Theo Wikipedia, Saul Bass ( /sɔːl bæs/; 5 tháng 8 năm 1920 – 25 tháng 4 năm 1996) là một nhà thiết kế đồ hoạ và nhà làm phim đoạt giải Oscar, được biết đến nhiều nhất với các thiết kế cho phân cảnh tiêu đề (title sequence/intro) của phim, áp phích phim (film poster) và logo cho các công ty của ông.
Saul Bass
Trong 40 năm sự nghiệp của mình, Bass đã làm việc cùng một số nhà làm phim nổi bật nhất của Hollywood, bao gồm cả Alfred Hitchcock, Otto Preminger, Billy Wilder, Stanley Kubrick và Martin Scorsese. Trong số những phân cảnh tiêu đề nổi tiếng nhất của ông, phải kể đến là hình ảnh hoạt hình cut-out của một phần bàn tay bằng giấy của một người nghiện heroin cho bộ phim The Man with the Golden Arm của Preminger, phần credit nhảy lên xuống trên nền cảnh mà sau cùng biển đổi trở thành một cú máy góc cao (high-angle) của một tòa nhà chọc trời trong bộ phim North by Northwest của Hitchcock, và các đoạn chữ rời rạc chạy đan xen vào nhau và chạy ra ngoài trong Psycho.
cảnh phim nổi tiếng trong Psycho
Nếu bạn có xem lại bộ phim Psycho của đạo diễn Alfred Hitchcock, hãy chú ý đến cảnh phim diễn ra trong nhà tắm huyền thoại của làng điện ảnh thế giới. Để ý kỹ đến các đoạn cắt nhanh, cận cảnh với góc quay sắc bén bạn sẽ nhận ra được đây hoàn toàn không phải là phong cách làm phim của Hitchcock. Từ lâu Hollywood đã dấy lên tin đồn rằng Hitchcock không trực tiếp chỉ đạo cảnh phim này và người đứng sau nó thực chất là Saul Bass, nhà thiết kế đồ họa tài ba từng được tôn vinh cho các tác phẩm giúp nhận diện thương hiệu của các hãng như AT&T và United Airlines. Trong giới làm phim, Saul Bass được đánh giá cao với vai trò đạo diễn, viết kịch bản và thiết kế các đoạn credit cho phim.
Biên kịch kiêm edit film, Andrew Saladino, trong một đoạn video nằm trong series The Royal Ocean Film Society đã chia sẻ về cảnh phim trên: “Dù người thực hiện cảnh phim có là ai đi nữa thì ta vẫn nhìn ra được phong cách đậm chất Bass”. Trong đoạn video ngắn này, Saladino đã chỉ ra những ảnh hưởng lâu dài của Bass với ngành điện ảnh từ thiết kế các đoạn title sequence cho bộ phim The Man With the Golden Arm của đạo diễn Otto Preminger năm 1959 cho đến đoạn credit mở màn của phim Casino năm 1995.
Poster của The Man With the Golden Arm
Các đoạn credit do Bass thực hiện đã cho thấy được cách ông truyền đạt một chủ đề, setting hay tạo ra cảm hứng. Ngày nay, khán giả thường chú ý hơn đến các đoạn credit mở đầu giới thiệu các thông tin sơ lượt cho bộ phim. Về đoạn credit cho The Man With the Golden Arm, Bass nhớ lại: “Cánh tay có dạng gai lởm chởm này thể hiện cho sự tồn tại của tệ nạn nghiện ma túy”.
Cách minh họa tái hiện qua cánh tay màu đen hình zig-zagg này đã trở thành hình mẫu có sức ảnh hưởng về cách trình bày ý tưởng, cảm xúc theo dạng trực quan. Các tác phẩm về sau của ông cũng được thực hiện dựa trên hình mẫu này chẳng hạn như đoạn title sequence màu mè của Ocean’s Eleven, hay theo dạng hình học trong Psycho hoặc dạng kí tự trong Goodfellas của đạo diễn Martin Scorsese. “Thành công nhất trong các đoạn sequence của Bass là ở cách ông diễn đạt cảm xúc chân thật nhất”, Saladino chia sẻ trong video.
Bass từng nói các khung hình đầu tiên mở màn là một trong những thứ thu hút khán giả trước tiên. Theo ông, title sequence sẽ là đảm nhiệm phần tạo ra các tông cảm xúc cho câu chuyện phim khán giả sắp sửa xem. Ông biết cách tận dụng những thứ đơn giản từ màu sắc, hình dạng cơ bản hay các đoạn animation nhằm tạo ra cảm xúc cho người xem. Có thể đối với người khác, để tạo ra được cảm xúc cho đoạn title sequence rất khó nhưng đối với Bass, mọi thứ lại trở nên dễ dàng trong lòng bàn tay.
Nguồn www.wired.com
Nguyên một chuỗi các video được tổng hợp lại là sản phẩm của Saul Bass dài hơn 1 tiếng từ các phim thời kỳ đầu đến giai đoạn sau làm việc với đạo diễn Scorsese: