Channel – Kênh Màu Của Hình Là Gì ?

Channel – Kênh Màu

Mỗi một hình ảnh có chứa số màu như RGB có chứa 3 màu, đại diện là mỗi 1 channel chứa một màu, channel màu đỏ R (RED), màu xanh lá G (Green), màu xanh dương B (Blue). Mỗi một channel chứa các pixel mô tả độ sâu màu, hay độ giàu màu sắc của màu đó.

Nếu hình ảnh đó có chứa thêm channel (kênh) Alpha thì gọi là RGBA, chữ A cuối cùng hiểu là Alpha, là một channel.

hình ảnh RGB này chứa 3 màu Red, Green, Blue, mỗi màu là một channel – kênh màu

Mỗi một hình ảnh có thể chứa nhiều hơn 3 4 channel, tùy vào format file (phần mở rộng) sẽ được định dạng để chứa được nhiều channel. Lúc này gọi là Multi Channel Image.

Hình ảnh có dung lượng lớn hay nhỏ phụ thuộc vào số kênh màu, dữ liệu độ sâu màu, độ phân giải. Hình ảnh chất lượng càng cao, độ sâu màu càng lớn, dung lượng mỗi file hình luôn lớn, cần nhiều dung lượng lưu trữ và đôi lúc cần phần mềm hay phần cứng riêng để truy xuất.

Độ Sâu Màu

Mỗi channel này có số bit dữ liệu trên một pixel, đại diện cho khả năng lưu trữ độ giàu màu sắc của mỗi một pixel (hay còn được biết là độ sâu màu), bit data càng lớn thì độ giàu màu sắc càng nhiều và được coi là hình ảnh chất lượng cao. Giá trị Bit thông thường thấp nhất là 8 bit cho mỗi pixel có trong một kênh, và tổng chung hình ảnh RGB = 3 x 8 = 24 bit. Thường được lưu với định dạng JPG. Bit data dạng chung này thường được chia sẻ trên không gian mạng vì nó tiết kiệm dung lượng, ít băng thông cần để truyền gửi mỗi file, cũng tương tự khi I/O (input / output) của các phần mềm đọc từ ổ cứng.

Khi nghe nói về hình ảnh CGI, 1 frame hình footage có 10bit, 16bit, 32bit, có nghĩa là đang nói đến các định dạng hình trong sản xuất hình ảnh, phim ảnh, kỹ xảo & animation nói chung cần độ phân giải, chất lượng màu sắc trung thực nhất. Đây là số bit có trên mỗi kênh channel chứ không phải là số bit nhân cho số kênh tổng có.

Ví dụ hình RGB 10 bit nghĩa là hình ảnh này có tới 30 bit màu trên mỗi 1 pixel (R 10bit, G 10bit, B 10bit= 30 bit, trao đổi thì nói là hình 10 bit), độ sâu màu sắc rất lớn và không phải thiết bị nào cũng hiển thị được, cần những phần cứng thật sự có khả năng trưng dụng độ sâu màu sắc này mới hiển thị đầy đủ. Các phần mềm hậu kỳ thường làm với dạng dữ liệu này để bảo toàn độ sâu màu sắc xuyên suốt quá trình sản xuất. Thường sẽ được chứa thông qua file EXR nếu là CGI render, nếu là live footage sẽ tùy thuộc vào khả năng của máy quay, format tiêu chuẩn do nhà sản xuất đưa ra. Thường dễ nhận biết nhất hình 8bit mỗi kênh và 10 bit mỗi kênh là độ mượt mà chuyển của các màu .

hình ảnh so sánh độ chuyển mượt mà của ảnh dãi màu 8 bit và 10 bit trên mỗi kênh màu

Ảnh Nhiều Layer Chứa Nhiều Kênh (multi layer vs multi channel)

Mỗi một hình ảnh có thể có nhiều hơn 3 kênh màu với nhiều layer trong các thao tác post production, thường được tùy chọn làm layer kênh màu utility hay còn gọi là AOV trong hậu kỳ, mục tiêu các file chứa này thường từ các phần mềm render đem qua các phần mềm hậu kỳ nhằm mục đích hiệu chỉnh, biến hóa vô lượng khi biên tập hình ảnh.

Multi Layer nghĩa là hình ảnh chứa nhiều layer trong một format (định dạng) hình, các file này thông thường chứa được dữ liệu đặc biệt như kiểu Photoshop để biên tập hình ảnh. Mỗi một layer có chứa số lượng kênh màu tương ứng với hình ảnh cần biên tập. Mỗi một channel sẽ chứa chỉ 1 màu với số bit độ sâu màu tương ứng của format file đã được cấu hình

Mỗi một layer render pass | AOV | Render Elements, các pass này sẽ có kiểu dữ liệu (RGB, Float, boolean, interger, …) và độ sâu màu (8, 10, 12, 16, 32..), với các kiểu dữ liệu này thì thông thường định dạng file phải như định dạng file EXR mới có thể chứa được nhiều layer và có độ sâu màu lớn. Tuy nhiên với mỗi một layer vẫn đại diện là số kênh màu có cụ thể là RGB hoặc RGBA, mỗi một kênh màu là một màu.
Nếu nói về NUKE sẽ thấy rõ, node Shuffle, gồm có 2 cột Input layer và Output layer, mỗi một layer sẽ có số kênh màu tương ứng, với RGBA là 4, RGB là 3, với motion forward là 2 …. (tài liệu của NUKE )
layer của các render pass hay còn gọi là render lement, hình ảnh kết xuất của V-Ray render, mỗi một layer này sẽ có chứa số channel màu tương ứng theo kiểu dữ liệu. RGB là 3, float là 1

Hoặc được các game dev sử dụng photoshop để lưu trữ map, texture nhằm tiết kiệm tối đa có thể truy xuất của mã game nhằm làm cho game nhanh hơn, trãi nghiệm sướng hơn.

Post Author: Vu Pham