Frozen 2 – Thần Bảo Hộ NOKK Hoàn Toàn VFX Hiệu Ứng Nước Trong Phim Hoạt Hình Walt Disney

Xưởng phim hoạt hình Walt Disney năm ngoái đã công chiếu trên Disney+ toàn bộ một season quá trình thực hiện làm phim Frozen 2. Trong Siggraph 2020, một loạt các hiệu ứng và quá trình sản xuất của phim Frozen 2 được trình bày, những thử thách về vấn đề kỹ thuật hòa hợp với tư duy mỹ thuật cùng cộng tác để tạo ra một kiệt tác dưới dạng phim điện ảnh không chỉ dành cho trẻ em mà lôi cuốn cả người lớn, và cả những ai ham thích hoạt động quá trình sản xuất một phim điện ảnh hoạt hình.

Tôi sẽ kể chuyện để cùng các bạn thưởng thức về tài nghệ của những con người tại hãng phim này đã tạo ra một tác phẩm kết hợp nhuần nhuyễn giữa thủ pháp kể chuyện bằng hình ảnh tuyệt mỹ và kỹ nghệ đồ họa CGI.

Hiệu Ứng VFX CGI Thực Hiện Chú Ngựa Nokk Bằng Nước

Đây là video nói về quá trình làm chú ngựa Nokk hoàn toàn bằng hiệu ứng nước, video này gần như cùng nội dung với video tại Siggraph 2020 (nó ngắn hơn và đơn giản lại), cho thấy chú ngựa Nokk dựa trên thần thoại cổ điển Scanadavian là vị thần bảo hộ biển đen, là một trong những thử thách mà Elsa phải vượt qua. (Video thuật lại với audio thuyết minh nên các bạn sẽ cần nghe chứ nhìn hình không thì không phản ảnh được nội dung)




Paper với những nghiên cứu đã được phát triển trong quá trình sản xuất: https://media.disneyanimation.com/technology/publications/2020/Frozen2_CreatingTheWaterHorse_talk.pdf

Bản thân quá trình sản xuất CGI mặc dù tạo hiệu ứng VFX nhưng thực sự không thể đạt được chuyển động tuyệt vời cho độ mãnh mai của bờm, đuôi ngưa, đội ngũ 2D đã luôn liên tục thêm vào những nét vẽ thông qua kỹ nghệ riêng của Disney để làm thành những đường guide 2D lã lướt, chính là tạo hình cho simulation phải đi theo.

Quá trình này sẽ liên tục được lặp đi lặp lại rất công phu cho đến khi nào đạt sự đồng thuận giữa phía các phòng ban thể hiện CGI và phía thể hiện 2D visual concept, các họa sỹ 2D kỳ cựu tại xưởng phim sẽ liên tục vẽ đồ lên những sản phẩm CGI render để đạt được những đường cong hoàn hảo nhất, lã lướt nhất và bắt buộc CGI phải được thuần hóa theo như chính Elsa đã dùng phép thuật của mình thuần hóa chú ngựa Nokk.




Đoạn phim hoàn chỉnh của phân đoạn Elsa thuần hóa chú ngựa nước Nokk này

Thông qua câu chuyện, cho thấy chú ngựa này hoàn toàn làm bằng nước, là một nhân vật rất nhiều cá tính lúc thì rất điềm tĩnh lúc thì hoang dại, bản thân chú ngựa Nokk có thể đi trên nước hay dưới bề mặt nước, có thể thoắt ẩn thoắt hiện và đạt được trạng thái đông cứng, xong tan rã ngay trong nước. Đó là một hỗn hợp có thể gọi là vô cùng thử thách cho mọi nhà làm phim hoạt hình trên máy tính khi bản thân nước là một môi trường tốn rất nhiều tài nguyên máy móc và đòi hỏi có trình độ kỹ nghệ khoa học đồ họa máy tính dày dạn kinh nghiệm để xử lý. (nếu thích, các bạn có thể đọc bài phân tích hiệu ứng FX về nước trong kỹ xảo hoạt hình, điện ảnh mà tôi đã từng viết)

Hiệu Ứng VFX Simulation CGI Tóc Đạt Thành Tựu Kỹ Nghệ Khoa Học

Nói riêng về chuyện tóc của Elsa dưới nước, đó cũng đã là một sự vụ khổng lồ. Bản thân hệ thống simulation tóc này được đặt tên là Taz Hair Simulation System, phát triển hoàn toàn bằng ngôn ngữ C++, được phát triển bởi đội ngũ kỹ sư chung tại Walt Disney, dẫn dắt bởi giám đốc kỹ thuật là cô Hayley Iben chính là người đã đứng đầu tạo ra hệ thống tóc đoạt thành tựu trọn đời về phát triển kỹ nghệ của viện hàn lâm khoa học điện ảnh Mỹ (là Oscar á !), và cô cũng chính là người dẫn dắt khóa học (miễn phí) do Pixar tài trợ cho Khan Academy để nói về chính hệ thống simulation CGI tóc này đã phát triển cho phim hoạt hình sản xuất bởi Pixar, tựa đề là Brave và phát hành bởi Walt Disney Studios.




Hiệu Ứng VFX Simulation CGI Nước Và Các Chất Lỏng

Hợp tác với Elsa, chú ngựa này là một đội hình phép thuật kinh ngạc. Video dưới đây mô tả hoạt cảnh đập nước khổng lồ bị hủy và Elsa đã cùng Nokk kịp thời sử dụng phép thuật bảo vệ vương quốc. Với một lượng nước khổng lồ này mặc dù trong phim hoạt hình nhưng có thể nói không nhỏ và không hề kém hơn các phim kỹ xảo VFX live action. Năm 2020 tôi có tham gia Siggraph và có thuật lại chi tiết quá trình đội ngũ làm phim hoạt hình Walt Disney đã có giải pháp sử dụng kỹ nghệ đồ họa phá hủy cái đập nước khổng lồ trong phim Frozen 2 như thế nào.




Hiệu Quả Tối Ưu Nhất, Năng Suất Cao Nhất, Quản Lý Sản Xuất Trong Một Mô Hình Tiêu Chuẩn

Nếu như có coi bộ phim tài liệu Into The Unknow của Walt Disney sản xuất và phát hành, các bạn sẽ dễ hiểu rằng tại sao những bộ phim của Walt Disney hay Pixar đều tuyệt vời khi phát hành.

các đạo diễn của hãng phim hoạt hình Walt Disney. Chris Buck Jennifer Lee và Peter Del Vecho với giải điện ảnh phim hoạt hình hay nhất đăng quang tại Oscars cho tác phẩm “Frozen”

Một trong những khâu đắt giá không chỉ là vấn đề kỹ nghệ hình ảnh nghe nhìn hay kỹ xảo, mà đó là quá trình thực hiện kịch bản kể chuyện đóng vai trò là bộ xương sống của toàn phim, các đạo diễn của hãng phim không chỉ làm việc một mình, mà luôn công chiếu mỗi 2 tuần kết quả đã thực hiện công việc của mình cho toàn bộ những animator xuất chúng của hãng, những đạo diễn đã từng đọat giải Oscar, đạo diễn kỳ cựu làm việc tại hãng, những khách mời và đối tác cùng chung thực hiện dự án với kinh nghiệm chuyên môn cao nhất.

Tất cả sẽ cùng xem đánh giá, góp ý, bình luận và đưa ra những phê bình phải nói là rất gắt, thẳng thắn chỉ với mục đích là xây dựng tích cực nhưng cũng đủ để không thể lơ là, sự tôn trọng sản phẩm, tôn trọng khán giả, tôn trọng các fan hâm mộ. Cơ bản làm phim là tôi không tin vào may mắn.

một buổi công chiếu nội bộ các đoạn phim thô theo kịch bản và cùng ghi nhận ý kiến, bình luận, phê bình, đóng góp tích cực xây dựng hiệu quả tốt nhất cho bộ phim. Một kết quả của sự hợp tác, giúp đỡ và làm việc team work để cùng tạo ra sản phẩm tối ưu mỹ mãn nhất.

Cũng có thể dễ dàng thấy, mỗi một đợt công chiếu này của các đạo diễn chính là Disney đang áp dụng quá trình điều hành sản xuất theo framework Agile – SAFe Scale Agile Framework ở mức mô hình enterprise, một cách nào đó chuỗi hoạt động của các nghệ sỹ, kỹ sư, producer đều có thể cùng chung làm việc trên một framework biết đến là công cụ giúp đảm bảo tiến độ, giảm thiểu rũi ro, có thể liên tục được cải tiến và rất thúc đẩy phát huy tính gắn kết của các thành viên tham gia dự án. Dưới đây là video của một chuyên gia làm việc tại Disney trình bày về sự hình thành từ ý tưởng cho đến lúc ra sản phẩm tại Disney.




Có link bài viết tiếng Việt về SAFe Scaled Agile Framework tôi tìm thấy cho các bạn trẻ quan tâm, còn ở mức làm chủ doanh nghiệp, nhà quản lý, tôi hy vọng nhận được góp ý thêm của các bạn, link này tôi tìm được, cũng không biết uy tín hay không, các bạn coi và tự đánh giá khi so sánh tài liệu Scaled Agile Framework tiếng Anh. Tôi thấy các bạn trẻ có mong ước làm sản xuất kiến tạo mà bền bỉ, ít rũi ro trong tương lai, nên sắm sẵn cho mình những kiến thức framework này, đây là cách nó giúp các bạn với nguồn lực mỏng vẫn có thể làm được đại sự.

Những cái này không có công ty VFX, công ty làm phim nào ở Việt Nam biết hay mong muốn triệt để ứng dụng, có nhiều lý do cho việc này, về xuất thân của ban điều hành, về kiến thức và khả năng hàm thụ công nghệ, về giới hạn kỹ năng ngôn ngữ ngoại quốc, về giới hạn nguồn lực, về giới hạn trong mô hình quản lý và tổ chức. Đa phần hiện nay đều làm việc dựa trên kinh nghiệm quản lý cha truyền con nối, với nhiều lý do phản biện cho việc khước từ sử dụng một framework làm công cụ quản lý sản xuất tới phát hành sản phẩm. Ngay cả các công ty Agency quảng cáo tại Việt Nam hiện nay thì việc lên lịch bằng Microsoft Project cũng đã là thứ xa lạ, họ quen với Excel hơn, mỗi dự án một file Excel, mọi sự chỉnh sửa đều dựa trên history record là file version trước chứ không thể so sánh ngay trong hệ thống (công cụ sử dụng hiện nay ở mức Agile Scrum cơ bản là Jira, Trello, Confluence).

Post Author: Vu Pham