Nói về công việc remote trong nghành VFX nói chung (2D/3D, animation, FX, real time), nếu không phải LinkedIn thì có thể là từ đây
[box bg_color=”gold”]https://letsworkinvfx.com/?q=&country=remote[/box]
Làm việc cho nước ngoài thì nói chung tích cực tiêu cực đều có, và dĩ nhiên là còn liên quan về văn hóa – không phải cứ tán văn hóa Mỹ lên studios ở Châu Âu là được, không phải ai ở Pháp cũng là những người thanh lịch hoặc bóc lột .. muôn hình vạn trạng không có một mẫu số chung. Vì sao đề cập thế. Nhắc lại thời forum 3dvn.com ở Việt Nam còn hoạt động vô cùng năng động, sôi nổi, có forum Evermotion ở nước ngoài cũng rất nhộn nhịp, lúc đó có rất nhiều artist lòng vòng trên thế giới bị lừa liên tục vì một studio nào đó ở tận đâu Bắc Âu, chuyện này luôn xảy ra.
Thuế Và Thu Nhập
Về chính sách thuế mỗi nước mỗi khác, ví dụ ở Myanmar các hợp đồng làm việc sẽ luôn có thêm thuế nhà thầu tùy mức độ, tức thuế 2 chiều, đánh cả vào người chi và thu, những cái này cần làm rõ với bên giao việc, cũng như Việt Nam cũng có thuế thu nhập cá nhân, thu qua Paypal mà cứ tưởng không ai biết gì thì chỉ là cá nằm trên thớt đợi ngày bị độp vì tội ăn gian thôi. Thuế ở Úc cũng sẽ được tính khác, có nhiều người sẽ thích chi tiền mặt qua Union hoặc có người cầm về, dĩ nhiên làm vài job/năm thì ổn, làm qui mô hơn thì cũng cần coi lại thuế, thuế thường hay đến muộn, 3 năm sau tài khoản đầy ấp, đang vi vu vui vẻ kệ tía cuộc đời thì đôi khi lại nhận những cuộc gọi điện thoại không lấy gì vui vẻ. Tài khóa thông thường là 3 năm, nhà nước nào cũng cần thuế để phát triển đất nước.
Về chuyện thuế thì mới có báo giá, tức chi phí mỗi nơi tính mỗi khác, có nơi tính fixed cost (dựa theo công việc và kết quả – tổng chi phí đề ra trên một cục công việc đưa ra), có nơi tính theo giờ (tổng giờ làm ra chi phí trên mỗi giờ làm việc của một nhiệm vụ đơn lẽ. Ví dụ dựng hình cái cốc mất 1 giờ). Cái này tùy theo lúc làm việc mà deal nhưng nhớ nghĩ đến thuế. Nhiều chỗ sẽ yêu cầu phải khai về bản quyền phần mềm đang dùng, dùng phần mềm ăn cắp thì khỏi nhận việc, bởi nên việc dùng những phần mềm dạng tập trung đầy đủ (ví dụ Maya, Cinema 4D, Photoshop, After Effects, Nuke, … Blender không tính phí nhưng chưa có nhiều studio tuyển dụng – hiện chỉ có Tangent) thiệt giỏi sẽ tốt hơn là dùng thật nhiều phần mềm mỗi cái làm một thứ.
Ví dụ: Dùng After Effect với các script rẽ tiền mà vẫn đạt được mong muốn sẽ tốt hơn là chơi toàn plugin nghìn USD như Red Giant, nghe chi phí lớn quá studios tuyển dụng cũng ngại luôn. Cũng có những studio nhỏ sẽ giả bộ không biết gì. Nói chung ảnh hưởng đến giá báo hoặc thu nhập nhận được luôn.
Ngôn Ngữ Giao Tiếp
Tiếng Anh thì nói chung học ở trường sẽ nói chuyện phù hợp với người Anh nghe nhưng phát âm học ở trường sẽ không thể từa tựa tiếng Mỹ, mặc dù chung ngôn ngữ nhưng những nước nói tiếng Anh gần như khác nhau hoàn toàn – người Anh nói chuyện với người Mỹ còn nhức đầu đừng nói chi là mỗi vùng miền của cả hai đều khác nhau, như kiểu người Huế nói chuyện với dân miền Tây và trả lời người có giọng đặc Nghệ An – Hà Tĩnh. Cần chọn lọc và có sự để ý về ngữ âm, câu cú của nơi ứng tuyển gọi phỏng vấn qua Zoom/Google Talk/Microsoft Team trước khi khí thế mô tả về khả năng của mình mà người ta không hiểu gì hết.
Có 2 chữ mà người Việt mình hay dùng bậy mọi trường hợp nhất (các bạn ở những nước nói tiếng Anh cũng hay bị)
-
Hey guys …. (ê tụi bây – ê mấy thằng bây …) – vô làm chung team mà cứ chơi vầy là đi ton – không phải ai cũng quen thân đến mức gọi phè phè thế. Thường người ta thích nghe, Hi, Everyone … hơn.
-
Please … cái gì cũng please là tối kỵ, vì chỉ khi đường cùng trong một sự vụ – sự việc trong giao tiếp thì họa ra mới dùng, ở đây chữ vui lòng là dành cho cung cấp dịch vụ, nài nỉ, nhưng mới nói chuyện 2 3 câu chưa gì đã nhào vô please please là người ta nghe mệt. Đặc biệt ở Anh, vùng phía Đông và Tây là khác nhau. Chữ Please sẽ làm cho người ta cảm thấy rất khó chịu, vì nghe như sai bảo nếu dùng sai chỗ. Vd: Please, can you do this ? (tao lạy mày làm cái này cho đàng hoàng được không ?) Chữ “It would be great if ….” sẽ luôn dễ nghe và phù hợp hơn. Tuy nhiên chữ Please rất phù hợp ở khu vực Đông Nam Á vì số người phương Tây hay ở những nước nói tiếng Anh họ qua đây đã đủ lâu để hiểu mọi người đang nói gì. Ở Mỹ dùng elegant để nói về nghĩa sang trọng và mang tí cao cấp, nhưng ở Anh thì dùng chữ posh (chiến đấy, sang đấy !)
-
Tánh người ở cùng một thành phố khác khu, khác nhau hoàn toàn, đừng coi phim quá nhiều và áp dụng. Các bạn làm tuyển dụng (human resource) không giống các artist. Thái độ của họ đối với công việc tuyển dụng vẫn là chuyên nghiệp mặc dù các artist có thể khá hài hước hay hòa đồng một cách thú vị. Tuy nhiên cần biết các senior, các chuyên gia không phải ai cũng thích hài, số đông sẽ cảm thấy bị làm phiền khi công việc không đạt đến mức họ mong muốn và không quan tâm là đang làm việc với ai, nói cho cùng họ tin vào nguồn tài nguyên nhân lực mà nhà tuyên dụng cung cấp, mặc định sẽ ở cấp độ mà họ đang mong mỏi và cùng làm.
Tại Sao Nên Nghĩ Đến Làm Việc Remote Trên Thế Giới
Còn tại sao làm cho công ty trên toàn thế giới. Tùy suy nghĩ mỗi người, thích thì làm, ví dụ làm với Badclay hay một số công ty Hàn Quốc mới setup ở đây vẫn làm được các job qui mô, các job phim, cho Trung Quốc, cho Âu Mỹ.
Cá nhân mình làm vì mình đã được và nhận được kiến thức tri thức chuyên nghiệp, mới, thú vị – đặc biệt vì cty mình là www.rainstormfilm.com nên mình thích học hỏi về qui trình, về cách thức mọi thứ vận hành trong một project, từ data, con người, văn hóa, khoa học kỹ thuật và lấy đó làm cảm hứng cho chính mình. Thêm kinh nghiệm thực tế.
[box bg_color=”gold”] Cũng vì là qui trình chuyên nghiệp nên việc một artist khi thực hiện công việc tùy mỗi vị trí sẽ luôn có những yêu cầu kỹ thuật cần phải biết tương tự, gọi là các tiêu chuẩn chung của nghành công nghiệp, như kiểu làm việc trong nghành game/giải trí thì phải biết dùng Source Control, khi làm việc render lighting look dev thời điểm này thì luôn phải biết về ACES [ACES là gì ?] và làm đúng qui trình theo tiêu chuẩn công nghiệp, lý do là những kết quả này không chỉ gửi cho người giao việc nhận và duyệt mà còn sẽ tiếp tục được gửi đi ở các giai đoạn trước và sau. Rồi về những việc nhỏ nhặt nhưng quan trọng như file name convention tức là qui chuẩn đặt tên file, đặt tên layer, đặt tên đối tượng trong scene 3D theo các qui chuẩn chung được qui định, các việc này luôn là ưu tiên hàng đầu cũng như xét luôn artist có kinh nghiệm hay không[/box]
Ví dụ đây là qui chuẩn thông thường mà các developer/designer sử dụng Unreal Engine sẽ dùng: https://github.com/paranoidx/ue4-style-guide-vn
Việc học và dùng các phần mềm quản lý dự án cũng luôn cần kiến thức sẵn (youtube baby !), ví dụ phần mềm thông dụng nhất hiện nay mà các studio hay dùng là Shotgun. Mọi viêc báo cáo, cập nhật, nhận review, comment đều qua đó. Còn với các studio Châu Á, tùy mỗi nơi mỗi khác.
Tài Nguyên Thêm
Trong một số trường hợp thì anh Allan McKay luôn có những hướng dẫn, chia sẻ rất tiêu chuẩn về nghành công nghiệp làm phim, VFX, game và giải trí ở mức độ hình thành sự nghiệp, bao gồm cả các thông tin và thủ tục.
Ví dụ đây là Podcast của anh nói về việc ứng tuyển làm việc tại Mỹ và xin visa làm việc: https://www.allanmckay.com/257/
Hay như trường hợp lấy visa làm việc ở Canada: https://www.allanmckay.com/83/
Lấy Visa đi Anh: www.allanmckay.com/109/
Mặc dù các thông tin về lấy visa nhưng cho phép hiểu sơ bộ các studios cần gì ở artist khi ứng tuyển.
Portfolio về VFX, Real Time FX
- 100% các bạn không nên gửi Portfolio có âm thanh và chứa các sản phẩm mang hình hài y chang hoặc na ná như cái tutorial nào đó đã làm theo internet. Người tuyển dụng cũng ít khi coi quá 5 giây của một portfolio/show reel trừ phi quá xuất sắc, âm thanh luôn tắt khi nhân viên tuyển dụng mở file lên coi (âm thanh chỉ dành để cho mạng xã hội đánh giá và wow)
- Xu hướng mới hiện nay từ 2018 trở đi (2020), một portfolio cho dù chỉ làm công việc model, nhưng phải thể hiện được một scene hoàn chỉnh, tức bao gồm cả look dev và render ra – nếu cần thì cũng phải hậu kỳ sơ bộ.
- Cũng như vậy với FX nói chung, nó phải là một scene hoàn chỉnh, các portfolio của artist sau này còn có xu hướng, thiết lập một phân đoạn ngắn gì đó mang tính chất như câu chuyện nhỏ rồi phô diễn thành 1 loạt scene liên tục gắn kết với nhau để thể hiện, các studio sẽ mong muốn thấy một scene hoàn chỉnh vì cần artist ít nhất hiểu được đầu ra đầu vào trong một quá trình làm việc, khác với những năm trước đây chỉ cần gửi các file dạng thô hay fx lữa trên nền đen là ok.
Một scene là có nhiều shot, mỗi shot thể hiện một phần nội dung của một scene hoàn chỉnh. Video mẫu một scene có rất nhiều shot thể hiện, đây là promo video giới thiệu một course học về FX của trường Rebelway.
- Những gì đã từng làm trong portfolio và gửi đi, thì lần gửi đi kế tiếp sẽ không bao giờ để lại vào trong portfolio (đang nói về video, không phải đề cập đến thư viện hình hay website). Khi đã rớt ứng tuyển không có nghĩa là rớt hẳn, cứ nhã nhặn từ từ cập nhật kỹ năng, công việc rồi sau đó ứng tuyển lại, hồ sơ luôn được ghi nhận lại và cập nhật.
- Đừng nhầm giữ những nghiên cứu cá nhân nhỏ lẻ hoặc những hiệu ứng nhỏ nhỏ là một phần của portfolio. Đó chỉ là những công tác thực tập dạng R&D không mang nhiều ý nghĩa đến với nhà tuyển dụng, các leader, senior hay supervisor khi họ đã có bề dày kinh nghiệm quá sâu, họ cũng dùng internet mỗi ngày.