Phần 4: Những khó khăn được khắc phục

Tháng đầu tiên của đoàn phim là một tháng nhiều khó khăn khi chất lượng hình ảnh có được khi quay dưới nước không đáp ứng được yêu cầu. Điều này dấy lên sự nghi ngờ về khả năng của đoàn.Trước khi quay đoàn đã kiểm tra kỹ càng từng chi tiết, thế nên việc lấy nét bị nhoè, mờ làm Orlowski bất ngờ, trước đó ông chưa bao giờ gặp phải tình uống này. Nhưng may thay, có một máy duy nhất trong 5 máy quay khi thực hiện kỹ thuật time-lapse đã lấy nét hình ảnh rất tốt nhờ ống kính rộng hơn. “Đó là lúc chúng tôi nhận ra cần thay đổi ống kính để khắc phục vấn đề”. Orlowski nói. Sau đó họ có thay đổi một chút về ở khâu kỹ thuật khi thay Panasonic Lumix 12-42mm bằng ống kính mắt cá Lumix 8mm fisheye.

Việc lấy nét gặp vấn đề do ống kính đã tạo ra những nghi vấn nhất định. “ Theo tôi áp lực ở môi trường quay đã tạo ra vấn đề khiến ống kính hoạt động không như mong đợi”. “Vì máy quay khi đó là máy cơ quay ở môi trường dưới nước, nên khi phóng to lấy nét chi tiết ở chế độ tuỳ chỉnh có thể tạo ra những vấn đề về điện không mong muốn”. Kỹ sư Mendelow đưa ra những lý do để rút kinh nghiệm về sau.

Tiếp sau vấn đề ống kính là chế độ lấy nét tự động. “ Sau lần này chúng tôi sẽ kiểm tra toàn bộ dây buộc trên tàu đã ổn hay chưa? Sự ổn định ở từng khâu thì chắc chắn làm cho quá trình quay suông sẻ hơn nhiều.” “Khi chỉnh sang autofocus, chúng tôi chọn luôn chế độ photo burst ngay sau khi lấy nét xong. Thế là thay vì quay 30 giây trên một đối tượng như đã làm nhiều lần trước đó, chúng tôi chụp một lốc ảnh trong khoảng thời gian nhất định. Đó là cách mà đoàn quay video 4K. Có rất nhiều trường hợp đang lấy nét đối tượng trong khung hình thì bỗng dưng bị nhoè. Các tác nhân bên ngoài có thể là một con cá bỗng dưng bơi qua, thế nên việc phải lấy nét lại lần nữa là rất bình thường.

Sau tất cả những khó khăn đó những tưởng mọi việc sẽ suông sẻ, nhưng Ông trời lại phụ lòng người khi mà địa điểm diễn ra hiện tượng “tẩy trắng san hô” mạnh mẽ nhất là rặng san hô Great Barrier ở Đông Bắc nước Úc, đây là một diễn biến bất ngờ vì khu vực này không nằm trong danh sách khoanh vùng của đoàn. Thời thế đột nhiên đổi thay, Orlowski biết là dù có khẩn trương thế nào thì thời gian cũng sẽ không đủ để chuyển khu vực quay đến đó. Orlowski tỏ rõ sự thất vọng nhưng cho biết sẽ tuỳ cơ ứng biến với tình hình khi đó.

San hô bị “tẩy trắng” ở Bermuda.

Trong một tháng, Orlowski và “Coral nerd” Zack Rego quay 60 spots một ngày, trong khi Ackerman cũng quay được khoảng 50 spots tại các địa điểm khác nhau”. Mức này khiến mọi người trong đoàn không khỏi lo lắng. “Để có những hình ảnh đẹp nhất, chúng tôi đặt ra riêng một lịch quay dựa trên thời điểm ánh sáng tự nhiên phù hợp nhất cho việc ghi hình”. Orlowski nói. Dựa vào từng tính năng của mỗi hệ thống máy, họ sử dụng cả Red Dragon và GH4 để quay 2 chế độ 4K và 6K. “Chúng tôi xem xoay vòng và cứ mỗi 2 phút cho 1 ảnh, sau đó dùng kỹ thuật time-lapse tăng tốc những ảnh đã được nối lại với nhau”. Ông cho biết.

“Chúng ta cần thử ở nhiều góc quay khác nhau để biết những cái chưa được nhằm rút kinh nghiệm về sau”. Orlowski nhắc lại về vị trí máy quay. Ackerman vùi những ống PVC vào cát ngay dưới chỗ chân của tripod, trong khi Orlowski sử dụng miếng kim loại và tấm thớt để cố định chân tripod. “Chúng tôi tiếc khi không gắn ball-head vào những cái tripod vì sau đó thành viên trong đoàn đã phải xếp 3 tripod thẳng hàng với nhau”. Khung hình được tinh chỉnh theo kiểu khung chụp ảnh và có máy chiếu laser dưới nước gắn ngay chân máy quay. Điểm chuẩn là cây đinh được đóng vào đá san hô. “Thật ra đó là đóng một đối tượng nào đó vào giữa ba điểm  tạo thành không gian 3D dựa trên kiến thức vật lý được học ở trường cấp 3”. Orlowski nói.

Post Author: Tu Vo