phục hồi scene, phục hồi file đã làm trước đây lên hiện tại.

Và giờ cùng tưởng tượng lớn hơn, làm việc cộng tác cùng với các bạn thành viên, mỗi thay đổi đưa file thì làm ghi chú (note) vào cái file read-me, mỗi version làm một cái read-me, xong đưa qua lại hồi cái file read-me cũng cần được đánh version luôn vì mọi ghi (log) lại của thay đổi (changes) quá phức tạp dần. Và tưởng tượng là team này đông hơn thì sao. Rồi team cần làm dailies (dailies là gì trong sản xuất VFX và Animation) mỗi ngày để cập nhật cho nhau tình hình dự án thì số lượng file khổng lồ này kiểm soát thế nào.

Xong giờ trong team thành một pipeline vfx & animation có thêm những bạn làm audio, những bạn làm kịch bản, đạo diễn, trong kịch bản mong muốn phục hồi video đã biên tập animation những đoạn đã làm trong một scene nào đó của vài tuần trước nhưng vẫn muốn giữ lại một vài scene của hai ngày trước và nếu được cho hai option của sự thay đổi để cùng xem so sánh. Làm sao đây ?

Và nếu như là đang làm việc với khách hàng, cung cấp dịch vụ, liên quan tài chính kiểm duyệt, việc chỉnh sửa chắc chắn là một sự cam kết cho đến lúc hai bên đồng thuật nghiệm thu hợp đồng và nhận phí. Việc chỉnh sửa kéo dài, chỉnh hoài cũng là một sự thật hiển hiện. Đừng mong vào lời hứa đây là lần sửa cuối cùng. Không có tiền, không có tiền là không có kem !

đặt tên file khi nghe khách hàng hứa là sửa cái này final rồi nha em ! 1 tháng sau cũng đang làm trong cái loop final.

[box]Các từ khóa cho ai cần: project tracking, scheduler, shot tracking, shot management, pipeline tool, version control, review tracking, review management và sẽ thường đi kèm với cụm “for creative industry”, “for animation production”, “for game production”.[/box]

Nhiệm Vụ Tìm Một Ứng Dụng Quản Trị File Và Dự Án Qui Mô Nhỏ

Cùng làm rõ là tôi đang không đi tìm một cái enterprise tool (công cụ mô hình cho tập đoàn, cho các tổ chức khổng lồ hay các studio chuyên nghiệp) dùng cho các major studios hoặc làm những dự án cấp hành tinh hay đa quốc gia. Tôi cũng không đi tìm những cái app cloud hoàn toàn để quản lý phát hành sản phẩm, pitching idea, product hay ứng dụng các mô hình framework Agile khổng lồ như kiểu Scaled Agile Framwork SAFe 5 của xưởng phim hoạt hình Walt Disney đã làm phim Frozen 2.

minh họa về file version control rẽ nhánh (branching), click vào hình để đến nội dung giải thích về quá trình làm việc kiểu backlog

Ở mức studio hay team size nhỏ bé, chừng 5~ 10 người, tài chính hạn hẹp, cần phải tập trung vào việc delivery là chính chứ không phải làm cho sản phẩm trở thành masterpiece và vì team tôi đều là những thành viên quen với việc đi làm sáng tạo trong sản xuất dịch vụ nên việc áp dụng framework Agile Scrum vào trong họp hàng ngày với file dailies cập nhật là rất phù hợp.

Tôi cũng hiểu rằng các công cụ này “có thể” cần giúp điều hành quản trị dự án (chứ không phải phục vụ bidding – xem, công cụ bidding ở đây là Curó – tui ko đọc được tên này), lên lịch, có thể giúp tôi kiểm soát được version của comment, của file, của những thay đổi của mọi loại tài liệu có trong dự án và được lưu chứa trong một cấu trúc hạ tầng thư mục có nhiều người cùng hợp tác làm việc, có nhiều role khác nhau chứ không chỉ artist hay dev, ví dụ biên kịch, đạo diễn, audio. Các role này có thể cùng các thao tác kiểm duyệt, vì dùng cho video và hình ảnh nên nếu kiểm duyệt ghi note ngay trên màn hình là quá phù hợp, kèm phân quyền, lựa chọn kiểm soát, rẽ nhánh (branching) có định hướng cho file. Và nếu tool có một cái report rõ ràng thì quá tuyệt vời.

Một số tool có chức năng archive, backup (tức chỉ định các file quan trọng của dự án và backup, archive) chứ không phải mọi thứ, tiết kiệm được lưu trữ, đặc biệt nếu lưu trữ online.

Việc hệ thống tổ chức file rất quan trọng, vì tránh được trùng lắp file, tránh dữ liệu được copy sao chép nhiều lần của một version mà có thể bị đổi tên, hoặc doanh nghiệp của tôi có làm phim quảng cáo sử dụng lưu trữ footage của một dự án quay phim live-action, mỗi footage tính bằng trăm MB đến hàng chục GB này rất chiếm dung lượng lưu trữ khi một set đĩa sau ngày quay được lưu tổng lại có thể vài Tetrabyte, tôi không muốn các bạn editor và các bạn compositor sẽ cùng nhau nhiều lần duplicate nhiều phiên bản để mỗi người làm một việc trên cùng một nội dung.

Tôi cũng hiểu, tool này sẽ chưa thể là một tool universal để quản lý cả việc chi tiêu tài chính cho dự án, Quản lý cấp dự án check in, check out và kiểm soát dailies để trả công là không bao gồm cho dự án. Không nhất thiết phải có business.

Vậy khả năng cao là chỉ có thể dùng Opensource dạng hybrid. Tức có thể đóng phí duy trì. Và có thể sẽ có 2 phần tách biệt:

[box]

  • Pipeline Tool: Version control, File Project Management
  • Product Tool: Project tracking lên lịch, phân quyền, review và comment

[/box]

Một Số Sản Phẩm Có Tiền Là Nên Dùng Ngay Cho Đỡ Nhức Đầu

báo cáo của to-do list giao diện Shotgun (giờ đổi tên là Shotgrid), sản phẩm của Autodesk dành cho các studio lớn nhỏ đủ kiểu nhưng đại đa số là lớn tới rất lớn vì giá trị sản phẩm rất cao.

Những cái khổng lồ dành cho đại gia thì luôn có sẵn hàng tiêu chuẩn luôn là: Shotgrid (trước gọi là Shotgun), FTrack, NIM (công cụ này là cấp studio chuyên business luôn, quản lý tới cả tài chính).

Về file version hiện nay chuyên trị cho thế giới phần mềm, làm video game là GitHub (chuyên code), Perforce (cho làm video game), Plastic SCM (nhỏ hơn Perforce), một người cũ chuyên trị cho các file media từ 3D là Alienbrain (khá đắt đỏ).

Hiện nay các công cụ như Git, Perforce .. đều có thêm nhánh mới là phục vụ thế giới multimedia. Như Perforce có cả công cụ để quản trị cho thế giới sản xuất phim trên virtual production và quản lý cả footage, khả năng mở rộng lên tới cấp đa quốc gia và cũng như có cả cho Unreal Engine, Unity.

Nhu cầu cần pipeline tool và production tool là luôn lớn trong nghành làm phim, vfx, animation và game, các ông lớn cũng liên tục triển khai và thuê mướn cho riêng mình những đội ngũ riêng. Ví dụ như Netflix. Rồi hãy hình dung, tôi đang nói là một nhu cầu rất nhỏ vì dự án của tôi cũng kéo dài tối đa là một năm từ những cụm dự án 1 tháng tới 3 tháng là tối đa. Hãy tưởng tượng những dự án kéo dài 3 năm, rất nhiều phần mềm, công cụ và nhân sự hợp tác, những mô hình như vậy, Autodesk đã tính trước và có những giải pháp riêng cho VFX software pipeline tool ở đây.

Nhu Cầu Chung Cho Pipeline Tool

Cách tôi dùng các ứng dụng quản lý dự án cho VFX & Animation thì cần yêu cầu là:

  • Giao diện sạch đẹp để sáng tạo, gọn gàng đơn giản nhưng hiện đại – kiểu minimalism
  • Một cái pipeline tool phải tập trung vào việc sáng tạo, tạo tác chứ không phải là kỹ thuật
  • Các tool sạch gọn về giao diện, đơn giản dễ hiểu
  • Không mất nhiều thời gian đào tạo team.
  • Tài liệu viết dễ hiểu, có nhiều hình ảnh chụp màn hình cụ thể với version đang dùng
  • Có công cụ pipeline quản lý được folder dự án
  • Nếu có thể khả năng copy triển khai được dạng disk qua disk chứ không cần phải dùng phương án backup/restore database
  • Không bị chi phối bởi một database trung gian, mất database là mất hết
  • Hỗ trợ được cho mô hình chạy dự án Agile Scrum, hỗ trợ Dailies standup
  • Có hỗ trợ version control, tức không cần phải như GIT là so file binary có thay đổi gì, mà đơn giản chỉ cần có thể thấy được version, log changes và xuyên suốt từ phần mềm này qua phần mềm khác (làm dự án không làm trên một phần mềm)
  • Cũng như không thể dùng Git để quản trị file version là vì đại đa số các file phần mềm 3D hay sáng tạo không phải cái nào cũng là file binary để mò vô so trước sau chỉnh sửa, nhiều dạng file là tổ hợp nén của một cấu trúc, hay như file hình HDRI mà mở ra truy xuất binary là tiêu luôn cái file
  • Không bị lệ thuộc phần mềm hay công nghệ
  • Có thể hỗ trợ được shot tracking/shot management, version control của shot, của asset
  • UI có nhiều chức năng label/color
  • Hỗ trợ được cache management cho FX elements, version control

  • Video hỗ trợ gắn comment, vẽ trực tiếp lên đánh dấu, file version control, hiểu được đang làm việc shot nào, dự án nào, có thể so sánh được với history
  • Không cần chat built-in
  • Nếu có gantt chart thì tuyệt vời, calendar, làm cách nào để một team Agile có thể thấy được quá trình sprint nước rút là tốt nhất
  • Kaban tool cho các shot, cho quá trình làm việc
  • Công cụ dùng cho nhiều role trong một studio không chỉ là artist, technical mà còn có đạo diễn, nhà sản xuất, thư ký, kịch bản, … những người không rành công nghệ
  • Nhà nghèo đơn thân, đông vợ đông con nên nếu miễn phí thì quá tốt, sẵn sàng chi tiền cho support nhưng sinh ra để thanh toán tiền hàng tháng (born to pay bill) thì tội nghiệp quá một kiếp người làm phim hoạt hình

Và sau đây là những tool thấy gần nhất với nhu cầu:

LOUPE Của Studio Đang Là Ngôi Sao Trong Giới Blender

Anh em studio hứng thú với việc dùng hẳn Blender triển khai trong sản xuất làm phim hoạt hình, có thể cân nhắc để study về Loupe https://www.tangent-labs.com/
Công cụ này giúp một người có thể hợp tác với nhiều người, quản lý được SHOT và Asset có version control. Sau đó quản lý được TASK, mỗi một asset và scene sẽ có Kaban tool (Trello cho mỗi asset hay scene đó), một cái project management. Và có cả review system (xài CLOUD – ko cài software), vẽ ngay trực tiếp lên video và thumbnail. Có cả remote workflow, và quản lý render với Deadline và các công cụ báo cáo thuộc về dự án.

giao diện Kaban tool của dự án quản lý shot trên công cụ LOUPE

Tôi có thử cho trường hợp của mình, thấy điều kiện chưa phù hợp cụ thể ở đây là, Loupe tốn phí tiềm ẩn lớn, studio chừng 10 người là thấy phí khá cao vì lý do là không phải riêng vấn đề phí trên mỗi seat (15$ 1 người), Loupe sử dụng storage là Amazon. Loupe chỉ dùng đặc biệt riêng cho Blender (bị kẹt vào phần mềm host – Blender, làm sản xuất đâu chỉ có độc mỗi một phần mềm nào). Đánh giá cao phần report của Loupe khá thú vị.

SNOWTRACK File Version Control

Về cơ bản hiện tại đang dùng Jira, Trello là thấy ổn, cần cái Shot tracking, version control. Studio nhỏ nên không cần mô hình tập trung một chỗ hay lỡ kẹt không có internet là cả team ngồi chơi (mà cái này tôi hay bị lắm vì tật là khoái dùng đồ trên cloud, truy cập mọi nơi, kẹt nỗi là cá mập nó tấn công riêng cái đường truyền internet ở đây miết nên đâm ra không chỉ có covid mà còn có cá mập làm khó anh em mạt rệp chúng tôi), tựu chung tôi nhận thấy từ kinh nghiệm của một studio nhỏ, không có một bộ phận hoành tráng về IT (không phải helpdesk cài windows hay sửa network, phần cứng máy tính), rồi software developer, engineering. Thì cụm từ centralize này có nghĩa là khi cần “go guerilla” – tức xé lẽ là kẹt luôn.

Hôm qua có đi hỏi lòng vòng trên internet thì thấy về version control có cái https://www.snowtrack.io/ được giới thiệu khá thú vị. Anh em studio xem qua thử, hoặc có cái nào thú vị hơn thì khoe với mình học hỏi với, cái snow mình ngồi đọc tài liệu thì thấy nó khá phù hợp team size nhỏ, hiện tại đang free và open source, nó ko bị phụ thuộc vào cloud hay centralize, database của nó nằm ngay tại folder dự án luôn, hoặc thích thì dùng database tập trung. Tuy nhiên hiện tại chỉ là lý thuyết, toi là toi chưa dùng, mới ngồi đọc document thoi.

KITSU Phát Triển Bởi CG Wire

Về shot tracker / production management mà trong mind set đã là hướng đến team size nhỏ, project ngắn hạn thì có Kitsu, tốn phí, nhưng về mức độ trưởng thành của tool là thú vị, tài liệu tham khảo ở đây cho anh chị em studio xem: https://kitsu.cg-wire.com/

Tôi đánh giá rất cao Kitsu vì có thể nói không chỉ giao diện sạch, mà bản thân cái lõi nhân của Kitsu rất sẵn sàng cho công tác quản lý, phục vụ cụ thể được mục tiêu “delivery”, không phải là artist focus mà là product focus, rất đúng tinh thần của quản trị dự án, nó giúp cho tất thảy nguồn lực được ổn định, cùng theo dõi thông tin tài nguyên cụ thể rõ ràng mà làm việc được trên nhiều show cùng lúc vẫn ổn, cũng như chức năng tập trung một cách tương đối của Kitsu giúp cho việc asset có thể ở một chỗ và truy xuất đồng loạt.

Bảng giá của Kitsu ở đây: https://www.cg-wire.com/en/pricing.html, tôi có làm việc và hỏi thăm về việc setup on-premise Kitsu thì chi phí khá đắt đỏ cũng như duy trì bảo dưỡng là cả vấn đề. Ngoài ra thì những agency hay ai đã từng làm việc lên lịch dự án, lên lịch marketing cho sản phẩm – scheduler theo dạng file excel thì sẽ thấy Kitsu rất gần gũi.

Kitsu là giải pháp rất hoàn thiện so với những nhu cầu của tôi, có cả scheduler, agile, kaban… cái gì của Kitsu cũng ok hết chỉ có điều tôi không có từng ấy tiền để triển khai thôi. KHOAN !!!! Kitsu là một sản phẩm mã nguồn mở, chạy trên web nên studio hoàn toàn có thể tự triển khai. 5 sao. Pháo hoa nổ độp độp.

Xem tutorial của Kitsu ở đây: https://www.youtube.com/playlist?list=PLp_1gB5ZBHXqnQgZ4TCrAt7smxesaDo29

PRISM Pipeline – Công Cụ Quản Lý Pipeline

Một cái công cụ hoàn toàn miễn phí cho quản lý dự án (folder, file, scene ..), là PRISM, cái này cũng được lọt vào “mắt nâu của tôi” nhưng ngặt nỗi thấy trong diễn đàn của chính Prism, bà con kêu la quá vì team phát triển khá chậm phản hồi, update với phần mềm mới không kịp. Tôi đoán phần cũng là vì do giới artist indie một mình dùng nhiều chứ kiểu studio không có ai mà cứ thấy phần mềm mới ra là dùng ngay, tôi thấy như studio tôi có nhiều phần mềm mất 2 năm ~ 4 năm mới thật sự chuyển qua dùng mới được, production mà, ăn chắc mặc bền, ko hư sửa làm gì.

Ngoài ra thì Prism có tuyên bố, đây là công cụ không nặng về tech, tập trung chính vào artist và tạo tác.

giao diện view project của Prism, rất sạch, dễ dùng, miễn phí, coi được dailies

Tài liệu của Prism ở đây, có support production management, tracking, review, dailies https://prism-pipeline.readthedocs.io/ cái Prism này rất mạnh về việc cộng tác (collaborate) và môi trường làm việc đông người với nhiều role (vai trò) không phải chỉ có artist, như supervisor, đạo diễn, coordinator. Riêng cái món dailies là thấy ăn đứt cho team nào đang ứng dùng quản lý dự án bằng Agile Scrum, mỗi ngày sáng vô là supervisor hay đạo diễn, producer, art lead, creative lead cứ mở cái folder dailies ra là có hàng sẵn. Không có thì coi lại ăn ở.

Có cái là Prism cài một dạng add-on/plugin vào phần mềm tham gia trong pipeline để có thể kiểm soát thay vì save file, mở file, clone file bằng chức năng của phần mềm thì dùng plugin này làm nó mới ăn vào cái pipeline tool, điều này cũng chính là khuyết điểm, tựu như cái Linux distro cài không được driver hay trục trặc gì đó thì plugin này sẽ không chạy, trên windows nếu phần mềm update có khả năng plugin này không dùng được. (Như vào trong diễn đàn sẽ thấy có người đang hỏi là Redshift sao không triển khai được, hay hiện tại Blender 2.93 không hỗ trợ và không thấy ai trả lời)

Prism có một cái rất chú ý khác với các ứng dụng khác, đó là sự đồng nhất cho dự án, thường khi dùng dự án chung, các phần mềm thêm, các script, các tool không có sẵn trong phần mềm chính là phải được share đồng nhất với tất cả team. Prism có chức năng quản lý ở cấp plugin. Mã nguồn mở, triển khai được ở premise, có kết hợp luôn với Pandora là cái render farm management của cùng team này. Miễn Phí. Lại một cái nữa 5 sao nhưng không có Project scheduler tracking nên cho giật lại một sao. 4 sao. Vỗ tay.

Giải pháp: bản thân Prism không có công cụ Project Tracking, hiện tại tôi dùng Trello và Jira để đỡ phải dùng file Excel, tuy nhiên phần lớn (mà có thể là 100%) vendor của tôi và các khách hàng của tôi thì đều dùng file Excel. Ở đây cái trang Kitsu có để sẵn một loạt template sẵn cho anh chị em nào hứng thú với việc dùng file excel để quản lý dự án: https://www.cg-wire.com/en/spreadsheets.html , 13 năm trước tôi hay dùng kiểu file Excel chung với các source version control, tức là Github, Bitbucket, thì về cơ bản là đã có một cái quản lý dự án lưu theo version, có history, có comment, có notation, có so được conflict luôn giữa mỗi thay đổi và mỗi file check in / check out, share file cộng tác được nhiều người.

Kabaret

Một công cụ mà tôi chưa thử, nhưng nhìn chung là Open Source, miễn phí, tự setup. Giao diện tối chữ nhỏ, qui trình chuyên nghiệp rất hung hiểm và nhóm tác giả đã sẵn sàng cho mọi tích hợp với cả tool thương mại như Shotgun. Tôi nhìn vào thấy có vẻ đây là một cái tool của các TD tạo ra và đã có rất nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực quản trị dự án VFX & Animation, tool hoạt động rất sâu rộng.

Tool này tuyên bố là sự kết hợp của cả pipeline tool production tools. Vô cùng mở muốn làm gì làm, chỉnh sửa thay đổi gì thoái mái. Đã dùng trong sản xuất hơn 2 năm.

Liên kết: https://www.kabaretstudio.com/

Lời giới thiệu của tool

[box]Kabaret is a Free and Open Source VFX/Animation Studio Framework.

It is made for TDs and Scripters involved in Production Tracking, Asset Management, Workflow and Pipelines used by Production Managers and CG Artists.[/box]

Đây là tool của studio Supamonks

Để hôm nào tôi mò mẫm xem sao.

Linh Tinh

  • Ở các nước gia công chuyên nghiệp như Ấn Độ còn có công cụ là VANI Software Production Tracking System.
  • Ở Pháp có Gouti là một doanh nghiệp bán giải pháp và tư vấn về quản lý các dự án VFX & Animation, họ sẽ setup giải pháp phần mềm lên hệ thống on-premise của doanh nghiệp nhu cầu, đào tạo doanh nghiệp sử dụng https://www.gouti.net/en/story
  • Về mặt phần mềm production tool quản lý dự án chung không kể nghành nghề thì có wiki một list sẵn ở đây
  • Các sản phẩm production tool dạng Open Source không kể nghành nghề có ở đây.
  • Trên Github rãi rác có các dự án dở dang đang làm và bỏ ngang hoặc rất ít khi cập nhật. Đó cũng là nguy hiểm của phần mềm mã nguồn mở khi một ngày đang dùng ngon thì team đóng không làm, rốt cuộc nếu có tiền thì bỏ vào tự duy trì và phát triển một team chuyên về kỹ thuật, hạ tầng mạng, kỹ sư phần mềm.
  • Nhiều sản phẩm do phục vụ đặc thù, chỉ chạy và setup trên môi trường Linux, đặc điểm của công việc tôi không cho phép chuyển hẳn sang Linux, như trường hợp dùng Unreal Engine để làm phim.
  • Frame.io tốn kém nhưng xài rất thich, tựu chung cứ lên cloud là sẽ tốn rất khủng, đến cả các công ty lớn đùng nghe tới Cloud Service là còn phải tính đi tính lại vì sức scale mở rộng của những công ty làm VFX, Animation, Game có digital asset là rất dễ dàng từ 0 lên khổng lồ. Tới Pixar còn không chịu nỗi Cloud. Vẫn đang on-premise mà thôi, thiếu thì cứ mua thêm phần cứng quăng vô.
  • Một công cụ quản lý dự án và sản xuất video yamdu.com, nhanh, giao diện đẹp, chạy trên mobile, tự đóng watermark lên các phiên bản khi release (tốn phí cao), plan thấp nhất chỉ có 1Gb cho 30$ được 5 người dùng, tức chứa trên cloud
  • Một công cụ của vương quốc Anh chuyên trị quản trị dự án cho nghành phim và truyền hình setkeeper.com/uk/
  • Công cụ quản lý dự án, tasking, lịch trình, kế hoạch từ ý tưởng, tới phát hành và giám sát sản xuất, có vfx, có animation, có marketing và dành cho cả xây dựng (???!!) erebrohq.com cloud base luôn, cái gì cloud base là hơi quan ngại ngay, vì do startup hay doanh nghiệp nhỏ làm sao trả nổi tiền cho việc dữ liệu tăng liên tục ?
  • Công cụ chỉ quản trị nội dung số cho nghành làm phim và truyền hình phraseanet.com, đồ chuyên nghiệp
  • Quản lý Render farm có rất nhiều tool free và hỗ trợ nhiều phần mềm, hoặc máy ít thì dùng Deadline Manager có 10 máy free và phần mềm chuyên nghiệp. List phần mềm hỗ trợ lớn, vừa là render farm vừa là simulation farm mà cũng là computational farm cho tính toán AI, hỗ trợ cả CPU và GPU, chỉ định cụ thể được task và concurrent cho máy nào chạy bao nhiêu CPU hoặc số lượng GPU trên một máy, hoặc một task.
  • squidnetsoftware render farm GPU, free license, giới hạn tùm lum.
  • Render farm open source software  – coi document để biết có phần mềm nào hỗ trợ, còn có OpenCue, CGRU, Flamenco.io, Pandora (cùng hãng với pipeline tool Prism), Crowd Render.

Kết Luận

Sau nhiều năm có dùng những sản phẩm vừa là file project management và production tracking. Tôi có giải pháp vừa phù hợp cho cả ngoài và trong (nội bộ, khách hàng).

Trước đây tôi đã từng setup là Redmine, công cụ này rất open, muốn chuyển nó thành cái gì cũng được, nghành nào cũng được nhưng kẹt cái là cần có software engineer liên tục R&D, nói là mã nguồn mở miễn phí chứ cũng là thú tiêu khiển đắt tiền trong quản trị, vừa chi phí storage, vừa chi phí IT quản trị vừa chi phí thuê software engineer mở rộng chức năng. Mà thật ra tôi thấy dùng mã nguồn mở thì đằng nào cũng tốn chi phí cho phần này. Tôi thường thuê hẳn một công ty để giải quyết vấn đề.

Về đặc điểm setup có database tập trung và không có database tập trung rất quan trọng cho dự án của các công ty dạng startup, nhóm nhỏ, dự án ngắn hạn. Lý do là không có database tập trung khi chuyển đổi, thay đổi vị trí lưu trữ, backup, archive sẽ không phức tạp, ngay cả chạy các hoạt động tự đông đồng bộ với bản sao backup, snapshot. Đặc biệt là vấn đề rất lớn, sau nhiều năm hay một thời gian dài, hệ thống của doanh nghiệp đã thay đổi nhiều. Việc dùng database tập trung sẽ là một trở ngại nếu như không thể setup lại hệ thống tương tự như trước đó cho bản sao cần restore lại, nói chung chỗ này rất phức tạp, tôi kinh nghiệm rất nhiều lần. 

Gần đây tôi có thử Kitsu, khoảng năm 2019, tôi vừa mới thử chạy lại cái service cho các bạn vào tham quan tôi có làm vài dự án bé bé trên đó, nhưng tiếc là cái distro CentOs cần update, chưa kể vài service nó không chạy nên Kitsu nó ko start, tôi lười quá nên thôi, Kitsu này dùng thích mắt lắm. Lần đó tôi không dùng vì phải training cho các bạn ở cty, thời gian lúc này không có, tôi đang làm một dự án trên Unreal Engine hơi lũng cũng không được suôn sẻ. (cách cài đặt Kitsu cho riêng mình ở đây)

nếu dùng Agile thì phần task công việc đầu vào (backlog) một khi đã vào guồng Sprint sẽ không thể thay đổi, mà làm vậy thì tôi thấy các khách hàng sẽ sẵn sàng sự kiên nhẫn để chờ coi thay đổi sau 1 tuần hoặc 2 tuần

Prism thì tôi có dùng gần đây, hồi đầu năm, rất ok, nhưng có vài cái bug rất khó chịu, nhất là lúc update phần mềm. Tôi nhận thấy thì diễn đàn forum họ trả lời hay cải thiện update cũng chậm, họ đang ra cái Prism 2, tôi nghĩ là sẽ có nhiều cái thú vị vì chắc đang dồn lực vào cái đó. Pipeline tool này tôi đánh giá không tốn đồng nào mà dùng rất ok. Đặc biệt nếu nhóm chỉ có vài 3 người, team size dưới 10 người là rất phù hợp, nó không có đi kèm production tracking tool như lên lịch, rồi công cụ review đánh dấu này nọ như Kitsu nên các bạn phải tự làm cái này bằng 2 3 tool khác, thủ công.

Một điểm nữa là khác với công cụ File Version control Git, Bitbucket, .. cho coder, software, các file media version, sẽ không lưu dưới dạng binary nên trữ lượng file lưu trữ sẽ càng ngày phình khá lớn, nhưng được cái là không bị duplicate nội dung trừ phi file không bị đổi tên.

mô hình làm việc Agile được cái là cho tất thảy mọi người cùng làm như nhau, tự quyết định thành viên và đầu việc, không phân cấp chỉ có mục tiêu hoàn thành việc. Việc gánh team cũng sẽ không còn, xóa bỏ được vì team tự quyết định đồng đội chứ không phải cấp trên. Tuy nhiên nếu lãnh đạo là người định hướng, kiếm cơm, phát triển tăng trưởng và nguồn lực của một doanh nghiệp cũng tham gia vào đẩy chung cái guồng quay thì cuối cùng sẽ không có ai kiếm thêm những cổ xe, và kiếm thêm người đây xe trong tương lai.

Những dạng công cụ này nói chung về lâu dài vẫn nên có phía Tech hỗ trợ như là viết phần mềm, quản trị hệ thống, nhìn vậy chứ cài vào chạy lâu ngày như tôi dùng Redmine 4 5 năm là cuối cùng cũng phải thuê công ty vào để chỉnh sửa theo ý và rất nhiều hàng loạt khó khăn xảy ra nhất là database đã có dữ liệu chồng chồng lớp lớp. Đó cũng chính là chi phí tiềm ẩn phát sinh lớn chưa kể về mặt đào tào nhân lực sử dụng và thay đổi pipeline/workflow sản xuất để phù hợp tool, rồi train cho vendor cùng làm nếu dự án chung.

Đặc điểm chỗ tôi là tập trung vào tạo tác, sáng tạo cùng với team và đối tác đồng đội, nên việc quản lý qua nhiều lớp lang cũng không phải là sự thú vị, nó cũng dễ làm chậm tiến trình delivery, do đó đôi lúc tôi cũng phải chủ động né mấy cái kỹ thuật hoàn toàn khỏi việc dự án đang tiến hành mà chỉ có là kỹ thuật trong quá trình tạo tác.

Cũng bao gồm luôn việc ứng dụng Agile, đôi lúc tôi vẫn phải thực hiện công tác framework Waterfall, vì để cho một cái phim nó hay, nó ok thì tôi không thể nào thúc đít mọi thứ sáng tạo làm cho lấy được. Kiểu của Agile là kiểu làm cho lấy được, chỉ phù hợp sản xuất liền tay, thay đổi cải tiến liên tục sau khi có kết quả của hoàn toàn qua một đợt các sprint, bản thân Agile cũng là một dạng tốn kém về chi phí và khó đoán so với framework Waterfall.

Về công cụ thì người dùng vẫn là con người, mà cái kiểu mô hình các công ty làm phim 3D kiến trúc, sản xuất VFX, phim điện ảnh, làm phim hoạt hình, sản xuất show quảng cáo như TVC, web drama thì đều chung một thứ nguồn lực chính là Human Capital chứ thật ra cũng không dựa hoàn toàn vào máy móc, máy móc thì 2-3 năm sau khi đầu tư cũng chỉ là khói về mặt giấy tờ sau khi khấu hao, tài sản của công ty nếu chỉ là một doanh nghiệp cung cấp dịch vụ, gia công thì thực tế sẽ không có tài sản riêng hữu hình, vô hình mà cuối cùng cũng chỉ còn lại tại sản là con người, làm tự do sáng tạo và kiến tạo nội dung riêng thì có thêm tài sản thêm là intellectual property, nhưng cái này thì còn phải định giá mới biết có giá trị hay không.

Ở doanh nghiệp tôi thường thì các bạn trẻ cũng không quá thụ động trong việc thay đổi hay sử dụng công cụ mà tôi yêu cầu, tuy nhiên để áp dụng cái mới sẽ luôn cần thời gian, chưa kể sự khán cự của tầng lớp lớn tuổi hơn cũng cao khi bị yêu cầu thay đổi. Cơ bản thì việc ứng dụng này là tự phía những người sáng lập, quản lý phải chủ động, rồi cần thời gian để cho team hòa nhập.

Post Author: Vu Pham