Trung Quốc đẩy nhanh quá trình đô thị hoá để hình thành các đô thị như thế nào?

Thông thường đối với một boomtown thì sẽ trải qua nhiều giai đoạn tăng trưởng ở nhiều mặt khác nhau. Như ở Trung Quốc, boomtown mọc lên như nấm dẫn đến tốc độ chóng mặt của quá trình đô thị hoá. Tất cả là do mục đích muốn đô thị xuất hiện ở mọi nơi tại Trung Quốc. Đặc biệt là Chính quyền mong muốn và tạo điều kiện để 250 triệu dân nông thôn còn lại trở thành cư dân thành phố trong vòng khoảng 10 năm nữa. Bên cạnh đó, việc chuyển đổi những nông trại và xóm làng cũ thành các thành phố có vẻ nhanh.

Lấy Thành phố Thâm Quyến làm ví dụ. Đây được xem là khu kinh tế đầu tiên của Trung Quốc do là nơi được khuyến khích đầu tư bởi Chính quyền với các nguồn vốn đầu tư trong và ngoài nước của tập thể lẫn cá nhân. Vào năm 1980, nơi đây vạch ra một kế hoạch sẽ biến vùng quê thanh bình nằm cạnh Hồng Kông với khoảng 30,000 người này thành một siêu đô thị giàu mạnh với dân số gần 11 triệu người trong khoảng thời gian không quá 40 năm.

“Chính quyền đã tích cực lên kế hoạch mở rộng và triển khai quá trình đô thị hoá trong thời gian 20 đến 30 năm rồi. Quá trình đô thị hoá đã diễn ra rất nhanh và Trung Quốc đã có hơn 650 thành phố trên cả nước. Mặt tích cực có thể thấy ở đây là người thôn  quê không chỉ được làm những công việc ổn hơn, hưởng chế độ giáo dục và các điều kiện khác tốt hơn mà các vùng nông thôn sẽ có lợi khi biến thành những thành phố nhỏ.” Trưởng ban nghiên cứu của CBRE tại Trung Quốc nói.

 “Trung Quốc có hơn 650 thành phố lớn nhỏ trên khắp cả nước do quá trình đô thị hoá diễn ra rất nhanh.Trung Quốc đặt ra mục tiêu cho đến năm 2020 sẽ có khoảng 60% dân số cả nước sống ở thành thị.
Ảnh chụp bởi Kai M. Caemmerer

Megacity là các siêu đô thị với khoảng hơn 10 triệu người và Trung Quốc có xấp xỉ 15 Megacity gồm các trung tâm nổi tiếng như Bắc Kinh, Quảng Châu và Thượng Hải, đô thị đông nhất có khoảng 24 triệu người. Có khoảng 102 thành phố hơn 1 triệu dân và có dự báo rằng các thành phố cán mốc 1 triệu dân sẽ sớm xuất hiện thêm. Trung Quốc đặt mục tiêu sẽ đô thị hoá được 60% lãnh thổ vào năm 2020 và World Bank dự đoán rằng nếu không có gì thay đổi thì khoảng 70% dân số (khoảng 1 tỷ người) sẽ sống trong các thành phố vào năm 2030.

Việc cam kết những khoản như là công việc ổn định hay chính sách phúc lợi tốt để khuyến khích được những người dân nông thôn đồng ý chuyển lên thành thị sinh sống mới là vấn đề, còn việc kiếm vốn xây dựng nên các khu đô thị trong thời gian ngắn chưa bao giờ là khó với Trung Quốc.

“Nếu một thành phố mới hình thành nằm cạnh một thành phố có thâm niên lâu hơn thì cũng dễ hiểu cho việc người dân sẽ chuyển đến thành phố vệ tinh mới hình thành để sinh sống. Nhưng nếu thành phố mới nằm độc lập không cạnh thành phố nào khác, thì vấn đề lớn nhất sẽ là thiếu việc làm. Vấn đề của những thành phố mới xuất phát từ tình hình phát triển công nghiệp nơi mà nó xuất hiện”. Nhà kinh tế học kiêm cố vấn cho CBRE Econometric Jing Ren giải thích.

Trong những báo cáo gần đây về việc các thành phố mới thưa người sinh sống đã tạo nên một sự ngạc nhiên đặc biệt vì điều kiện ở nơi đây rất tốt với những căn hộ và cao ốc cao cấp. Ví dự như Ordos, địa cấp thị của Trung Quốc nhưng là thành phố do Mông Cổ tự trị có chỉ có khoảng 2 triệu dân sinh sống trên một vùng nông thôn rộng lớn. Kangbashi là nơi gần đây được đưa vào kế hoạch phát triển, đây là quận trung tâm của Ordos được lập vào năm 2003 với kế hoạch sẽ tập trung được 1 triệu người sinh sống. Mặc dù có xuất phát điểm khá khó khăn do vị trí địa lý giống như cách biệt với các thành phố khác, giờ đây thì nơi này đã trở thành một quận trung tâm giàu có với khoảng 100,000 thường trú nhân chuyển đến từ nơi khác.

Việc cam kết những khoản như là công việc ổn định hay chính sách phúc lợi tốt để khuyến khích
được những người dân nông thôn đồng ýchuyển lên thành thị sinh sống mới là vấn đề,
còn việc kiếm vốn xây dựng nên các khu đô thị trong thời gian ngắn chưa bao giờ là khó với Trung Quốc.
Ảnh chụp bởi Kai M. Caemmerer.

Đa phần những lao động nông thôn cùng sống tại một làng đều có nhiều khó khăn phải giải quyết khiến họ cân nhắc việc chuyển lên thành thị mặc cho sự cam kết của Chính quyền về một cuộc sống sung túc cùng với điều kiện tốt hơn là rất hấp dẫn.

“Những lao động nông thôn lo rằng liệu họ có dễ dàng có một công việc ưng ý tại thành phố. Việc làm quen với các ngành công nghiệp mới toanh này với những người vốn đã quen việc làm nông thì quả là khó khăn với họ. Đó chính là mối lo ngại lớn nhất khiên họ e dè việc thay đổi. Tuy nhiên bù lại thì những đứa con của họ khi sinh ra tại các khu đô thị sẽ có hộ khẩu tại đây và nhận được thêm nhiều quyền lợi khác”. Chuyên viên nghiên cứu và phân tích của CBRE Economic Advisors Christina Tong giải thích về các vấn đề vướng mắc của lao động nông thôn.

Dân cư tiếp tục di chuyển từ nông thôn lên thành thị
nhằm kiếm một công việc tốt và kiếm được nhiều tiền hơn.”

Xie nói: “Mọi người và đặc biệt là nhân lực trẻ tuổi ở nông thôn đua nhau về các thành phố để kiếm tiền với hy vọng mang lại cuộc sống ổn định cho người nhà ở quê. Sau nhiều năm lăn lộn ở thành phố, những nhân lực trẻ tuổi này sẽ có thể đem những gì mình đã làm, đã trải nghiệm ở thành phố về lại quê hương và bắt đầu xây dựng sự nghiệp riêng cho mình. Tất cả điều này đều theo một quy trình”.

Post Author: Tu Vo