Tình Trạng Nhảy Việc Tại Mỹ Đang Trên Đà Tăng Trưởng

Nhảy việc như thuốc aspirin vậy. Dùng ít sẽ mang lại tác dụng tích cực cho sức khỏe và mang lại hậu quả khôn lường nếu dùng không kiểm soát.


Nhảy việc đang trên đà tăng trưởng hiện nay do nền kinh tế và thế hệ millenials trưởng thành
không còn suy nghĩ sẽ tiếp tục gắn bó lâu dài với công ty.

Nhảy việc, theo định nghĩa thông thường là một người chỉ đảm nhận vị trí công việc cụ trể trong vòng hai năm. Việc này trước tiên sẽ giúp cho tiền lương hàng tháng bạn nhận được cao hơn. Tuy nhiên, nhiều chuyên gia khuyến cáo các nhà tuyển dụng tiềm năng hiện nay sẽ phải rất chật vật trước vấn đề nhảy việc đang ngày một tăng. Lạ thay, một khảo sát của công ty Robert Half lại chỉ ra rằng phần lớn những người hiện đang có việc làm (64%) đều có chung ý nghĩ sẽ chuyển đến làm chổ khác trong tương lai. Thế hệ millennial trưởng thành hiện nay đều cảm thấy không xa lạ gì với chuyện nhảy việc khi có tới 75% người thế hệ này ở độ tuổi 34 tin rằng nhảy việc sẽ giúp ích cho sự nghiệp của họ.

Có một sự thật không thể phủ nhận là đảm nhận vị trí công việc mới ít nhiều gì cũng giúp tiền lương hàng tháng của bạn khá hơn. Tuy nhiên, Karen Chopra, cố vấn nghề nghiệp, lại cho rằng tiền không phải là nguyên nhân khiến người ta nhảy việc. Cô chia sẻ: “Nhà tuyển dụng khi nhìn vào một CV thường hay nghĩ công ty đã bỏ ra nhiều công sức để tuyển dụng, nhưng ứng viên dường như chỉ làm việc không quá 18 tháng, do đó họ muốn tìm kiếm những người ổn định, có thể gắn bó lâu dài với công ty.”

Một nhân viên trung bình sẽ mất khoảng sáu tháng để làm quen cũng như đảm nhận được hết công việc ở vị trí được giao, do đó người quản lý tuyển dụng đã làm việc ở công ty trước nhân viên mới ít nhất vài tháng trước khi nhảy sang việc khác.

Tại sao người ta thường nhảy việc?

 Hiện tại, việc nhảy việc đang ngày một tăng do nền kinh tế hiện đang bình ổn và thế hệ millennial trưởng thành cảm thấy không nhất thiết phải trung thành hay gắn bó lâu dài mới một công ty. Brett Good, Chủ tịch cấp cao tại Robert Half, chia sẻ: “Thế hệ millennial này đã chứng kiến những gì diễn ra cho cha mẹ hoặc người thân, bạn bè của họ trong suốt thời kỳ khủng hoảng năm 2008, do đó họ không muốn phải bỏ ra 20 hoặc 30 năm chỉ để làm việc tại một công ty như thế hệ trước.”

Nhiều người nhảy việc chỉ để tránh xa khỏi hoàn cảnh tiêu cực mà họ gặp phải trong công việc. Tuy nhiên, phần lớn trong số họ lại không tự nhìn lại và hỏi bản thân rằng bản thân mình muốn gì và muốn giải quyết vấn đề như thế nào?

Nếu ai đó nhảy việc chỉ vì tiền mà không phải đam mê, cái họ nhận được cuối cùng chỉ là sự thất vọng. Công việc bạn đảm nhận có thể có lương bổng cao tùy theo nhu cầu thị trường nhưng nếu chỉ vì vậy mà không xây dựng cho mình một nền tảng kiến thức, đam mê hay kỹ năng mạnh, thì không nhà tuyển dụng nào muốn thuê bạn.

Làm thế nào để nhảy việc không ảnh hưởng đến sự nghiệp?

Theo lời của Good, nhảy việc giống như thuốc aspirin vậy, dùng ít thì có tác dụng nhưng nếu lạm dụng quá sẽ mang đến hậu quả đáng tiếc. Thời điểm nhảy việc phụ thuộc vào nhiều yếu tố như tình hình trong ngành và nhu cầu thị trường, nhưng ở một điểm nào đó, nhà tuyển dụng thường sẽ không tiếp những người thường hay nhảy việc.

Good chia sẻ: “Nếu thiếu hụt nhân lực trong thị trường, người nhảy việc sẽ nhanh chóng nắm bắt cơ hội. Nhưng khi thị trường chuyển đổi và nguồn nhân lực nhiều hơn vị trí công việc thì ứng viên mong muốn làm việc lâu dài và ổn định với công ty sẽ được ưu tiên hơn.”

Tốt nhất là không nên thử vận may của bạn vượt quá thời gian ít hoặc hơn hai năm. Ví dụ, trong 10 năm bạn đổi 10 công việc thì không công ty hay nhà tuyển dụng nào sẽ thèm để mắt đến bạn. Trong trường hợp nếu bắt buộc phải nhảy việc sau vài tháng, hãy đảm bảo bạn sẽ gắn bó lâu hơn với công việc mới. Điều tồi tệ nhất bạn có thể làm đó là cứ để cảm xúc tiêu cực đeo bám mình qua công việc này sang công việc khác, việc này sẽ làm bạn mắc kẹt trong vòng lẩn quẩn không có lối ra.

Nếu công ty tuyển dụng đề nghị một mức lương hấp dẫn thì nên làm thế nào cho đúng?

Trong một vài trường hợp, tiền lương công ty đưa ra quá cao cũng có chỗ không ổn thỏa. Ví dụ, công việc lương cao này khá nguy hiểm vì tính chất công việc. Các công ty tốt thông thường chỉ trả theo mức lương trung bình, ít hơn cả giá thị trường vì họ biết số người mong muốn làm việc tại công ty họ không phải là ít.

Bản năng đầu tiên của bạn khi đối mặt với lời đề nghị đó là ngay lập tức đồng ý vì cảm thấy mình xứng đáng hưởng số tiền đó. Tuy nhiên, đó cũng là cái bẫy mà phần lớn các công ty ma bày ra để thu hút người khác.

Nếu cảm thấy khó xử trước lời đề nghị này, hãy nghĩ đến khả năng và giá trị thị trường của bản thân. Liệu bạn có cảm thấy cần thiết phải kiếm thật nhiều tiền nhưng không học hỏi hay nâng cao kỹ năng chuyên môn nào? Công ty đó mời bạn với mức lương cực hấp dẫn, nhưng công nghệ họ sử dụng lại lỗi thời và nếu có bất trắc gì xảy ra, kỹ năng bạn vẫn dậm chân tại chỗ và khả năng được thuê trong tương lai sẽ thấp hơn.

Làm thế nào để góp ý công ty tăng lương cho vị trí hiện tại?

Công ty sẽ không bao giờ tăng lương cho bạn chỉ vì bạn muốn như vậy. Điều bạn cần làm là thẳng thắng ngồi nói chuyện với sếp của mình như: “Nếu tôi muốn được trả thêm tiền, thì tôi cần khắc phục những vấn đề gì? Cần cải thiện kỹ năng gì?” hơn là nói: “Tôi muốn được tăng lương vì tôi cảm thấy mình xứng đáng với điều đó”.

Nhìn chung, nếu muốn nâng cao vị thế trong công ty, điều bạn cần làm theo Chopra đó là: “Hãy làm việc hết mình, không ngừng nỗ lực đến khi bạn đạt được cột mốc nhất định trong công việc, sau đó đến gặp thẳng sếp và nói là: “Tôi nghĩ đến lúc nên thỏa thuận về vấn đề lương”.” Hãy thực hiện việc này trong khoảng thời gian thích hợp trong năm thay vì phải phải chờ đánh giá hàng năm.

Nếu bạn nghĩ nhảy đến một công ty khác sẽ làm cho công ty hiện tại thay đổi ý nghĩ và nâng lương cho bạn, bạn cần nên thận trọng vì công ty sẽ không mấy vui vẻ trước hành động đó hay cho rằng bạn chỉ đang lợi dụng họ và không do dự cho bạn nghỉ việc ngay.

Nên thuyết phục nhà tuyển dụng như thế nào nếu đã từng nhảy việc?

Chopra cảnh báo: “Nếu nói thẳng với nhà tuyển dụng rằng bạn nhảy việc chỉ vì chán công việc cũ hay đơn giản chỉ là muốn chuyển, hãy cẩn thận.”

Mọi thứ đều phụ thuộc vào cách bạn giải thích. Bạn cần phải nói có mục đích, lý do rõ ràng và mục tiêu cụ thể. Bạn cũng cần phải tự tin khi phỏng vấn và đưa ra lý do thuyết phục nhà tuyển dụng.

Lúc nào nên nghỉ việc?

Nếu làm việc trong một công ty mà sếp lúc nào cũng bắt bẻ hay nhân viên chơi xấu nhau, thì đó là lý do bạn nên tìm cho mình một công việc khác. Hoặc công ty chỉ chăm chú tuyển dụng nhân sự bên ngoài thay vì đôn đốc, hỗ trợ nhân viên nội bộ trong công ty.

Trong thập kỷ qua, giao ước giữa người sử dụng lao động và nhân viên đã thay đổi sâu sắc, Don Asher, tác giả của “Who Gets Promoted, Who Doesn’t, and Why.”, chia sẻ: “Bạn không nợ họ bất cứ điều gì nhiều hơn một ngày làm việc. Có một từ để chỉ những người dốc lòng trung thành nhưng rồi không nhận được gì từ lòng trung thành đó. Đó là ngu ngốc. Mọi người cần thông minh và tinh tế hơn. Công việc là của bạn, bạn phải có chí tiến thủ và hoàn thiện bản thân, kể cả nhảy việc thường xuyên cũng nằm trong quá trình đó”.

Nguồn nbcnews.com

Post Author: Tu Vo