MPM Solver là Material Point Method một phương pháp sử dụng máy tính để tính toán giả lập theo vật lý thực tế dựa trên các con số toán học để tạo ra các kết quả hiệu ứng cát, bùn, thể rắn, cao su, mật ong, nước …
Các con số toán học có nghĩa là các “numeric” thường được biết là các tham số gia giảm hiệu chính, các công thức sẽ tính dựa trên các giá trị số đó để tạo ra kết quả, bước tính toán này gọi là giải quyết vấn đề – solve. Một Solver là danh từ.
Từ trước năm 2014, các kỹ sư và nghệ sỹ ở xưởng phim hoạt hình Disney đã tạo ra phim Frozen với rất nhiều hiệu ứng ảo diệu, trong đó đặt trưng nhất là hiệu ứng tuyết, các nàng công chúa trong phim này được đặt vào một bối cảnh ở những vị trí địa lý có vẻ là bắc bán cầu nên thường xuyên là băng giá, tuyết phủ. Các hiệu ứng tuyết, băng giá trong phim này cũng như một nhân vật không thể thiếu trong phim, nó hiện diện khắp nơi.
Từ đó solver MPM đã ra đời giúp cho việc sản xuất phim hoạt hình thuận lợi hơn. Đây là video trình diễn về solver MPM cũng như giải thích về mặt kỹ thuật cho simulation solver này. Một kiến thức hữu ích cho ai thích thú với dynamic simulation.
Trước đây blog đã từng đăng về solver này, mời các anh chị xem liên kết: https://lamphimquangcao.tv/material-point-method-trong-cac-pham-mem-simulation-vfx-ky-xao-va-animation/
Blog đăng nội dung này nhân lúc Houdini sắp ra mắt phiên bản 20.5, trong đó có MPM Solver. Trước đó một năm, blog đã được thấy nhiều kết quả tạo ra từ MPM Solver phát triển bởi Alexandre Sirois-Vigneux có ứng dụng Machine Learning và simulation với GPU trên những cấu hình máy rất cũ, như GPU 1080ti và Intel 3930K với chỉ 64Gb Ram cho ra kết quả trong vòng chưa tới 3 tiếng đã có hơn 25 triệu point tuyết dày đặt kết dính với mô hình xe lữa đâm xuyên qua. Nay bạn này đang là software developer ở Side FX, xem ra MPM Solver kết hợp với FLIP lần này có rất nhiều GPU và ML hỗ trợ.