Vì Sao Thế Giới Không Nên Có Sự Bình Đẳng?

Sự công bằng ngày nay được coi trọng hơn là sự bình đẳng. Dù hai từ này có thể dùng thay thế cho nhau nhưng vẫn mang hàm ý khác nhau. Trong khi sự bình đẳng hướng đến việc đối xử giữa mọi người như nhau thì sự công bằng sẽ mang đến những gì người khác cần để thành công. Thật khó phân định phải không? Sau đây lamphimquangcao.tv sẽ giải thích cho bạn năm điểm khác nhau giữa sự bình đẳng và sự công bằng.

Ai cũng có ưu điểm và nhược điểm riêng

Để một người chơi cờ giỏi thi leo núi với một người leo núi có thể nói là một cuộc cạnh tranh bình đẳng khi ngọn núi và những khó khăn khi leo đều như nhau cho cả hai người. Tuy nhiên trong thực tế thì cuộc thi này không có chút nào công bằng. Người leo núi sẽ nhỉn hơn khi có thể thử sức chịu đựng của bản thân trong khi người chơi cờ sẽ chiếm ưu thế khi sử dụng chất xám của mình để thi đấu.

Tóm lại rất khó để so đo yếu điểm của bạn với thế mạnh của người khác và ngược lại.

Đối xử công bằng với mọi người quan trọng hơn là cân bằng

Trong một xã hội mà mọi thứ gần như không cân bằng thì mang đến các cơ hội cân bằng cho mọi người sẽ không giống như công bằng. Kẻ mạnh và kẻ yếu nên được đối xử khác nhau. Chẳng hạn, nhu cầu của người bệnh sẽ khác với người khỏe mạnh. Đối xử cân bằng với mọi người có thể được xem là không công bằng. Khái niệm này theo triết gia Karl Marx là: “Tùy theo khả năng và nhu cầu mà người ta sẽ cần những thứ khác nhau cho bản thân.”

Trong xã hội không tưởng thậm chí còn không có sự cân bằng

Trong thế giới duy tâm, dù ý tưởng đó có hay ra sao thì vẫn khó lòng đạt được. Đây không phải vì không có điểm bắt đầu cân bằng mà là cân bằng ngay từ đầu không có nghĩ vẫn sẽ cân bằng khi về cuối. Nói cách khác, buộc người khác phải bình đẳng sẽ gieo bất mãn trong xã hội.

Giáo sư Lise Bourdeau-Lepage và Jean-Marie Huriot đề ra giả thuyết rằng, xã hội không tưởng sẽ không đạt được công bằng xã hội. Theo họ, các luật lệ tạo dựng nên xã hội không tưởng sẽ ngăn không cho người ta đạt được tính công bằng và công lý.

Sự công bằng sẽ mang đến con người ra sao chứ không phải bình đẳng

Lấy một ví dụ nhỏ về nhà máy sản xuất bóng đèn. Đối xử bình đẳng với mọi người có nghĩa tất cả công nhân sẽ được trả lương như nhau không phân biệt số lượng và chất lượng sản phẩm họ làm ra như thế nào. Việc này ngầm hiểu rằng công nhân sẽ không thể bị sa thải khi sản xuất ra ít bóng đèn có thể đáp ứng tiêu chuẩn chất lượng. Nếu mô hình này được áp dụng thực tế thì công nhân sẽ rất dễ chán nản với công việc vì hoàn toàn không có sự đánh giá trình độ tại nơi họ làm. Mô hình này trái ngược hoàn toàn với mô hình trả lương theo chất lượng và số lượng đèn công nhân sản xuất.

Nhà khoa học tư duy, Mark Sheshkin, tại trường đại học Yale chỉ ra rằng mặc dù các câu slogan về bình đẳng đang chiếm đại đa số trên truyền thông xã hội thì hầu như người ta thật sự ít coi trọng về tính bất bình đẳng, dù cho nó nhỏ nhặt. Chúng ta nên khuyến khích sự bất bình đẳng công bằng thay vì bình đẳng không công bằng.

Mọi người đều sẽ quen mới sự bất bình đẳng miễn sao nó công bằng

Nhà tâm lý học Alex Shaw và Kristina Olson đã thực hiện một bài thử nghiệm về giả thiết này. Họ thành lập một nhóm trẻ em ở độ tuổi 6 đến 8 tuổi. Trong một bài thử nghiệm về hai cậu bé Dan và Mark khi được yêu cầu dọn dẹp phòng với phần thưởng là các cục tẩy. Phần thưởng gồm 5 cục tẩy và rất khó chia đều. Cả hai cậu bé đều nhất trí sẽ không lấy thêm cục tẩy thứ năm và vứt nó đi thay vì chia không đồng đều với nhau. Hành động của Dan và Mark là do cả hai không biết người kia sẽ được bao nhiêu cục tẩy.

Việc này thoạt nhìn phản ánh về khao khát bình đẳng ở cả hai nhưng nhìn xa hơn thì đó là mong mỏi về sự công bằng. Đây là do cả hai đều đặt sức lực như nhau khi dọn phòng. Khi Shaw và Olson nói cho cả hai biết Dan làm việc chăm chỉ hơn Mark, Mark sẵn lòng nhường cục tẩy còn lại cho Dan. Nói cách khác, họ luôn sẵn lòng đón nhận sự bất bình miễn sao nó công bằng.

Minh họa bởi Leisan GabidullinaBrightSide.me 

Post Author: Tu Vo