Alvise Avati – Animator Chuyên Nghiệp, Giảng Viên Ở Animation Mentor, Diễn King Kong, Guardians of the Galaxy Vol. 2

Alvise Avati chia sẻ về công việc phim Vệ Binh Thiên Hà phần 2 (Guardians of the Galaxy Vol. 2) và những góp ý thiết yếu với animation sinh vật dành cho sinh viên

Biên dịch từ nguồn Animation Mentor

Ngày 20, Tháng 03, năm 2017

[quote title=”Đội Ngũ Animation Mentor”]Ở tuổi 32, Alvise Avati đã quyết định đổi nghề và trở thành một animator. Hiện nay hồ sơ việc làm của anh ta đã dày lên bởi những phim như Guardians of the Galaxy Vol. 2, Star Wars: The Force Awakens, Avatar, và King Kong. Tìm hiểu thêm qua hành trình đặc biệt dẫn dắt bởi Alvise và những mách nước vĩ đại dành riêng cho kỹ năng diễn sinh vật trên phim điện ảnh ![/quote]

Animation Mentor (AM)

Dường anh có con đường sự nghiệp hơi khác so với các animator thông thường. Có thể cho chúng tôi biết anh đã làm gì trước đây và vì sao chọn animation làm sự nghiệp của mình ?

Alvise Avati

Khoảng năm 1990 phần mềm làm 3D animation đầu tiên được thiết kế cho máy tính là 3D Studio 1.0 của Autodesk, lúc đó mình 19 tuổi. Tốt nghiệp Kiến Trúc Sư tại Roma Ý qua trường Liceo Artistico Donatello, cũng thời gian đó mình có thử nghiệm với ngành vẽ truyện tranh. Lúc đó muốn làm họa sỹ truyện tranh.

Cho đến lúc thấy phim ngắn trên truyền hình của Pixar là TV-Luxo Jr. và một vài video khác từ PDI rồi của Rythm & Hues, mình quyết định đồ họa máy tính sẽ là ngành nghề tương lai của chính bản thân. Thật ra mình không hề nghĩ đến việc trở thành 1 animator, chỉ là mình muốn tạo ra các hình ảnh chuyển động để tự kể câu truyện riêng của mình.

https://www.youtube.com/watch?v=6G3O60o5U7w

Nhờ có ba mẹ mua cho máy tín, nên đã học được 3D Studio 1.0 từ Autodesk. Khoảng 1 năm sau đó thì nhận công việc đầu tiên là một họa sỹ đồ họa máy tính chung chung (generalist), nghĩa là cái gì cũng làm 1 chút, từ làm mô hình khối (modeling) tới làm vật liệu (texturing), làm ánh sáng (lighting), kết xuất hình ảnh (rendering), và dĩ nhiên 1 tí diễn xuất (animation)

Có thể nói nền tảng mỹ thuật chính việc mình học mỹ thuật hội họa ở cao đẳng và tại đại học, nó đã hoàn toàn giúp mình có việc làm mà tại thời điểm đó, tất cả các họa sỹ khác họ chính là các tín đồ công nghệ nhiều hơn là trang bị kỹ năng thẫm mỹ.

Anh đã làm rất nhiều phim điện ảnh vĩ đại như The Force Awakens, The Avengers: Age of Ultron, Avatar, và rất nhiều nữa ! thử thách nào lớn nhất trong các phim đó và anh rút ra được gì ?

Avatar có một số phân đoạn nhỏ mà mình làm blocking khi lúc đó còn làm việc ở Weta Digital, đó chính là thử thách. Phân đoạn đó cho coi Neytiri (nữ chính màu xanh như xì trum) cưỡi Thanator (con báo đen kêu như chim trũy), cưỡi con báo đen, và đánh nhau với hàng loạt các lính lác robot mặc áo giáp sắt.

Lý do thử thách:
Đó là các phân đoạn dài. Thanator có tới 6 chân, rất khó để đạt được sự tự nhiên khi phải xử lý tính phức tạp trong diễn xuất mà làm cho người ta có cảm giác thật (believable)
Làm việc với James Cameron luôn rất áp lực (cười toe)

Điều mà thấy được rõ là để có thể xử lý đúng đắn các loại 4 chân hay 6 chân trong trường hợp này, cần phải tìm hiểu và tham khảo rất nhiều, mình nói là “siêu nhiều” tham khảo. Nếu như giờ mà cần phải diễn lại phân đoạn đó, mình sẽ tốn thời gian nhiều hơn nữa để tìm các tham khảo về thú vật trước khi thật sự động vào việc diễn xuất.

https://vimeo.com/151772112

Cũng như mình rút ra được rằng các đạo diễn khi họ nhìn vào các phân đoạn diễn xuất animation, đặc biệt khi lần đầu tiên họ xem, họ sẽ quan sát nó rất tổng thể. Họ hoàn toàn không hề cảm thấy ấn tượng vì một shot đơn lẽ. Họ quan sát nó rất tổng quát để tìm hiểu nếu thật sự phân đoạn đó có mang được thông điệp cần kể không. Các animator thông thường hay sa đà vào chi tiết mà bỏ qua toàn cảnh, đôi khi chỉ vì chi tiết diễn xuất của cử chỉ, những hành động tiểu tiết, hoặc 1 tư thế đơn lẽ. Những chi tiết đó rất quan trọng nhưng chỉ sau khi mọi thứ khác đã hoàn thiện. Đầu tiên phải là tổng thể sau đó mới nói chuyện chi tiết.

Tuy nhiên, sau cùng thì những phân đoạn mình làm trong Avatar đã không sử dụng trong phim điện ảnh, đạo diễn Cameron đã quyết định bất ngờ, khác hoàn toàn. Chuyện đó dĩ nhiên là bình thường, vì những phân đoạn bạn làm nó là một phần của tổng thể.

Thành phần công việc anh đóng góp trong Guardians of the Galaxy Vol. 2 và thú vị nhất là gì ?

Vai trò là chỉ huy phân đoạn đầu tiên của phim. Cũng không biết nói gì nhiều, nhưng có thể nói nó rất khác biệt so với những gì mọi người thấy trên phim, đặc biệt là cảnh mở đâu.

Rất tự hào với những gì mình đã tham gia, chắc chắn khán giả mê nó. Một trong những lão đại của Animation Mentor là Arslan Elver, là giám chế sản xuất animation tại Framestore London, phải nói là anh ta vi diệu.

https://youtu.be/qx-jzvAeyew

Mình làm khoảng 576 shot, bao gồm cả những nhân vật chính: Rocket, Baby Groot, các con quái vật, những tay đóng thế số hóa, và còn nhiều nữa. Đó là những cảnh khó nhất và kỳ vĩ nhất mình từng tham gia. Một phần nữa trong công việc của chỉ huy có nghĩa là mình cần phải ra tay giúp đỡ trên từng shot của những đồng đội khác và xem những vấn đề gì liên quan các shot mà ngay chính mình cũng bị động đến mức không có đủ thời gian để làm shot của mình. Rất nhiều thời gian đến thật sớm vào buổi sáng để làm hoặc ở lại trễ về đêm chỉ để làm cho xong những shot của mình.

[quote]Các animator thông thường hay sa đà vào chi tiết mà bỏ qua toàn cảnh, đôi khi chỉ vì chi tiết diễn xuất của cử chỉ, những hành động tiểu tiết, hoặc 1 tư thế đơn lẽ. Những chi tiết đó rất quan trọng nhưng chỉ sau khi mọi thứ khác đã hoàn thiện. Đầu tiên phải là tổng thể sau đó mới nói chuyện chi tiết.[/quote]

Thầy bạn là ai về animation ? ai đã đã ảnh hưởng đến bạn trong ngành nghề

Thật ra, không may mắn như thế, không ai đã thật sự là người hướng dẫn của mình vì không có trường dạy animation nào ở Ý vào thời điểm 1990. Mình tự học ở nhà.

Thầy thật sự đầu tiên của mình là Atsushi Sato khi mình làm ở Weta Digital, lúc đó đang làm phim điện ảnh King Kong của Peter Jackson. Đó là lần đầu tiên mình là animator chuyên nghiệp ở tuổi 33. Atsushi Sato hướng dẫn rất nhiều, dạy những thứ về cơ chế cơ thể và những điều tối quan trọng không có trong sách.

https://vimeo.com/151772112

Cách hay nhất để học animation chính là diễn thử một đoạn animation, và để cho các tay lão làng chỉ cho bạn chỗ nào, tại sao, và làm sao để chỉnh sửa animation đó. Điều đó nó hợp lý với mình, đó là cách mình dạy cho các em sinh viên ở AM. Mình cố gắng giải thích tất cả những thứ đã không hiệu quả trước khi hướng dẫn cách chỉnh sửa (cho thất bại trước để trãi nghiệm). Nếu như thật sự sinh viên hiểu được cách cơ chế hoạt động của cơ thể, nó sẽ rất dễ để hiểu các video tham khảo và hiểu cơ thể sẽ di chuyển thế nào. Đó là cách họ đã tiến bộ.

Anh thấy sao về sự khác biệt độc đáo của diễn xuất sinh vật ? Điều gì animator cần biết để làm việc được vớ sinh vật hay động vật ?

Animation sinh vật có nghĩ là sử dụng rất nhiều những kỹ thuật animation ở phần tổng. Có thể là chuyển động thực (photorealistic) như cọp xinh trong Life of Pi hoặc con quái ngoài hành tinh cao 6 tầng nhà thiêu hủy Tokyo, như Kaiju trong phim Paricifci Rim. Cách nào đi nữa, anh cần trang bị tốt kỹ năng cơ chế cơ thể (body mechanics) để làm xuất sắc.

Sự khác biệt chỉnh là những điểm duy biệt do chính animator tạo ra trong chi tiết, chỉ những nét tinh tế nhất khi hoàn thiện công việc ở bước cuối cùng để làm cho shot tốt hơn, đặc biệt và độc đáo. Những nét chi tiết điểm xuyến đó và những nét thêm thắt tinh tế sẽ tạo ra sự khác biệt giữa một shot ổn và một shot vi diệu.

Đó chính là cách ứng biến trong công việc để tạo ra sự ảo diệu, nó chỉ có khi đi kèm thời gian và trãi nghiệm. Dĩ nhiên đó không phải là thứ thông thường thì nó mới là đặc biệt! (cười)

Anh có thể cho xin lời khuyên dành cho sinh viên khi đưa các đoạn animation sinh vật vào trong demo reel của họ ? những kỹ năng cần để ý là gì ?

Cơ chế cơ thể (Body mechanics) là thứ quan trọng sống còn trong diễn animation sinh vật. Cơ chế cơ thể phải cho thấy 99.99% chân thực, còn không sẽ cảm thấy rất phân tâm, khán giả sẽ nhận ra ! nhưng đó chỉ là 1 phần trong công việc diễn animation sinh vật, các thứ khác cũng phải làm rõ ra như sự thú vị, giải trí và ấn tượng.

[quote]Bài học chính mình học được để diễn 4 chân (quadrupeds) hay 6 chân (hexapods) trong trường hợp này là phải quan sát và tìm hiểu rất nhiều, coi thêm thật nhiều các tham khảo động vật[/quote]

Lời khuyên là dành thời gian thật nhiều cho cơ chế cơ thể (body mechanics) nhưng cũng phải quan tâm đến việc diễn xuất (nghệ thuật diễn xuất như kịch, điện ảnh, sân khấu). Có thể bạn diễn một cách chính xác về kỹ thuật con sư tử nhảy lên vách đá ở mọi tứ thế, những thật ra chỉ vài trong số đó coi được về mặt diễn xuất, cần phải thấy rằng chuyển động phải làm rõ so với các cái khác để khi cho khán giả coi nó phải là shot tối thượng.




Post Author: Vu Pham