Phần 1: Ý tưởng làm phim xuất phát từ một viễn cảnh xấu trước mắt

Giải thưởng Phim tài liệu quay bằng công nghệ 4K-công nghệ thực hiện bởi vô số hệ thống máy quay và có giá hợp lý cho người xem khi phát hành.

1.Ý tưởng làm phim xuất phát từ một viễn cảnh xấu trước mắt.

Dự án mang tên “The New Climate” được giới thiệu tại Liên hoan phim Sundance vừa rồi. Liên hoan phim được sáng lập bởi Robert Redford từng tạo ra nhiều tiếng vang bởi danh tiếng và độ uy tín của nó mở màn sự kiện bằng việc giới thiệu  phim Al Gore’s An inconvenient Sequel, một trong 14 sản phẩm được giới thiệu trong Liên hoan phim lần này.

Chasing Coral-phim giành giải Phim tài liệu xuất sắc nhất được đánh giá là đại diện tiêu biểu cho xu thế làm phim tài liệu hiện nay. Nội dung xoay quanh vấn đề biến mất một cách đột ngột của những rặng san hô vì sự gia tăng nhiệt độ của đại dương tạo nên ấn tượng sâu sắc cho người xem, bộ phim hoàn thành với sự hỗ trợ của rất nhiều những nhà quay phim, thợ lặn và nhà khoa học.

Đạo diễn kiêm nhà sản xuất Jeff Orrlowski đã theo sát và chia sẻ kinh nghiệm quay phim của mình với thợ lặn tài ba Andrew Ackerman trong hơn 3 năm rưỡi. (9 thợ quay dưới nước, 33 máy quay phụ, 6 máy quay dự phòng và các báo cáo về khu vực quay được tiếp nhận ngay tại trường phim thông qua công nghệ điện đàm toàn cầu đã góp phần nên thành công lớn cho bộ phim). Cũng giống như  Chasing Ice (ra mắt tháng 10 năm 2012)-Phim giành giải Emmy có nội dung nói về hiện tượng băng tan do trái đất nóng dần lên của Orlowski thì Chasing coral cũng là một phim tài liệu nói  về quá trình diễn ra hằng ngày của tự nhiên. Các thành viên gộp lại thành một đội và thu thập ý kiến, lời khuyên từ các nhà khoa học sau đó lắp các hệ thống camera vào vị trí quy định để ghi hình các tập tính của các loài sinh vật dưới biển và mọi hiện tượng xảy ra theo chu kỳ ở thiên nhiên.

Đạo diễn Jeff Orlowski đang ghi hình rặng san hô Great Barrier. (Ảnh chụp bởi Richard Ververs.)

Mọi thứ bắt đầu khi Richard Vevers từ bỏ công việc nhân viên quảng cáo của anh ta ở London để theo đuổi dự án thám hiểm đại dương mang tên XL Caltin- dự án đi tiên phong trong việc dùng máy quay sử dụng phần mềm street view của Google. Tư liệu, hình ảnh về những điều bất bình thường như sự biến mất hoàn toàn của một số cá thể sinh vật dưới biển, hiện tượng “tẩy trắng san hô” do trái đất nóng dần lên chính là nội dung mà những người thực hiện muốn mang lại. Như Vevers hồi tưởng lại rằng ông đã nghĩ trong đầu là phải tìm gặp đạo diễn của phim Chasing Ice ngay lập tức lúc xem nó trên máy bay. Suy nghĩ phải nâng tầm  phim tài liệu kiểu Chasing Ice lên một tầm cao mới của ông đã xuất hiện khi nhận thấy phát sóng qua ứng dụng street-view thì chưa đủ mô tả hết được đời sống của san hô.

Orlowski nhanh chóng được mời đến để thảo luận và bàn bạc. “Khi thấy hiện tượng san hô chết rất nhiều và viễn cảnh sự xuất hiện những rừng xương san hô” đang dần trở thành hiện thực. Lúc đó mọi người đã nghĩ đến việc phải làm một dự án quy mô hơn thay vì chỉ là ghi hình với ứng dụng street-view”. Nhà quay phim Boulder hồi tưởng lại. Trong suốt đợt lần quay đầu tiên của đoàn tại Bermuda, cảnh tượng san hô bị “tẩy trắng” làm cho ông cảm thấy “ngộp”. Sau đó Vevers đặt câu hỏi với Orlowski là có nên áp dụng lại công nghệ time lapse từng tạo nên thành công cho Chasing Ice, liệu rằng có khả thi khi sử dụng nó cho những cảnh quay dưới nước?

Câu trả lời là có nhưng đoàn làm phim đã phải đối mặt với muôn vàn khó khăn. “ Trải qua nhiều tháng trời chúng tôi thực hiện những cảnh quay ở độ sâu mà phải chịu sức ép to lớn từ hàng ngàn lít nước, chưa kể đến những cơn bão và giông còn khiến việc ghi hình gặp khó khăn gấp bội. “ Orlowski giải thích về khó khăn của đoàn. May thay thực tế là Orlowski và Vevers đều là những người lạc quan. “ Tôi nghĩ đó là lý do chúng tôi luôn động viên nhau trong lúc khó khăn. Vâng, đúng vậy, chúng tôi có thể làm được mọi thứ nên khó khăn này không là gì”. Orlowski nói.

Post Author: Tu Vo